Báo cáo thị trường logistic Việt Nam: số tháng 9/, Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại, Bộ Công Thương

Một phần của tài liệu Báo-cáo-Logistics-Việt-Nam-2020 (Trang 52 - 53)

Hình 6. Vận tải hàng hóa bằng đường biển (triệu tấn)

Nguồn: Báo cáo Thị trường Logistics Việt Nam, Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương)

Vận tải biển của đội tàu biển Việt Nam 6 tháng đạt 73,3 triệu tấn, giảm 10% so cùng kỳ 2019, trong đó có 1,2 triệu TEU. Vận tải biển quốc tế chỉ chiếm 10% thị phần (trước đây là 12%)21.

3.1.4. Dịch vụ vận tải hàng không

Trong tháng 9/2020 vận tải hàng hóa bằng đường hàng không chỉ đạt 17,6 nghìn tấn, giảm 12% so với tháng 8/2020 và 56,2% so với tháng 9/2019. 9 tháng năm 2020 đạt 196,6 nghìn tấn, giảm 39,4% so với cùng kỳ năm 2019; luân chuyển hàng hóa đạt 2,6 tỷ tấn.km, giảm 54,2% so với cùng kỳ năm 2019. Như vậy, trong số các phương thức vận tải thì hàng không ghi nhận mức giảm mạnh nhất, do bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi các biện pháp hạn chế đi lại giữa các quốc gia trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp22.

Chỉ 0,23% hàng hoá được vận chuyển bằng hàng không.Theo số liệu của Cục Hàng không Việt Nam, năm 2018, sản lượng hàng hoá qua đường hàng không đạt gần 1,5 triệu tấn (tăng gần 13%) so với năm 2017. Trong đó, gần 400 nghìn tấn hàng hóa được vận chuyển của các hãng hàng không Việt Nam. Thị phần vận chuyển hàng hoá quốc tế của 3 hãng hàng không trong nước chỉ chiếm khoảng 12% và phần còn lại thuộc về các hãng hàng không nước ngoài. Thực tế, tại Việt Nam, chưa hãng hàng không nào có máy bay chuyên chở hàng hoá freighters và hầu hết hàng hóa đều được đặt dưới bụng các máy bay chở hành khách khiến sản lượng hàng hoá đều bị hạn chế.

Một phần của tài liệu Báo-cáo-Logistics-Việt-Nam-2020 (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)