Hệ thống kênh phân phối

Một phần của tài liệu NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG Á LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 47 - 79)

8. Tổng quan lĩnh vực nghiên cứu

2.2.5 Hệ thống kênh phân phối

Hệ thống kênh phân phối là một trong những thành phần quan trọng trong mô hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Căn cứ vào thời gian hình thành và trình độ công nghệ, có thể chia hệ thống kênh phân phối của ngân hàng thành hai loại: Kênh phân phối truyền thống và kênh phân phối hiện đại.

Hệ thống kênh phân phối truyền thống của ngân hàng được thể hiện ở số lượng các chi nhánh, phòng giao dịch và phạm vi phân bo trong nước/nước ngoài. Đây là kênh trực tiếp đưa các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng tới tận tay khách hàng.

Hoạt động chủ yếu dựa trên đội ngũ cán bộ nhân viên ngân hàng. Kênh phân phối này có tính on định cao do việc thay đoi địa điểm là khá khó khăn. Và vì có nhân viên ngân hàng phục vụ trực tiếp nên có thể thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, đây là kênh phân phối đòi hỏi chi phí hoạt động cao, không gian hoạt động bị hạn chế ở một địa điểm cố định và chỉ hoạt động trong một khung giờ cố định. Bên cạnh đó, mỗi chi nhánh, phòng giao dịch muốn hoạt động tốt cần phải có đội ngũ nhân viên có trình độ. Bên cạnh hệ thống các chi nhánh, phòng giao dịch, các ngân hàng có thể phát triển hệ thống ngân hàng đại lý. Đây là cách mà các ngân hàng mở rộng phạm vi phục vụ khách hàng của mình một cách nhanh nhất tại các thị trường mà ngân hàng đó chưa được phép hoạt động.

Hệ thống kênh phân phối truyền thống, việc ứng dụng công nghệ trong hoạt động kinh doanh giúp ngân hàng có thể mở rộng các kênh phân phối hiện đại như các Máy rút tiền tự động (ATM), các kênh phân phối online như InternetBanking, HomeBanking; PhoneBanking; và các App ngân hàng. Đối với khách hàng, các kênh phân phối này giúp họ tiết kiệm được thời gian và chi phí đi lại. Theo đó, khách hàng không cần phải tới ngân hàng nhưng vẫn có thể sử dụng một số các dịch vụ của ngân hàng. Tuy nhiên, khách hàng cần chú ý bảo mật thông tin tài khoản, tránh các hiện tượng đánh cắp thông tin mật khẩu để thực hiện giao dịch. Đối với ngân hàng, việc phát triển các kênh phân phối hiện đại giúp ngân hàng có thể đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, cung cấp cho khách hàng các sản phẩm mới, hiện đại. Các kênh phân phối hiện đại giúp tăng khả năng tiếp cận và phục vụ khách hàng được tốt hơn, từ đó gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Bên cạnh đó, việc áp dụng khoa học công nghệ, sử dụng máy móc thiết bị hiện đại vào hoạt động giúp ngân hàng tiết kiệm chi phí hoạt động, nguồn nhân lực, tiết kiệm thời gian giao dịch từ đó gia tăng lợi thế cạnh tranh, nâng cao uy tín so với các đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, việc áp dụng khoa học công nghệ hiện đại đòi hỏi quá trình vận hành và xử lý phức tạp. Một sai sót nhỏ có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho toàn hệ thống. Với việc khoa học công nghệ đang là mục tiêu tấn công của tội phạm công nghệ cao

nên đòi hỏi các ngân hàng không ngừng cập nhật, đoi mới, gia cố các biện pháp nhằm bảo vệ an toàn hệ thống, an toàn tài sản của khách hàng.

Kết luận chương 1

Trong chương 1, tác giả đã hệ thống hóa các lý thuyết, quan điểm về cạnh tranh và khả năng cạnh tranh.

Từ đó, chương 1 đã trình bày các tiêu chí đánh giá khả năng cạnh tranh của NHTM đó là: năng lực tài chính, năng lực công nghệ, nguồn nhân lực, năng lực quản trị và hệ thống kênh phân phối. Trong đó, khả năng tài chính của NHTM được đo lường thông qua các tiêu chí cơ bản, đó là: vốn tự có, quy mô và khả năng huy động vốn và hiệu quả sử dụng các nguồn vốn đó.

Trong chương 2, tác giả sử dụng phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, tong hợp… để nghiên cứu phân tích, đánh giá thực trạng khả năng cạnh tranh của ngân hàng TMCP Đông Á. Từ đó, đề ra các giải pháp để nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng này ở các chương tiếp theo.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG Á

2.1 Tổng quan v Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Á2.1.1 Khái quát v sự hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức 2.1.1 Khái quát v sự hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức

Được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/07/1992 với số vốn điều lệ 20 tỉ đồng, 56 cán bộ công nhân viên và 3 phòng ban nghiệp vụ, qua 23 năm hoạt động, với tầm nhìn, mục tiêu, chiến lược hướng đến lĩnh vực bán lẻ, DongA Bank đã khẳng định vị trí hàng đầu về việc phát triển ứng dụng công nghệ không ngừng của mình trong hệ thống Ngân hàng thương mại co phần tại Việt Nam. Những thành tựu vượt bậc của DongA Bank được thể hiện qua những con số ấn tượng:

5.000 tỷ đồng là số vốn điều lệ tính đến 31.12.2014, 87.258 tỷ đồng: tong tài sản đến cuối năm 2014

9 Khối 36 phòng ban trung tâm thuộc hội sở cùng 2 công ty thành viên và 223 chi nhánh, phòng giao dịch trên toàn quốc

4.183 người: tong số cán bộ, nhân viên

4.112 lượt CBNV: được đào tạo kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ phát triển kinh doanh, vận hành và các nghiệp vụ liên quan

Trên 7,5 triệu khách hàng Cá nhân và Doanh nghiệp 1,6 tỷ USD doanh số chi trả Kiều hối.

Tầm nhìn: Tập đoàn Tài chính Ngân hàng hàng đầu Việt Nam – Vươn ra quốc tế, được khách hàng mến yêu, tín nhiệm và giới thiệu.

Sứ mệnh: Bằng trách nhiệm, niềm đam mê và trí tuệ, chúng ta cùng nhau kiến tạo nên những điều kiện hợp tác hấp dẫn khách hàng, đối tác, co đông, cộng sự và cộng đồng.

Giá trị cốt lõi: Chúng tôi xác định giá trị cốt lõi của DongA Bank chính là Niềm tin – Trách nhiệm – Đoàn kết – Nhân văn – Tuân Thủ – Nghiêm

Chính – Đồng hành – Sáng tạo.

Các kênh giao dịch

DongA Bank truyền thống (hệ thống 223 điểm giao dịch trên 55 tỉnh thành) DongA Bank Tự động (hệ thống hơn 1.016 máy ATM với 250 máy ATM Thế hệ mới “Gửi & Rút tiền báo có tức thì”)

DongA Bank Điện Tử (DongA eBanking với 4 phương thức giao dịch là SMS Banking, Mobile Banking, Phone Banking và Internet Banking)

Trải qua 28 năm xây dựng và trưởng thành, cho đến nay DongA Bank đã phát triển theo mô hình ngân hàng đa năng mới. Mô hình to chức hoạt động của DongA Bank được trình bày khái quát theo sơ đồ:

Nguồn: DongA Bank

Thông tin co đông

DongA Bank có 100% co đông trong nước. Tính đến 31/12/2014 Tong số vốn co phần của co đông pháp nhân chiếm tỉ lệ 40,68% Tong số vốn co phần của co đông thể nhân chiếm tỉ lệ 59,32%

Căn cứ vào danh sách co đông cập nhật vào ngày 31/12/2014, những co đông pháp nhân sở hữu tỉ lệ lớn bao gồm:

Công ty Co Phần Xây dựng Bắc Nam 79: 10% VĐL

Công ty Co Phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ): 7,7% VĐL Văn phòng Thành ủy TP.HCM: 6,9% VĐL

Công ty TNHH MTV Du lịch Thương mại Kỳ Hòa: 3,78% VĐL Công ty CP Vốn An Bình: 2,73%

Công ty TNHH MTV XD và KD Nhà Phú Nhuận: 2,14%

Công ty thành viên

Công ty Kiều hối Đông Á (DongA Money Transfer) Công ty Chứng khoán Đông Á (DongA Securities)

Hệ thống quản lý chất lượng: Hoạt động của các quy trình nghiệp vụ chính được chuẩn hoá theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000

Các giải thưởng đạt được

Năm 2014:

Giải thưởng Ngân hàng nội địa bán lẻ tốt nhất Việt Nam năm 2014 do tạp chí Asian Banking & Finance trao tặng.

Giải thưởng “ATM hiện đại nhất Việt Nam 2014” do to chức Global Banking and Finance Review (Anh) trao tặng.

Giải thưởng “Tăng trưởng tốt doanh số thanh toán quốc tế năm 2014” Ngân hàng Wells Fargo (Hoa Kỳ) bình chọn.

Giải thưởng “Tỷ lệ công điện đạt chuẩn (STP) 2013” do Ngân hàng Bank of New York Mellon (BNY) - Hoa Kỳ trao giải thưởng.

Giải thưởng "Thương hiệu mạnh Việt Nam" lần thứ 8 liên tiếp do cục Xúc tiến Thương Mại (Bộ Công Thương) bình chọn.

Bằng khen “Đã có thành tích trong công tác chăm lo đời sống Người lao động và Hoạt động xã hội từ thiện trong nhiều năm” do Thủ tướng Chính phủ trao tặng.

Bằng khen “Đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua Lao động giỏi và xây dựng to chức Công đoàn vững mạnh 2014” do Liên đoàn Thành phố Hồ Chí Minh trao tặng.

Khen thưởng và công nhận to chức cơ sở Đảng “Trong sạch - vững mạnh năm 2014” do Đảng ủy khối Ngân hàng TP. HCM trao tặng.

2010 - 2013:

Giải thưởng Ngân hàng nội địa kinh doanh ngoại hối tốt nhất Việt Nam năm 2012 do tạp chí Asian Banking & Finance trao tặng

Giải thưởng Bảng xếp hạng VNR500 - Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam 2012 do báo điện tử Vietnamnet trao tặng

Giải thưởng Lãnh đạo An ninh thông tin tin tiêu biểu Đông Nam Á năm 2012 - CSO ASEAN Award 2012 do Tập đoàn Dữ liệu quốc tế IDG tại Việt Nam phối hợp với Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp Máy tính Việt nam (VNCERT) và Sở Thông tin & Truyền thông TP.HCM trao tặng

Giải thưởng Dịch vụ được hài lòng nhất 2013 do Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao trao tặng

Giải thưởng đơn vị hợp tác triển khai Marketing tốt nhất năm 2011 do MoneyGram trao tặng (Best Agent for Co-op Marketing Initiatives)

Giải thưởng Dịch vụ ngân hàng tiết kiệm, cho vay, thẻ ATM tốt nhất 2011 Giải thưởng Tỷ lệ công điện đạt chuẩn STP (Straight – Through – Processing) 2010, 2011, 2013 do Ngân hàng New York trao tặng Giải thưởng Doanh Nghiệp Việt Nam Vàng 2010

Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt 2003, 2005, 2007, 2008, 2010, 2011, 2013 Giải thưởng Thương Hiệu Noi Tiếng Quốc Gia 2010

Giải thưởng Thương Hiệu Việt Yêu Thích Nhất 2010 Kỷ lục Việt Nam – Máy Bán Vàng Đầu Tiên tại Việt Nam

Giải thưởng Thương Hiệu Mạnh Việt Nam 2008, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013 do Thời báo Kinh tế Việt Nam phối hợp với Bộ Công thương trao tặng

Top 500 Thương Hiệu Việt 2010

Giải thưởng Website và Dịch vụ Thương Mại Điện Tử được người tiêu dùng ưa thích nhất

Giải thưởng “Doanh nghiệp ứng dụng Công nghệ Thông tin – Truyền thông” tiêu biểu 2008, 2010, 2011, 2012 do Sở Công nghệ thông tin TP.HCM trao tặng

Giải thưởng Đơn vị chuyển tiền tiên phong nhất năm 2010 do IAMTN trao tặng – Kiều Hối Đông Á

2006 – 2009

Doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin tiêu biểu - 2009 Cúp Vàng Thương hiệu Việt lần 6 - 2009

Giải thưởng Thương hiệu Vàng, Logo và slogan ấn tượng - 2009 Thương hiệu chứng khoán chưa niêm yết – 2009

Chứng nhận chất lượng Thanh toán quốc tế xuất sắc - 2008 Doanh nghiệp ứng dụng Công nghệ thông tin tiêu biểu - 2008

Chứng nhận Ngân hàng có hệ thống máy ATM lưu động đầu tiên tại Việt Nam - 2008

Chứng nhận “Kỷ lục Việt Nam” - Máy ATM TK21 – nhận và đoi tiền trực tiếp qua máy ATM – 2007

Chứng nhận xuất sắc về Chất lượng vượt trội của hoạt động Thanh toán quốc tế do Standard Chartered Bank, Citibank, American Express Bank, Wachovia Bank và Bank of New York trao tặng.

- Giải thưởng SMART50 dành cho 50 doanh nghiệp hàng đầu của châu Á ứng dụng thành công IT vào công việc kinh doanh do Tạp chí công nghệ thông tin hàng đầu Châu Á Zdnet trao tặng.

- Cúp vàng Thương hiệu Nhãn hiệu do Hiệp hội Nghiên cứu Đông Nam Á trao.

2.1.2 Ket quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á

DongA Bank được biết đến như là một ngân hàng đi đầu về bán lẻ và áp dụng công nghệ thông tin. Như đã chia giai đoạn phía trên, tình hình hoạt động của DAB chia ra làm 2 giai đoạn: Giai đoạn trước khi bị Kiểm soát đặc biệt (trước tháng 08/2015) và giai đoạn sau khi bị Kiểm soát đặc biệt (sau tháng 08/2015).

Trước khi bị Kiểm soát đặc biệt, DongA Bank là một trong những Ngân hàng Thương Mại Co Phần đi đầu trong những Ngân hàng đi đầu về công nghệ cũng như chiếm được thị phần tương đối cao của Khối Ngân hàng, đã từng là một trong những Ngân hàng Thương Mại Co Phần hàng đầu tại Việt Nam, luôn đi đầu trong lĩnh vực công nghệ, các sản phẩm về thẻ, ATM… Một số ví dụ điển hình tính đến 31/12/2014 như sau:

Tong tài sản: Tính đến 31/12/2014, Tong tài sản của DongA Bank đạt số 87.108 tỷ đồng – tăng 12.188 tỷ đồng – tương ứng tăng 16,27% so với cuối năm 2013.

Tong Huy động vốn từ Khách hàng: Tính đến 31/12/2014, Tong Huy động vốn từ Khách hàng của DongA Bank đạt số 77.417 tỷ đồng – tăng 12.331 tỷ đồng – tương ứng tăng 18,95% so với cuối năm 2013.

DongA Bank đạt số 51.849 tỷ đồng – giảm 1.199 tỷ đồng – tương ứng giảm 2,26% so với cuối năm 2013.

Hoạt động dịch vụ: Thu nhập dịch vụ của DongA Bank trong năm 2014 đạt 739 tỷ đồng – tăng 115 tỷ đồng – tương ứng 18,43% so với năm 2013 Tong lợi nhuận kinh doanh trước dự phòng rui ro tín dụng của DongA Bank trong năm 2014 là 602 tỷ đồng – Lợi nhuận sau thuế đạt 26,9 tỷ đồng.

Sau nhiều năm đã quảng bá thương hiệu trên thị trường Việt Nam, DongA Bank đã trở thành một trong những Ngân hàng Thương Mại Co phần có tiếng trên thị trường Việt Nam. Chỉ tính riêng trong năm 2013, đơn vị phát triển thêm 1 triệu Khách hàng mới đã lựa chọn và tin dùng DongA Bank, nâng tong số Khách hàng của Ngân hàng lên trên 7 triệu khách hàng. Đây là thành quả rõ rệt và xứng đáng cho sự nỗ lực của tập thể đội ngũ DongA Bank trong công tác phát triển thương hiệu trong nhiều năm qua. Ngoài ra, trong năm 2013, DongA Bank cũng đã triển khai giai đoạn 2 của dự án “Nụ Cười DongA Bank”, xây dựng đội ngũ đánh giá nhân viên thường xuyên trong công tác phục vụ Khách hàng trên toàn hệ thống. Thông qua đó, DongA Bank ngày càng có nhiều cải tiến thiết thực và vươn đến sự hoàn thiện trong chất lượng phục vụ, khắc sâu hình ảnh người bạn đồng hành đáng tin cậy trong mắt khách hàng. Hàng loạt các chi nhánh, phòng giao dịch cũng được DongA Bank đầu tư xây mới nhằm mang đén những trải nghiệm giao dịch thuận tiện nhát cho Khách hàng. Là một trong những Ngân hàng đi đầu trong việc xây dựng thương hiệu và quan tâm đến chất lượng dịch vụ trọng hệ thống Ngân hàng tại Việt Nam ngay tại thời điểm đó.

Tuy nhiên, rủi ro trong việc kinh doanh vàng và bất động sản năm 2009-2011 làm nợ xấu của ngân hàng này tăng cao, xấp xỉ 4% cuối năm 2014. Điều đó ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng nói riêng và toàn hệ thống nói chung. Chính vì

vậy, tháng 8/2015, NHNN đã đưa ngân hàng này vào diện kiểm soát đặc biệt và đến nay tình trạng này vẫn được giữ nguyên. Ngay sau khi tình trạng kiểm soát đặc biệt có hiệu lực, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã cử người đảm đương các chức vụ lãnh đạo chủ chốt ở Đông Á.

Không giống như một số to chức tín dụng yếu kém khác được giao cho một số ngân hàng hàng đầu (có vốn nhà nước chi phối) hỗ trợ về quản trị, nhân lực, Đông Á trên thực tế suốt thời gian qua được điều hành bằng nguồn nhân lực do NHNN điều phối, phê duyệt.

Thực tế, hơn một năm sau khi bị kiểm soát đặc biệt (tháng 8/2015), hoạt động kinh doanh toàn hệ thống DongA Bank đã khởi sắc. Với hơn 7 triệu khách hàng lúc đó vẫn tin tưởng gửi tiền, giúp cho huy động vốn của DongA Bank tính đến tháng 12/2016 vẫn tăng 5% so với cuối năm 2015 và thu hồi được 6.659 tỷ đồng nợ xấu.

Mặt khác, dù rơi vào tình thế rủi ro và khó khăn như trên, nhưng thương hiệu

Một phần của tài liệu NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG Á LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 47 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w