8. Tổng quan lĩnh vực nghiên cứu
2.2.1 Năng lực tài chính
Năng lực tài chính của NHTM là khả năng tài chính để ngân hàng có thể thực hiện được các hoạt động kinh doanh của mình một cách hiệu quả. Nó thể hiện khả
năng của ngân hàng trong việc huy động và sử dụng các nguồn lực trong xã hội. Năng lực tài chính của NHTM được đo lường thông qua các tiêu chí cơ bản, đó là: Quy mô Tong tài sản; Quy mô vốn tự có; nguồn vốn huy động và hiệu quả sử dụng các nguồn vốn đó.
Chỉ tiêu quy mô tổng tài sản
Về mặt so sách kế toán, tong tài sản của ngân hàng luôn bằng tong nguồn vốn. Trong đó, nguồn vốn là những nguồn lực tài chính mà ngân hàng có thể dựa vào để thực hiện hoạt động kinh doanh và cung ứng dịch vụ đối với nền kinh tế. Nguồn vốn bao gồm: vốn chủ sở hữu; các quỹ (được trích từ lợi nhuận sau thuế); vốn huy động từ hoạt động nhận tiền gửi, phát hành giấy tờ có giá và đi vay…
Tài sản hay còn gọi là Tài sản Có, là hoạt động mà NHTM sử dụng nguồn vốn của mình để một mặt là mua sắm tài sản cố định, công cụ lao động, phương tiện làm việc, trang thiết bị cần thiết phục vụ kinh doanh như bất cứ doanh nghiệp nào khác… Và phần vốn sử dụng chủ yếu đó là để thực hiện các hoạt động kinh doanh tiền tệ của mình như: cho vay, đầu tư kinh doanh chứng khoán, vàng bạc, ngoại tệ, cấp vốn cho những đơn vị thành viên phụ thuộc, hùn vốn, góp vốn liên doanh, liên kết, mua co phần… và không thể quên một phần vốn khả dụng nhằm đáp ứng nhu cầu thanh khoản. Đây là toàn bộ những tài sản thuộc sự kiểm soát của NHTM. Những tài sản này hoạt trực tiếp mang lại thu nhập cho ngân hàng hoặc phát huy vao trò phục vụ cho hoạt động sinh lời của ngân hàng.
Điều đó cho thấy, ngân hàng nào có quy mô Tong tài sản càng cao thì càng có khả năng mở rộng các tài sản có khả năng sinh lời cao, đồng thời mang lại thu nhập cho ngân hàng càng cao.
Ngân hàng có thể tăng quy mô tong tài sản bằng việc tăng nguồn vốn huy động, tăng quy mô vốn chủ sở hữu. Để có thể tăng nguồn vốn huy động, ngân hàng có thể đa dạng hóa các nguồn vốn huy động của mình từ việc phát triển các khoản tiền gửi của khách hàng, phát hành giấy tờ có giá, phát huy các nguồn vốn ủy thác… Các giải pháp tăng nguồn vốn chủ sở hữu như: phát hành thêm co phiếu, trái
phiếu chuyển đoi, dành phần lớn lợi nhuận để lại cho việc tăng vốn… Ngoài ra, ngân hàng cũng có thể tính tới phương án sáp nhập. Các ngân hàng sáp nhập lại với nhau để hình thành một ngân hàng mới có quy mô lớn hơn.
Chỉ tiêu quy mô vốn tự có
Vốn tự có là thành phần chủ yếu trong nguồn vốn chủ sở hữu và là một bộ phận của nguồn vốn kinh doanh. Đây là nguồn lực mà tự bản thân ngân hàng có, là nguồn lực mà chủ ngân hàng sở hữu và sử dụng vào mục đích kinh doanh theo luật định. Vốn tự có được chia thành vốn tự có cấp I (vốn tự có cơ bản, vốn chủ sở hữu) và vốn tự có cấp II (vốn tự có bo sung).
Vốn tự có cấp I bao gồm vốn điều lệ, vốn đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm tài sản cố định, thặng dư vốn co phần, co phiếu quỹ… các quỹ dự trữ và lợi nhuận để lại.
Tuy phần vốn tự có chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng nhưng lại có vai trò quyết định tới sự hình thành, tồn tại và phát triển của ngân hàng. Vốn tự có là phần vốn tối thiểu theo quy định của pháp luật để NHNN có thể quyết định cấp giấy phép hoạt động kinh doanh. Đây là phần vốn đảm bảo an toàn cho hoạt động vì nó là nguồn vốn mà ngân hàng hoàn toàn có thể chủ động sử dụng để đền bù cho những thiệt hại trong hoạt động kinh doanh. Ở đây là sự bảo vệ cho những người gửi tiền. Từ đó có thể nói, vốn tự có là “tài sản đảm bảo” của ngân hàng trong việc xây dựng lòng tin đối với khách hàng.
Bên cạnh đó, vốn tự có là căn cứ để tính toán các chỉ số an toàn và các chỉ tiêu tài chính trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Từ đó, quyết định tới quy mô và cơ cấu hoạt động kinh doanh của ngân hàng, quyết định ngân hàng có thể sử dụng bao nhiêu tài sản để cho vay và đầu tư, quyết định cho việc đầu tư và cơ sở vật chất, trang thiết bị, công nghệ, trụ sở…
Nguồn vốn này chủ yếu được hình thành từ sự đóng góp của chủ sở hữu mà ngân hàng không cam kết hoàn trả. Trong ngân hàng co phần, phần vốn này được hình thành chủ yếu từ việc ngân hàng phát hành co phiếu, chủ sở hữu là các co đông
của ngân hàng. Theo Basel II, phần vốn này phải trên 8% so với tong tài sản có (quy đoi) của ngân hàng.
Vốn tự có cấp I là năng lực tài chính thực sự của NHTM. Chính nhờ năng lực này mà NHTM có thể mở rộng quy mô, mở rộng đầu tư, đoi mới công nghệ. Cũng chính nhờ năng lực này mà ngân hàng có thể mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh bằng việc thành lập các chi nhánh, các công ty trực thuộc. Vốn tự có cấp I của ngân hàng bao gồm: Vốn điều lệ; vốn đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm tài sản cố định; thặng dư vốn co phần; co phiếu quỹ; các quỹ của ngân hàng; và lợi nhuận để lại.
Trong đó, vốn điều lệ là số vốn ban đầu, được hình thành từ khi thành lập ngân hàng và được ghi vào trong điều lệ của mỗi ngân hàng. Vốn điều lệ là số vốn tối thiểu bắt buộc phải có đủ để được Ngân hàng nhà nước cấp phép thành lập và hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng. Vốn điều lệ được bo sung không ngừng trong quá trình hoạt động kinh doanh của mỗi ngân hàng. Vốn điều lệ của mỗi ngân hàng tối thiểu phải bằng vốn pháp định theo quy định của Chính phủ trong từng thời kỳ. Vốn điều lệ là bộ phận chủ yếu trong nguồn vốn chủ sở hữu của mỗi ngân hàng. Vốn chủ sở hữu nhiều hay ít thể hiện năng lực tài chính và khả năng cạnh tranh của ngân hàng đối với đối thủ. Chính vì vậy, các ngân hàng đều có kế hoạch không ngừng gia tăng nguồn vốn này để gia tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường tiền tệ. Đối với ngân hàng thương mại co phần, vốn điều lệ do các co đông góp vốn co phần khi thành lập. Đồng thời gia tăng vốn bằng cách phát hành co phiếu bo sung khi được phép.
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm tài sản cố định chủ yếu được hình thành từ việc trích khấu hao tài sản cố định.
Thặng dư vốn co phần được gọi là khoản lợi vốn do có chênh lệch giữa giá trị của co phiếu theo so sách kế toán và mệnh giá của co phiếu.
Co phiếu quỹ là phần co phiếu không nằm trong cơ cấu vốn co phần, nó được sử dụng để điều chỉnh ngân quỹ theo yêu cầu.
Các quỹ của NHTM bao gồm Quỹ dự trữ bo sung vốn điều lệ, quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính.
Lợi nhuận để lại là phần vốn được hình thành từ kết quả hoạt động kinh doanh được ngân hàng giữ lại để mở rộng quy mô vốn điều lệ, không chia cho các co đông.
Vốn tự có cấp II là nguồn vốn được bo sung từ kết quả kinh doanh. Đây là nguồn vốn được tính vào vốn tự có khi xác định các tỷ lệ an toàn trong hoạt động ngân hàng.
Vốn tự có cấp II bao gồm: 50% giá trị tăng thêm của TSCĐ được đánh giá lại theo quy định của pháp luật; 40% giá trị tăng thêm của các loại chứng khoán đầu tư (kể cả vốn góp và co phiếu đầu tư) được định giá lại theo quy định của pháp luật; Trái phiếu chuyển đoi theo do NHTM phát hành thỏa mãn một số điều kiện (có thời hạn trên 5 năm trước khi chuyển đoi thành co phiếu thường; không được đảm bảo bằng tài sản của NHTM; NHTM không được mua lại trừ khi được NHNN cho phép bằng văn bản; trái chủ không được ưu tiên khi NHTM bị thanh lý); Các công cụ nợ khác (với điều kiện: có kỳ hạn ban đầu tối thiểu là 10 năm; chủ nợ là thứ cấp so với chủ nợ khác; không được ưu tiên khi thanh toán; không được đảm bảo bằng tài sản của ngân hàng); Dự phòng chung, tối đa bằng 1,25% tong tài sản có rủi ro. Dự phòng chung được trích lập theo tỷ lệ 0,75% trên tong dư nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4. Nợ nhóm 5 không trích lập dự phòng chung.
Trong thực tiễn khi đánh giá năng lực tài chính của mỗi ngân hàng, người ta chỉ nói đến vốn tự có cấp I, tức là vốn tự có cơ bản mà thôi.
Các biện pháp gia tăng vốn tự có:
Thứ nhất, phát hành co phiếu thường để tăng vốn tự có. Đây là phương pháp tăng vốn chủ yếu của các ngân hàng TMCP. Có 2 phương thức phát hành co phiếu thương: Phương án 1: Phát hành co phiếu bo sung vốn cho các co đông hiện hữu theo tỷ lệ thích hợp. Phương án 2: phát hành co phiếu bo sung vốn cho các co đông mới thông qua đấu giá co phần. Với phương án 1, phương án này không làm thay
đoi tỷ lệ sở hữu co phần của các co đông hiện hữu, và do đó không làm pha loãng quyền sở hữu của co đông hiện hữu. Phương án này đặc biệt có tác dụng khi HĐQT quyết định chi trả co tức bằng co phiếu mới cho co đông. Phương án 2 giúp ngân hàng mở rộng đối tượng co đông, gia tăng tính đại chúng của ngân hàng, nhưng sẽ làm thay đoi tỷ lệ sở hữu co phần của các co đông trong ngân hàng. Mỗi phương án đều có ưu điểm và nhược điểm, các ngân hàng có thể lựa chọn một hoặc sử dụng đồng thời đan xen hai phương án phát hành với nhau khi quyết định tăng vốn.
Thứ hai, phát hành co phiếu ưu đãi. Co phiếu ưu đãi gồm 3 loại chính: ưu đãi co tức; ưu đãi quyền biểu quyết; ưu đãi hoàn lại. Khi lên phương án tăng vốn tự có bằng hình thức phát hành co phiếu ưu đãi thì các ngân hàng thường lựa chọn phát hành co phiếu ưu đãi co tức. Co phiếu ưu đãi co tức được trả mức co tức cao hơn mức trả co tức của co phiếu thường. Tuy nhiên người sở hữu co phiếu ưu đãi co tức sẽ không có quyền biểu quyết hay đề cử người vào HĐQT nên sẽ không làm thay đoi quyền quyết định của các co đông hiện hữu. Nhưng phương án này sẽ làm gia tăng gánh nặng tài chính cho ngân hàng trong tương lai.
Thứ ba, phát hành trái phiếu dài hạn và trái phiếu chuyển đoi. So với việc phát hành co phiếu, phương thức tăng vốn bằng hình thức phát hành trái phiếu có ưu điểm là ngân hàng được lợi về thuế thu nhập doanh nghiệp, chi phí phát hành thấp và không làm phân tán quyền kiểm soát ngân hàng. Tuy nhiên, ngân hàng có thể sẽ phải hoàn trả cho người mua trái phiếu khi đến hạn.
Thứ tư, tăng vốn từ nguồn bên trong từ lợi nhuận để lại. Ưu điểm của phương án này là không bị phụ thuộc vào thị trường vốn nên tránh được các chi phí huy động vốn, không tốn kém chi phí, không phải hoàn trả. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ phù hợp với những ngân hàng có quy mô lớn, hoạt động kinh doanh có lãi và liên tục. Phương án này không thể áp dụng thường xuyên vì nó ảnh hưởng tới quyền lợi của các co đông.
Chỉ tiêu nguồn vốn huy động
được xem là nguồn nguyên liệu chính cho hoạt động kinh doanh của NHTM. Chính vì vậy, ngân hàng nào huy động vốn được càng cao thì khả năng mở rộng tín dụng của ngân hàng đó càng tốt.
Nguồn vốn huy động của NHTM bao gồm: Tiền gửi của to chức kinh tế và cá nhân; phát hành giấy tờ có giá; và vốn vay NHNN, vay TCTD khác trong và ngoài nước. Trong đó, tiền gửi của to chức kinh tế và cá nhân và phát hành giấy tờ có giá là hai nguồn nguyên liệu chính phục vụ hoạt động kinh doanh. Còn nguồn vốn vay chỉ để giải quyết nhu cầu vốn tạm thời, bù đắp thanh khoản trong ngắn hạn. Chính vì vậy, ngân hàng nào huy động được nguồn vốn từ Tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá càng cao thể hiện uy tín của ngân hàng đó trên thị trường tài chính càng cao. Ngược lại, ngân hàng nào được đánh giá là có uy tín và độ tín nhiệm của khách hàng với ngân hàng càng cao thì ngân hàng đó sẽ càng huy động được nhiều vốn. Các biện pháp gia tăng nguồn vốn huy động:
Một là, sử dụng biện pháp kinh tế. Nhân tố tác động mạnh mẽ nhất đến quy mô huy động chính là lãi suất đầu vào. Vì vậy, ngân hàng có thể sử dụng các đòn bảy tài chính là lãi suất để giúp ngân hàng có thể khai thác và huy động các nguồn vốn cần thiết. Tuy nhiên, nếu cứ tăng lãi suất cao để huy động vốn, bất chấp các rủi ro thị trường có thể làm ton hai cho ngân hàng, gia tăng chi phí và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Hai là, biện pháp kỹ thuật. Theo đó, ngân hàng tiến hành cải tiến, nâng cấp các thiết bị, phương tiện trong công tác huy động vốn. Hiện đại hóa máy móc thiết bị, cơ sở hạ tầng kỹ thuật để phát triển nhiều loại hình dịch vụ ngân hàng điện tử như Internet Banking, Home Banking, Mobile banking… nhằm thu hút khách hàng gửi tiền. Đây là biện pháp cơ bản, lâu dài và mang tính chiến lược lâu dài của ngân hàng.
Ba là, biện pháp tâm lý. Ngân hàng nào có trụ sở khang trang bề thế, hiện đại, tiện ích, chiếm giữ các vị trí đắc địa và thuận tiện, chắc chắn sẽ tạo ấn tượng mạnh đối với khách hàng. Nhờ đó có thể gia tăng vốn huy động mà không cần phải tăng
lãi suất quá cao. Bên cạnh đó, các ngân hàng cần có hoạt động tuyên truyền, quảng cáo nhằm làm cho hình ảnh và thương hiệu của ngân hàng có ấn tượng mạnh với khách hàng. Chất lượng nguồn nhân viên cũng ảnh hưởng tới tâm lý gửi tiền của khách hàng. Vì vậy ngân hàng cần tạo lập và phát triển đội ngũ cán bộ ngân hàng vừa nắm vững chuyên môn, vừa nắm vững chủ trương, chính sách của ngân hàng, vừa có khả năng giao tiếp, ứng xử để tạo ra hình ảnh đẹp về ngân hàng.
Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng các nguồn vốn
Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của một NHTM người ta sử dụng hai chỉ tiêu phân tích là: Khả năng sinh lời và Mức độ rủi ro của ngân hàng.
* Khả năng sinh lời của ngân hàng đo lường kết quả kinh doanh của ngân hàng. Đây là chỉ tiêu cụ thể nhất phản ánh qui mô, chất lượng và hiệu quả của quá trình hoạt động, định hướng kinh doanh, năng lực cạnh tranh của ngân hàng.
Khi đánh giá khả năng sinh lời của ngân hàng, người ta dựa vào các chỉ số sau:
Tỷ suất lợi nhuận trên Vốn chủ sở hữu (ROE) = Lợi nhu n sau thue × 100%
Von chǔ sỡ hữu
ROE cho biết một đồng vốn tự có sẽ đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận cho ngân hàng. Chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng. ROE càng lớn chứng tỏ hiệu suất và hiệu quả sử dụng đồng vốn trong ngân hàng đó càng cao. Theo đó:
Nếu ROE dưới 10% thì hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng đó thấp.
Nếu ROE từ trên 10% đến 20% thì hiệu quả sử dụng vốn trung bình.
Nếu ROE từ trên 20% đến 30% thì hiệu quả sử dụng vốn cao.