8. Tổng quan lĩnh vực nghiên cứu
3.3.5. Giải pháp phát triển kênh phân phối
Hiện nay, các ngân hàng đều theo chiến lược phát triển ngân hàng bán lẻ. Vì vậy, kế hoạch phát triển, mở rộng kênh phân phối để tiếp cận được nhiều khách hàng là một việc rất cần thiết. Phát triển kênh phân phối có ba cách chính:
Đầu tiên là phát triển kênh phân phối truyền thống. Kênh phân phối truyền thống chính là những chi nhánh, phòng giao dịch. Tuy nhiên, ở đây không chú trọng đến số lượng chi nhánh, phòng giao dịch mà quan trọng là chất lượng của chúng như là:
Trụ sở, chi nhánh, phòng giao dịch cần được xây dựng khang trang, vị trí thuận lợi, dân cư tập trung đông đúc.
Trụ sở, chi nhánh, phòng giao dịch mang đến không gian thoải mái cho khách hàng khi đến giao dịch tại ngân hàng.
Tất cả các chi nhánh, phòng giao dịch cần có sự đồng bộ, thống nhất để khách hàng dễ nhận biết thương hiệu trong toàn hệ thống.
Thứ hai là tập trung phát triển, mở rộng hệ thống kênh phân phối hiện đại song song với việc phát triển kênh phân phối truyền thống. Phát triển bằng cách:
Phát triển hệ thống ATM mang đến nhiều tiện ích cho khách hàng.
Phát triển hệ thống SMSbanking, Phonebanking, Mobilebanking, Internetbanking, để khách hàng có thể thực hiện các giao dịch mọi lúc, mọi nơi mà vẫn đảm bảo về giao dịch an toàn.
Mở mới các điểm giao dịch tự động để khách hàng có thể thuận tiện, tự thao tác các giao dịch mà không cần phải chờ đợi tại quầy.
Cuối cùng, phát triển kênh phân phối ra thị trường quốc tế. Việc nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng không phải là chỉ ở thị trường trong nước mà còn trên thị trường quốc tế. Đây là một trong những kênh phân phối quan trọng để xây dựng và củng cố vị thế của ngân hàng và mở rộng thị phần một cách dài lâu. Đây cũng là kênh phân phối giúp ngân hàng phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng quốc tế cho khách hàng. Mở rộng và phát triển kênh phân phối ra thị trường quốc tế bằng cách:
Mở rộng quan hệ đại lý với nhiều ngân hàng tại các quốc gia khác nhau. Xây dựng, phát triển văn phòng đại diện của mình tại các quốc gia khác. Mở chi nhánh ngân hàng tại nước ngoài.
Ket luận chương 3
Trong chương 3, từ việc phân tích thực trạng khả năng cạnh tranh của ngân hàng TMCP Đông Á ở chương 3, tác giả đã có những phân tích đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của ngân hàng nói trên trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh của mình.
Ngoài ra, trong chương này, tác giả đã đề ra các giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng TMCP Đông Á. Theo đó, tác giả đã đề ra 6 nhóm giải pháp:
- Các giải pháp nâng cao khả năng tài chính
- Giải pháp nâng cao khả năng quản trị điều hành, quản trị hệ thống, áp dụng các phương pháp quản lý theo chuẩn mực quốc tế.
- Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ - Giải pháp về công nghệ ứng dụng
PHẦN KẾT LUẬN
Nâng cao khả năng cạnh tranh của các ngân hàng nói chung và của ngân hàng TMCP Đông Á nói riêng là một vấn đề tuy không mới nhưng lại rất có ý nghĩa trong điều kiện nền kinh tế hiện nay. Đề tài: “Nâng cao khả năng cạnh tranh của Ngân hàng thương mại co phần Đông Á” của tác giả đã giải quyết được các vấn đề sau:
Một là khái quát được một số vấn đề cơ bản mang tính lý thuyết liên quan đến cạnh tranh và khả năng cạnh tranh.
Hai là xác định các nhân tố tác động đến khả năng cạnh tranh của ngân hàng TMCP Đông Á là: Khả năng tài chính, nguồn nhân lực, sản phẩm dịch vụ, trình độ công nghệ, hệ thống kênh phân phối.
Ba là tác giả cũng đã phân tích thực trạng khả năng cạnh tranh của ngân hàng TMCP Đông Á gồm: khả năng tài chính, sản phẩm dịch vụ, trình độ công nghệ ngân hàng, nguồn nhân lực và khả năng quản lý điều hành. Bên cạnh đó, tác giả có những đánh giá về những cơ hội, thách thức trong việc cạnh tranh trong họa động ngân hàng.
Bốn là từ những thực trạng đã phân tích ở chương 2, tác giả đã đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh Ngân hàng TMCP Đông Á. Với thời gian và phạm vi nghiên cứu nhất định, đề tài không tránh khỏi những thiếu sót cần chỉnh sửa và bo sung. Vì vậy, tác giả mong nhận được những đóng góp giúp cho đề tài được hoàn thiện hơn.
TÀI LI U THAM KHẢO
1. Michael E. Porter (2009). Chiến lược cạnh tranh, NXB Trẻ, Hà Nội. 2. Michael E. Porter (2008). Lợi thế cạnh tranh, NXB Trẻ, Hà Nội.
3. Michael E. Porter (2008). Lợi thế cạnh tranh quốc gia, NXB Trẻ, Hà Nội. 4. Nguyễn Thị Quy (2005). Năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại
trong xu thế hội nhập, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội.
5. Nguyễn Thị Quy (2005). Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của Micheal Porter. Tạp chí lý luận chính trị, Hà Nội.
6. Lê Đình Hạc (2005). Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đại học Kinh tế Tp.Hồ Chí Minh.
7. Nguyễn Quỳnh Hoa (2014). Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, luận án tiến sỹ kinh tế.
8. Đặng Hữu Mẫn (2010), “Năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam - Thực trạng và những đề xuất cải thiện”, bài nghiên cứu đăng trên tạp chí khoa học và công nghệ, đại học Đà Nẵng - số 6 (41).2010.
9. Đỗ Thị Tố Quyên (2012). Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại co phần Ngoại thương Việt Nam. Đại học Kinh tế quốc dân.
10. Từ điển Bách khoa Việt Nam (2005), NXB Từ điển bách khoa.
11. Tôn Thất Nguyễn Thiêm (2005), Thị trường, chiến lược, cơ cấu: Cạnh tranh về giá trị gia tăng, Định vị và phát triển Doanh nghiệp, NXB Thành phố Hồ Chí Minh.
12. Phan Hồng Quang (2007). Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Viện nghiên cứu thương mại, Hà Nội.
13. Phan Hồng Quang (2007). Nhân tố chủ yếu kiến tạo năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại khi hội nhập kinh tế quốc tế. Tạp chí ngân hàng.
x c
14. Philip Kotler (2003), Quản trị Marketing, NXB Thống kê, Hà Nội
15. Nguyễn Kim Thài (2012). Năng lực cạnh tranh của chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Long An trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Học viện chính trị hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh.
16. Trương Quang Thông (2005), Giải pháp xây dựng chiến lược cạnh tranh và hội nhập của các ngân hàng thương mại co phần trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Đại học kinh tế Tp.HCM.
17. Cấn Văn Lực (2015). “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập”. Vietnam Retail Banking Forum 2015.
18. Trịnh Quốc Trung (2004). Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Đại học kinh tế Tp.HCM. 19. Nguyễn Trọng Tài (2008). Cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong xu
thế hội nhập, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội.
20. (2013) Tăng cường quản trị rủi ro tín dụng để nâng cao năng lực cạnh tranh”. Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ.