Phát triển đội ngũ nhân sự

Một phần của tài liệu NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG Á LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 88 - 90)

8. Tổng quan lĩnh vực nghiên cứu

3.3.3.Phát triển đội ngũ nhân sự

Để phát triển đội ngũ nhân sự, ngân hàng cần tập trung vào các giải pháp sau: Xây dựng quy trình tuyển dụng nhân sự phù hợp, hợp lý sẽ giúp ngân hàng thu hút được nguồn nhân lực có chất lượng cao, năng lực phù hợp với sự phát triển của ngân hàng.

Xây dựng chế độ tiền lương hợp lý, chính sách khen thưởng phù hợp và kịp thời. Chính sách lương, thưởng nên linh hoạt dựa trên năng lực và kết quả làm việc của nhân viên. Có chính sách khen thưởng phù hợp và kịp thời đối với các đơn vị,

cá nhân đạt thành tích noi bật trong công việc.

Xây dựng chính sách luân chuyển, đề bạt phù hợp để có thể sắp xếp vị trí công việc phù hợp với năng lực của từng nhân viên, kịp thời bồi dưỡng, phát triển và đề bạt những người có năng lực cao vào vị trí quản lý cao hơn. Ngân hàng phải có kế hoạch rà soát, đánh giá trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ của các nhân viên định kỳ, tránh tuyệt đối các trường hợp đề bạt do thâm niên công tác, tuoi tác hay quen biết.

Xây dựng chiến lược đào tạo, bồi dưỡng nhân viên. Có chính sách khuyến khích nhân viên tự học hỏi nâng cao trình độ, chế độ đào tạo từ ngân hàng phù hợp với vị trí công việc của các nhân viên. Song song với việc chú trọng, đào tạo kỹ năng mềm, kỹ năng quản lý và đặc biệt là đạo đức nghề nghiệp cho nhân viên. Mở rộng và nâng cao hiệu quả liên kết về đào tạo nhân lực với các đơn vị trường học trong và ngoài nước.

Bên cạnh đó, Ngân hàng cần đưa ra bộ tiêu chí KPIs cho phù hợp với từng đối tượng, từng chức danh cụ thể và có hệ thống đánh giá sát sao bộ KPIs ấy để đáp ứng việc đánh giá chính xác kết quả công việc, tần suất công việc, chất lượng công việc cũng như những thành quả của những công việc ấy làm ra. Để từng bước đưa ra nhận xét chính xác về chất lượng nhận sự cũng như đưa ra những chính sách, chế độ lương thưởng phù hợp cho mỗi vị trí, mỗi cá nhân đóng góp 𝑡 để từ đó ghi nhận những đóng góp chính đáng của mỗi cá nhân 𝑡 góp phần chung cho sự thành công của Ngân hàng.

3.3.4. Nâng cao khả năng quản trị đieu hành, quản trị hệ thống, áp dụng các phương thức quản lý theo chuẩn mực quốc te

Hoạt động kinh doanh ngân hàng là hoạt động mang tính rủi ro tiềm ẩn bên trong rất cao và mức độ ảnh hưởng mà rủi ro đặc thù này mang lại là rất lớn. Vì vậy việc quan tâm và nâng cao khả năng quản trị điều hành, quản trị hệ thống là rất cần thiết. Nâng cao khả năng này bằng các giải pháp cụ thể như:

trị rủi ro nhằm đảm bảo cho hoạt động ngân hàng được an toàn và hiệu quả là một trong những cách đầu tiên để nâng cao khả năng quản trị điều hành, quản trị hệ thống. Việc ứng dụng công nghệ trong ngân hàng sẽ là công cụ để các nhà quản trị thông qua nó kiểm soát được rủi ro của ngân hàng tốt hơn.

Bên cạnh đó, xây dựng mô hình cụ thể các cấp quản lý, phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cấp quản trị với cấp điều hành. Tránh tình trạng can thiệp quá mức của các Thành viên Hội Đồng Quản Trị vào việc điều hành ngân hàng dẫn đến các vụ đại án của các ngân hàng đã xảy ra trước đó.

Tiếp tục hoàn thiện việc xây dựng bộ phận giám sát từ bên trong ngân hàng. Trong đó, Ủy ban quản lý rủi ro, ủy ban nhân sự và các ủy ban khác sẽ giúp Hội Đồng Thành Viên, Hội Đồng Quản Trị thực hiện việc giám sát các quản lý cấp cao. Đồng thời, Tong Giám Đốc thành lập các Hội đồng rủi ro, Hội đồng ALCO và hội đồng quản lý vốn để đề xuất, tham mưu cho Tong Giám Đốc trong hoạt động điều hành ngân hàng.

Cuối cùng là tập trung tìm kiếm, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ quản trị có tầm nhìn, chiến lược và có năng lực chuyên môn cao. Xây dựng, phát triển các chương trình như Quản trị viên tập sự để tìm kiếm những người có năng lực lãnh đạo.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG Á LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 88 - 90)