3.2. TIÊU CHUẨN GLP, ISO 9001
3.2.2. Tiêu chuẩn ISO 9001
3.2.2.1. Khái niệm về ISO 9001
ISO 9001 (cách gọi tắt của ISO 9001:2015 – phiên bản mới nhất của tiêu chuẩn ISO 9001) là một tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý chất lượng do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế phát triển và ban hành vào ngày 24 tháng 9 năm 2015. Tiêu chuẩn này có tên đầy đủ là ISO 9001:2015 – Hệ thống quản lý chất lượng – Các yêu cầu. ISO 9001 đưa ra các yêu cầu được sử dụng như một khuôn khổ cho một Hệ thống quản lý chất lượng. Tiêu chuẩn này cũng được sử dụng cho việc đánh giá chứng nhận phù hợp với Hệ thống quản lý chất lượng của một tổ chức.
3.2.2.2. Lợi ích của tiêu chuẩn ISO 9001
Tạo được niềm tin và thiện cảm cho khách hàng. Để khách hàng có thể tin vào chất lượng của sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Từ đó sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp mình trên thị trường tương đối khốc liệt.
Cắt giảm được tối đa những chi phí vận hành không cần thiết khi xem xét; phân bổ lại nguồn lực cho những quá trình tạo ra sản phẩm, dịch vụ, để có thể mang đến hiệu quả tốt nhất, cao nhất.
Xây dựng niềm tin cho khách hàng, đối tác. Ngoài ra còn giúp cải thiện mối quan hệ với nhà cung cấp, nhân viên.
Đảm bảo sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp; đạt chuẩn theo yêu cầu của luật pháp cũng như những quy định về an toàn.
Giúp cải thiện và nâng cao hiệu quả quản lý; toàn bộ hoạt động trong doanh nghiệp từ tài chính, kho bãi, sản xuất,.…
Kiểm soát rủi ro chặt chẽ hơn. Nhờ việc dự báo hoặc điều chỉnh lại mô hình hoạt động của doanh nghiệp.
3.2.2.3. Xây dựng và áp dụng hệ thống tài liệu
- Thực hiện đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên về hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001.
- Xác định những tài liệu cần xây dựng và văn bản hóa. - Thiết lập cấu trúc và xây dựng lại hệ thống tài liệu. - Thực hiện áp dụng hệ thống quản lý chất lượng.
3.2.2.4. Xem xét đánh giá hệ thống
- Tìm hiểu và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng cho các cán bộ, nhân viên có liên quan.
- Tiến hành đào tạo đội ngũ đánh giá viên của nội bộ tổ chức, doanh nghiệp. - Thực hiện lựa chọn đánh giá viên.
- Tìm hiểu những cách khắc phục và áp dụng (nếu cần thiết). - Xem xét và đánh giá hệ thống quản lý chất lượng.
- Thực hiện khắc phục và cải tiến sau khi xem xét.