1 3 1 Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến Văn hóa tổ chức Văn hóa truyền thống dân tộc, phong tục tập quán
Các giá trị, niềm tin này “chịu ảnh hưởng rất lớn bởi môi trường văn hóa, xã hội nơi tổ chức đó hoạt động Chúng không thể đi ngược lại những giá trị truyền thống của dân tộc, đất nước, con người bao quanh tổ chức Vì vậy, thay vì cố đi tìm “nét riêng” để phân biệt, nhiều khi trái với truyền thống, đạo lý, nhiều tổ chức tập trung xây dựng những giá trị cốt lõi phù hợp với truyền thống tốt đẹp chung của xã hội và của nghề kinh doanh, rồi từ đó truyền bá, áp dụng trong tổ chức mình, hình thành nét văn hóa chung của những người cùng làm việc trong tổ chức, không quan trọng nét văn hóa này có "khác biệt" so với các tổ chức khác hay không
Mặt khác mối quan hệ giữa các thành viên trong tổ chức sẽ là yếu tố ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến Văn hoá tổ chức cũng như sự tồn tại và phát triển của tổ chức Từ đó, tổ chức có thể phát huy được cao nhất nguồn lực con người như năng lực quản lý, nghiên cứu, tiếp thu và vận dụng công nghệ, năng lực khám phá thị trường Với ý nghĩa như vậy, nguồn lực con người luôn có tính quyết định, đồng thời giúp tổ chức vượt qua được những rủi ro lớn ”
Đặc điểm ngành nghề
Giữa các tổ chức “có ngành nghề kinh doanh khác nhau sẽ có văn hóa khác nhau Văn hóa ngành nghề cũng là một yếu tố tác động quan trọng đến kết quả kinh doanh của từng tổ chức Chính vì vậy để thu được thành công trong quản lý, các nhà quản lý của tổ chức cần phải hiểu biết sâu sắc và chính xác về văn hóa và các giá trị của phía đôi tác từ đó mới có các hành vi phù hợp tránh các mâu thuẫn và bất đồng không cần thiết
Cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh là một nguồn thông tin có giá trị được các nhà quản trị tổ chức sử dụng để hỗ trợ cho việc ra quyết định liên quan đến phát triển Văn hoá tổ chức Những hành động của đối thủ cạnh tranh sẽ cho chúng ta biết họ nhận thức ra sao về xu hướng trên thị trường Theo dõi sát sao các chiến lược phát triển Văn hoá tổ chức của các đối thủ cạnh tranh sẽ là cơ sở giúp cho tổ chức thấu hiểu đối thủ hơn Điều này có thể dùng để củng cố lại các giả định của chính tổ chức về những thay đổi trên thị trường hoặc cảnh báo họ về việc đã bỏ qua một xu hướng quan trọng nào đó có thể gây ra nguy hại
cho tổ chức Một phần quan trọng của các ý tưởng về phát triển Văn hoá tổ chức lại xuất phát từ đối thủ cạnh tranh dưới hình thức “bắt chước”
Khách hàng
Mỗi đối tượng khách hàng lại có những đặc trưng khác nhau Vì vậy, để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng, tổ chức cần phát triển văn hóa phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu ”
1 3 2 Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng tới văn hoá tổ chức
Lịch sử, truyền thống của tổ chức
Đây là yếu tố “tuy không mang vai trò quyết định nhưng cần phải kể đến trước tiên Bởi vì, trên thực tế, mỗi tổ chức đều có lịch sử phát triển của mình Qua mỗi thời kỳ tồn tại, mỗi tổ chức đều có những đặc điểm mang tính đặc thù cả về cơ cấu tổ chức, cơ chế hoạt động và đặc trưng văn hóa Nếu một tổ chức có một nền văn hóa truyền thống với những bản sắc riêng đã hình thành trong tâm trí của mọi thành viên trong tổ chức thì Văn hoá càng có khả năng, có cơ hội phát triển đạt mức cao hơn và ngược lại Như với truyền thuyết, câu chuyện về sự phát triển của tổ chức, của thành viên điển hình sẽ tiếp thêm sứ mạnh và sự gắn bó có tính cam kết vô hình giữa các thành viên với tổ chức, xây dựng lòng tự hào trong mỗi thành viên
Quan điểm và năng lực của nhà quản trị
Quan điểm của nhà quản trị sẽ quyết định Văn hoá tổ chức có phát triển hay không Nếu nhà quản trị của tổ chức quan tâm đến việc phát triển Văn hoá tổ chức, thì Văn hoá tổ chức đósẽ phát triển và ngược lại
Tuy nhiên, việc phát triển băn hóa tổ chức còn phụ thuộc vào năng lực của nhà quản trị Nếu nhà quản trị quan tâm đến việc phát triển Văn hoá tổ chức, nhưng những hiểu biết của nhà quản trị về lĩnh vực này chưa thấu đáo, thì Văn hoá tổ chức cũng không thể phát triển được
Đội ngũ nhân lực
Gốc rễ của việc tạo lên Văn hoá tổ chức chính là ở đội ngũ nhân viên công ty Nếu công ty có chiến lược phát triển tốt, nhưng nhân viên không thực hiện thì cũng không thể phát triển Văn hoá tổ chức
Vì thế, đội ngũ nhân lực trong công ty có ảnh hưởng chủ đạo đến Văn hoá tổ chức đó có phát triển tốt hay không
Tài chính
Tình hình tài chính trong tổ chức sẽ chi phối đến ngân sách phát Văn hoá tổ chức Nếu một tổ chức có tình hình tài chính tốt, vững vàng thì sẽ có điều kiện để phát triển Văn hoá tổ chức tốt hơn so với các tổ chức gặp khó khăn về tài chính Bởi lẽ, khi tổ chức gặp khó khăn về tài chính, thì tiền trong tổ chức chủ yếu được sử dụng để chi đầu tư các hoạt động kinh doanh nhiều hơn, Văn hoá tổ chức không được chú trọng ”
1 4 Phương pháp khảo sát khách hàng và cán bộ
Trong bước nghiên cứu này tác giả đã tiến hành thảo luận với các chuyên gia và tiến hành thảo luận trực tiếp với những người được lựa trong nghiên cứu của đề tài
Để thực hiện nội dung này tác giả đã phác thảo sẵn trước các nội dung cho buổi thảo luận và danh sách các câu hỏi đã chuẩn bị các nội dung nghiên cứu đã chuẩn bị, từ đó lên danh sách chuyên gia và phát giấy mời tham gia phỏng vấn Trong buổi phỏng vấn nội dung chủ yếu là trao đổi về các nhân tố có ảnh hưởng đến phát triển văn hóa tổ chức tại doanh nghiệp Thời gian phỏng vấn được tiến hành từ 30 phút đến 1 giờ Theo trình tự tiến hành sau đây:
+ Đầu tiên là giới thiệu đề tài nghiên cứu và nội dung buổi phỏng vấn
+ Tiếp theo là tiến hành thảo luận trực tiếp giữa người tham gia các nội dung đã xác định
+ Sau khi tham khảo ý kiến chuyên gia thì dữ liệu sẽ được hiệu chỉnh và trao đổi lấy ý kiến lần 2 Hoạt động trao đổi kết thúc khi những nội dung trao đổi được các chuyên gia thống nhất và không có thêm đề xuất gì mới cho các câu hỏi nghiên cứu
Khi đã thu thập xong thông tin từ buổi thảo luận, tác giả đã tổng hợp các ý kiến từ đó làm cơ sở xây dựng mô hình nghiên cứu
Quy trình này được tiến hành bao gồm các bước: thiết kế mẫu, tiến hành thu thập thông dữ liệu bằng cách phát phiếu và thu thập đánh giá của những cán bộ, nhân viên và những khách hàng đang hoạt động tại BIDV Đồng Nai Cán bộ với vị trí gồm: Phó giám đốc, trưởng phòng, phó phòng, nhân viên văn phòng Khách hàng gồm khách hàng cá nhân và khách hàng tổ chức Tiến hành nghiên cứu định lượng nhằm mục đích sau:
- Đánh giá độ tin cậy của thang đo trong nghiên cứu chính thức từ những thông tin thu thập được trong khảo sát
- Dựa vào kết quả để đánh giá mức độ quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến văn hóa tổ chức
- Đánh giá và xác định các nhân tố tác động đến phát triển văn hóa tổ chức tại BIDV CN Đồng Nai
KẾT LUẬN CHƯƠNG I
Chương 1 tác giả đã nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển văn hóa tổ chức doanh nghiệp, đây là nền tảng lý thuyết của đề tài nghiên cứu với nội dung cơ bản sau đây:
- Khái niệm về văn hóa tổ chức doanh nghiệp
- Phân tích các loại văn hóa tổ chức trong doanh nghiệp và nêu lên vai trò quan trọng của văn hóa tổ chức đối với doanh nghiệp, ngân hàng, khách hàng và nền kinh tế
- Đồng thời cũng đưa ra các nội dung phát triển văn hóa tổ chức trong doanh nghiệp cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến văn hóa tổ chức của ngân hàng
Từ những nền tảng lý thuyết kiến thức cơ bản để bài nghiên cứu có thể tiếp tục đi sâu tìm hiểu và phân tích các nội dung về thực trạng văn hóa tổ chức ngân hàng trong chương tiếp theo
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ TỔ CHỨC TẠI NGÂN HÀNG BIDV CHI NHÁNH ĐỒNG NAI
2 1 Giới thiệu về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển ViệtNam- Chi nhánh Đồng Nai Nam- Chi nhánh Đồng Nai
2 1 1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Đồng Nai
- Tên ngân hàng: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đồng Nai
- Tên giao dịch quốc tế: Joint stock commercial Bank for Investment and Development of Vietnam- Đồng Nai banrch
- Tên gọi tắt: BIDV Đồng Nai
- Địa chỉ: số 244, đường Đồng Khởi, Khu phố 4, Phường Tân Hiệp, Thành phố Biên Hoà, Tỉnh Đồng Nai
- Điện thoại : 025 1384 2729 - Email: dongnai@bidv com vn
Tiền thân của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Đồng Nai là Chi hàng Kiến thiết tỉnh Đồng Nai, ra đời vào 26/04/1977, thuộc Sở Tài chính quản lý chuyên trách nguồn vốn kiến thiết cơ bản trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
Tháng 6/1981, Chi hàng Kiến thiết tỉnh Đồng Nai, thuộc Sở Tài chính tỉnh Đồng Nai được chuyển thành Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng tỉnh Đồng Nai chịu sự quản lý của Ngân hàng Nhà nước tỉnh Đồng Nai Chức năng và nhiệm vụ là quản lý, cấp phát nguồn vốn xây dựng cơ bản của Nhà nước, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng tỉnh Đồng Nai còn thực hiện huy động vốn và cho vay vốn lưu động phục vụ kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng
Tháng 11/1990, cùng với việc đổi tên của Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (gọi tắt là BIDV), Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng tỉnh Đồng Nai cũng được đổi tên thành Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đồng Nai (gọi tắt là BIDV Đồng Nai) Kể từ đây, hoạt động BIDV Đồng Nai thật sự là hoạt động kinh doanh của một ngân hàng thương mại
Từ tháng 5/2012, cùng với hệ thống BIDV thực hiện cổ phần hoá, chuyển đổi thành Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Đồng Nai
Đến cuối năm 2016, mạng lưới hoạt động của BIDV Đồng Nai gồm 01 Hội sở và 06 Phòng giao dịch, chủ yếu hoạt động trên địa bàn thành phố Biên Hòa tỉnh Đồng Nai, và 01 Phòng giao dịch hoạt động trên địa bàn thị xã Long Khánh tỉnh Đồng Nai
2 1 2 Tổ chức bộ máy
- Ban giám đốc gồm: + Giám đốc
+ 01 Phó giám đốc phụ trách các Phòng Giao dịch trực thuộc + 01 Phó Giám đốc phụ trách mảng Quản lý nội bộ, Quản lý rủi ro
+ 01 Phó Giám đốc phụ trách mảng Quản lý khách hàng và khối tác nghiệp BIDV Đồng Nai gồm 8 Phòng nghiệp vụ tại Trụ sở Chi nhánh và 06 Phòng giao dịch Đến 31/08/2020, tổng số lao động toàn chi nhánh gồm 134 người, trong đó nữ chiếm 61,9%, có 60 người trình độ thạc sĩ (44,7%), 64 người trình độ đại học (47,7%) và 10 người trình độ dưới đại học (chiếm tỷ lệ 7,46%)
- Phòng khách hàng doanh nghiệp tất cả khách hàng là doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh
+ Tham mưu, đề xuất chính sách, kế hoạch phát triển quan hệ khách hàng
+ Trực tiếp tiếp thị và bán sản phẩm (sản phẩm bán buôn, tài trợ thương mại, kinh doanh vốn và tiền tệ, )
+ Chịu trách nhiệm thiết lập, duy trì và phát triển quan hệ hợp tác với khách hàng và bán sản phẩm của ngân hàng
- Phòng khách hàng cá nhân:
+ Tham mưu, đề xuất chính sách và kế hoạch phát triển khách hàng cá nhân + Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình marketing tổng thể cho từng nhóm sản phẩm
+ Tiếp nhận, triển khai và phát triển các sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng dành cho khách hàng cá nhân của BIDV Phối hợp với các đơn vị liên quan/đề nghị BIDV hỗ trợ tổ chức quảng bá, giới thiệu với khách hàng về những sản phẩm dịch vụ của BIDV dành cho khách hàng cá nhân, những tiện ích và những lợi ích mà khách hàng được hưởng
- Phòng quản lý rủi ro:
Chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc thiết lập, vận hành, thực hiện và kiểm tra, giám sát hệ thống quản lý rủi ro của Chi nhánh Chịu trách nhiệm về an toàn, chất lượng, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng theo phạm vi nhiệm vụ được giao Giám sát các khoản cấp tín dụng tại Chi nhánh tuân thủ đúng quy định hiện hành
- Các Phòng giao dịch:
+ Thực hiện thu thập thông tin khách hàng và các tác nghiệp liên quan theo quy trình nghiệp vụ về quản lý thông tin khách hàng của BIDV
+ Quản lý tài khoản, thực hiện các giao dịch, hạch toán kế toán, với khách hàng theo quy định
+ Cung cấp các sản phẩm dịch vụ theo quy định của pháp luật và của BIDV (Thực hiện dịch vụ thanh toán, chuyển tiền trong nước và dịch vụ ngân quỹ, Thực hiện dịch vụ chi trả kiều hối, tư vấn đầu tư, đại lý bảo hiểm, đại lý đặt lệnh chứng khoán, hoạt động dịch vụ có thu phí, )
- Phòng kế hoạch tài chính:
+ Đầu mối theo dõi, định kỳ đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tài chính; đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của từng phòng/bộ phận, khả năng sinh lời của từng sản phẩm/khách hàng và hiệu quả hoạt động kinh doanh của toàn Chi nhánh Thực hiện phân tích chi phí, phân bổ chi phí đối với các bộ phận kinh doanh, bộ phận hỗ trợ phục vụ công tác quản trị điều hành
+ Đề xuất và tổ chức thực hiện điều hành nguồn vốn; chính sách biện pháp, giải pháp phát triển nguồn vốn và các biện pháp giảm chi phí vốn để góp phần nâng cao lợi nhuận Đề xuất các biện pháp, giải pháp về lãi suất, về huy động vốn và điều hành vốn phù hợp với chính sách chung của BIDV và tình hình thực tiễn tại Chi nhánh Đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu suất sử dụng nguồn vốn theo chủ trương và chính sách của Chi nhánh/BIDV
- Phòng tổ chức hành chính:
+ Đầu mối tham mưu, đề xuất, giúp việc Giám đốc về triển khai thực hiện công tác tổ chức - nhân sự và phát triển nguồn nhân lực tại Chi nhánh
+ Tham mưu, đề xuất với Giám đốc Chi nhánh xây dựng nội quy, quy chế về công tác văn phòng và các biện pháp quản lý hành chính cơ quan
+ Thực hiện công tác quản lý, khai thác, sử dụng tài sản cố định, cơ sở vật chất, trang thiết bị, công cụ lao động, phương tiện vận tải phục vụ hoạt động kinh doanh của Chi nhánh theo đúng quy định, tiết kiệm và có hiệu quả
- Phòng quản trị tín dụng:
+ Trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay, bảo lãnh đối với khách hàng theo quy định, quy trình của BIDV và của Chi nhánh
+ Chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn trong tác nghiệp của Phòng; tuân thủ đúng quy trình kiểm soát nội bộ trước khi giao dịch được thực hiện Giám sát khách hàng tuân thủ các điều kiện của hợp đồng tín dụng