Các giai đoạn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ NĂNG THAM vấn tâm lý của NGƯỜI làm CÔNG tác THAM vấn tâm lý học ĐƯỜNG tại các TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ THỦ đức, THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 37 - 39)

Luận văn được thực hiện từ tháng 9/2020 đến tháng 09/2021 và được thực hiện theo hai đoạn: Giai đoạn nghiên cứu lí luận và Giai đoạn nghiên cứu thực tiễn. 2.1.1.1. Giai đoạn nghiên cứu lí luận

Mục đích nghiên cứu

- Xây dựng cơ sở lí luận cho việc nghiên cứu kỹ năng tham vấn tâm lý của người làm công tác tham vấn tâm lý học đường, xác định quan điểm định hướng và thao tác hóa khái niệm nghiên cứu;

- Xác định địa bàn và mẫu nghiên cứu.

Nội dung nghiên cứu

- Tổng quan những công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước có liên quan đến kỹ năng tham vấn tâm lý của người làm công tác tham vấn tâm lý học đường.

- Trên cơ sở đó, đề xuất một số biện pháp nhằm cải thiện kỹ năng tham vấn tâm lý của người làm công tác tham vấn tâm lý học đường.

- Xây dựng cơ sở lí luận về kỹ năng tham vấn tâm lý của người làm công tác tham vấn tâm lý học đường.

- Thao tác hóa khái niệm kỹ năng tham vấn tâm lý của người làm công tác tham vấn tâm lý học đường.

- Xác định nội dung nghiên cứu thực tiễn.

Cách thức thực hiện

- Nghiên cứu tài liệu, văn bản;

- Mời người làm công tác tham vấn tâm lý học đường trả lời bảng hỏi thử và góp ý.

Kết quả nghiên cứu

- Đề cương nghiên cứu kỹ năng tham vấn tâm lý của người làm công tác tham vấn tâm lý học đường.

- Cơ sở lí luận về vấn đề nghiên cứu;

- Bảng hỏi định lượng về kỹ năng tham vấn tâm lý của người làm công tác tham vấn tâm lý học đường.

- Bảng phỏng vấn sâu về kỹ năng tham vấn tâm lý của người làm công tác tham vấn tâm lý học đường.

2.1.1.2. Giai đoạn nghiên cứu thực tiễn

Mục đích nghiên cứu

- Làm rõ thực trạng về kỹ năng tham vấn tâm lý của người làm công tác tham vấn tâm lý học đường.

- Chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng tham vấn tâm lý của người làm công tác tham vấn tâm lý học đường.

- Đề xuất một số biện pháp nhằm cải thiện kỹ năng tham vấn tâm lý của người làm công tác tham vấn tâm lý học đường.

Nội dung nghiên cứu

- Thu thập số liệu về thực trạng kỹ năng tham vấn tâm lý của người làm công tác tham vấn tâm lý học đường.

- Xử lý dữ liệu thu được từ khảo sát thực tiễn.

- Phân tích thực trạng kỹ năng tham vấn tâm lý của người làm công tác tham vấn tâm lý học đường và các yếu tố ảnh hưởng trên cơ sở những dữ liệu thu được từ khảo sát thực tiễn và nghiên cứu lí luận.

Cách thức thực hiện

- Tiến hành cho học sinh và người làm công tác tham vấn tâm lý học đường làm bảng hỏi định lượng đánh giá về kỹ năng tham vấn tâm lý của người làm công tác tham vấn tâm lý học đường.

- Thu bảng hỏi và kiểm tra, ghi mã số phiếu.

- Nhập dữ liệu từ những bảng hỏi hợp lệ vào phần mềm SPSS phiên bản 20.0.

- Phân tích độ tin cậy, độ hiệu lực của các thang đo trong bảng hỏi thông qua phương pháp thống kê toán học.

- Phỏng vấn sâu 5 người làm công tác tham vấn tâm lý học đường, 5 học sinh đã được tham vấn tâm lý và 2 cán bộ quản lý trường học.

- Phân tích thực trạng kỹ năng tham vấn tâm lý của người làm công tác tham vấn tâm lý học đường và các yếu tố ảnh hưởng từ kết quả bảng hỏi, phỏng vấn sâu.

Kết quả nghiên cứu

Chương 2 của luận văn: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu.

Chương 3 của luận văn: Thực trạng kỹ năng tham vấn tâm lý của người làm công tác tham vấn tâm lý học đường dưới hình thức định lượng và kết quả định tính. Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng tham vấn tâm lý của người làm công tác tham vấn tâm lý học đường.

Luận văn hoàn chỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ NĂNG THAM vấn tâm lý của NGƯỜI làm CÔNG tác THAM vấn tâm lý học ĐƯỜNG tại các TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ THỦ đức, THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(142 trang)
w