vấn tâm lý học đường
Bảng 3.5. Đánh giá chung về kỹ năng tham vấn tâm lý của người làm công tác tham vấn tâm lý
STT Kỹ năng tham vấn tâm lý
1 Kỹ năng tham vấn tâm lý cá nhân
2 Kỹ năng tham vấn tâm lý nhóm
3 Kỹ năng thực hiện đánh giá và trắc
nghiệm tâm lý
4 Kỹ năng tổ chức hoạt động tham vấn
tâm lý
Chúng tôi ghi nhận người làm công tác tham vấn tâm lý học đường tự đánh giá kỹ năng tham vấn tâm lý của mình ở mức ở mức trung bình và thấp (với điểm trung bình là 3). Trong đó kỹ năng có điểm trung bình cao nhất là Kỹ năng tham vấn tâm
lý nhóm với điểm trung bình là 3,1; kế đến là Kỹ năng tham vấn tâm lý cá nhân và Kỹ năng tổ chức hoạt động tham vấn tâm lý với điểm trung bình lần lượt là 2,96 và
2,82. Kỹ năng có điểm trung bình thấp nhất là Kỹ năng thực hiện đánh giá và trắc
nghiệm tâm lý với 2,63 điểm.
Lý giải về việc rất nhiều người làm công tác tham vấn tâm lý, bao gồm GV chủ nhiệm và GV bộ môn đánh giá kỹ năng tham vấn tâm lý của mình nằm ở mức thấp, chúng tôi ghi nhận các ý kiến định tính đều cho rằng đây là nhiệm vụ đòi hỏi tính chuyên môn cao và mới được đẩy mạnh gần đây, do đó giáo viên vẫn chưa cập nhật kỹ năng ở lĩnh vực này. Nhận định này đã được làm rõ hơn trong chia sẻ của một thầy giáo chủ nhiệm như sau:
“Do nhà trường những năm gần đây đẩy mạnh việc tham vấn tâm lý cho các em theo chỉ đạo của Sở giáo dục nên chúng tôi quán triệt và thực hiện. Tuy nhiên, khi làm cũng lo lắm, vì không thực sự chuyên về mảng này. Chỉ cố gắng nói chuyện với các em như con, cháu trong nhà và chia sẻ điều mình biết mà thôi”
(Thầy H.V.Q., Trường THPT Nguyễn Hữu Huân). “Bản thân tôi là giáo viên môn
ngữ văn và giáo dục công dân hơn 10 năm, đến lúc có chủ trương mở ra hoạt động tham vấn tâm lý cho học sinh thì tôi cũng có may mắn được tham gia. Lúc đầu mình cũng nghĩ là không khó vì phần nào mình cũng có kinh nghiệm sống và có kinh nghiệm trong việc nuôi dạy con ở nhà. Nhưng khi vào làm mới thấy đây là công việc rất khó, đòi hỏi sự đầu tư và rèn luyện của người làm. Tôi cũng mong muốn được tham gia vào các lớp tập huấn nhưng chắc do nhiều yếu tố nên đến nay chủ yếu là tôi tự đọc sách, nhưng nhiều khi gặp các trường hợp khó cũng mong muốn có người hỗ trợ và hướng dẫn”
(Cô T.T.D., trường THPT Nguyễn Hữu Huân) 3.1.2.1. Kỹ năng tham vấn tâm lý cá nhân
Bảng 3.6. Người làm công tác tham vấn tâm lý tự đánh giá về kỹ năng tham vấn tâm lý cá nhân
Kỹ năng tham vấn tâm lý cá nhân
Kỹ năng thiết lập mối quan hệ
Kỹ năng quan sát
Kỹ năng lắng nghe
Kỹ năng đặt câu hỏi
Kỹ năng phản hồi Kỹ năng khuyến khích và động viên
Kỹ năng xử lý im lặng Kỹ năng giữ gìn mối quan hệ
Kết quả bảng 3.6 cho thấy kỹ năng tham vấn tâm lý cá nhân mà người làm công tác tham vấn tâm lý tự đánh giá cao nhất là Kỹ năng lắng nghe (ĐTB là 3,77), kế đến là hai kỹ năng Kỹ năng quan sát và Kỹ năng thiết lập mối quan hệ (ĐTB lần lượt là 3,70 và 3,56). Đây là những kỹ năng nền tảng giúp người làm công tác tham vấn có thể kết nối với HS và tạo sự tin tưởng.
Kỹ năng được người làm công tác tham vấn đánh giá thấp nhất là Kỹ năng xử
lý im lặng (ĐTB là 1,91). Kế đến là hai kỹ năng Kỹ năng gìn giữ mối quan hệ và Kỹ năng khuyến khích động viên (với lần lượt ĐTB là 2,06 và 2,24. Điều này có thể lý
giải do kỹ năng xử lý im lặng và Kỹ năng khuyến khích động viên có mối liên hệ với nhau, là những kỹ năng cao của tham vấn tâm lý cá nhân. Với Kỹ năng gìn giữ mối
quan hệ, có thể do vừa là giáo viên, vừa thường xuyên gặp mặt các em học sinh tại
Bảng 3.7. Học sinh đánh giá kỹ năng tham vấn tâm lý cá nhân của người làm công tác tham vấn tâm lý
Kỹ năng tham vấn tâm lý cá nhân
Kỹ năng thiết lập mối quan hệ
Kỹ năng quan sát
Kỹ năng lắng nghe
Kỹ năng đặt câu hỏi
Kỹ năng phản hồi
Kỹ năng khuyến khích và động viên
Kỹ năng xử lý im lặng
Kỹ năng giữ gìn mối quan hệ
Đối với nhóm khách thể HS, kỹ năng tham vấn tâm lý của người tham vấn được các em đánh giá cao nhất là Kỹ năng quan sát (ĐTB là 3,55), kế đến là Kỹ
năng lắng nghe (ĐTB là 3,42) và Kỹ năng thiết lập mối quan hệ (ĐTB là 3,34). Kỹ năng thiết lập mối quan hệ đều được người làm tham vấn và HS đánh giá, điều này
đã được làm rõ hơn thông qua ý kiến của HS khi được phỏng vấn sâu:
cảm thấy các thầy, cô rất cởi mở và lắng nghe mình. Có những thầy cô bộ môn em chưa nói chuyện nhiều nhưng khi em hỏi về ngành nghề thì thầy cô giải đáp rất nhiệt tình. Cũng có mấy lần em hỏi về vấn đề sức khỏe và tư vấn tâm lý thì mọi người rất nhiệt tình và hỗ trợ. Nhiều khi chỉ cần ngồi xuống, thấy được thầy cô hỏi han là em yên tâm lắm”
(HS L.M.C., Trường THPT Nguyễn Hữu Huân).
Bảng 3.8. So sánh đánh giá của người làm tham vấn và học sinh về các kỹ năng tham vấn tâm lý cá nhân
Kỹ năng tham vấn tâm lý cá nhân
Kỹ năng thiết lập mối quan hệ Kỹ năng quan sát
Kỹ năng lắng nghe Kỹ năng đặt câu hỏi Kỹ năng phản hồi
Kỹ năng khuyến khích,động viên
Kỹ năng xử lý im lặng
Kỹ năng giữ gìn mối quan hệ
Ghi chú: ĐTB: Điểm trung bình; ĐLC: Độ lệch chuẩn; (*) kiểm đinh t cho phương sai không đồng nhất.
Kỹ năng tham vấn tâm lý cá nhân được người làm công tác tham vấn đánh giá cao nhất là Kỹ năng lắng nghe, kết quả này ngược với đánh giá ở HS. Điểm TB Kỹ
năng lắng nghe được người tham vấn và HS đánh giá lần lượt có điểm trung bình là
3,77 và 3,42; sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p=0,0014). Ngoài ra, kỹ năng được người tham vấn và HS đều cùng đánh giá cao là Kỹ năng quan sát và Kỹ năng
thiết lập mối quan hệ. Các kỹ năng được cả người tham vấn và HS không đánh giá
hiệu quả bao gồm: Kỹ năng xử lý im lặng, Kỹ năng gìn giữ mối quan hệ và Kỹ năng
cao kỹ năng tham vấn nên tập trung vào các kỹ năng này.
Sự hạn chế của người làm tham vấn ở các kỹ năng tham vấn cá nhân như Kỹ năng phản hồi, Kỹ năng xử lý im lặng cũng được chúng tôi ghi nhận thông qua kết quả phỏng vấn sâu:
“Vấn đề của học sinh bây giờ thật ra rất nhiều và rất rộng.... thời đại internet phát triển mình thấy các em cũng phát triển nhanh. Nhiều khi các em nói mình không hiểu hết, có nhiều em chia sẻ mà mình không biết nên nói gì, rồi thành ra khi không hiểu lại không biết hỗ trợ sao” (Cô N.H.A, trường THPT Ngô Thời Nhiệm).
3.1.2.2. Kỹ năng tham vấn tâm lý nhóm
Bảng 3.9. Người làm công tác tham vấn tâm lý tự đánh giá về kỹ năng tham vấn tâm lý nhóm
Kỹ năng tham vấn nhóm
Kỹ năng xây dựng và tổ chức nhóm
Kỹ năng điều phối nhóm
Kỹ năng quản lý kỉ luật nhóm
Kỹ năng điều phối thảo luận
Kỹ năng xử lý tình huống phát sinh trong lúc tham vấn nhóm
Bảng 3.9 cho thấy các kỹ năng tham vấn tâm lý nhóm có điểm trung bình cao nhất so với các nhóm biểu hiện kỹ năng khác. Trong đó Kỹ năng xử lý tình huống
nhất (ĐTB là 3,58), kế đến là Kỹ năng điều phối nhóm và Kỹ năng xây dựng và tổ
chức nhóm (ĐTB lần lượt là 3,18 và 3,02). Điểm trung bình của các kỹ năng tham
vấn nhóm cao do đây có thể là phương pháp được các thầy cô áp dụng nhiều do những ưu điểm về thời gian, sức lực cũng như là kinh nghiệm đứng lớp, tổ chức thảo luận của người làm công tác tham vấn. Bên cạnh đó các kỹ năng như điều phối thảo luận, tổ chức nhóm, kỷ luật khá tương đồng với các kỹ năng sư phạm mà thầy cô đã được đào tạo. Điều này đã được thể hiện qua các nội dung phỏng vấn sâu:
“Trong giờ sinh hoạt chủ nhiệm của lớp mình, thay vì chỉ nói về các vấn đề như kỷ luật và khen thưởng... mà thường là các em không thích đâu... thì mình thường cho các em cùng thảo luận về những vấn đề khác như hướng nghiệp, chuyện các em quan tâm. Thỉnh thoảng cũng thảo luận về những chủ đề do chính các em hỏi mình. Mình thấy các em có quan điểm riêng và có sự trưởng thành. Nên nhiều khi chỉ cần các em đóng góp ý kiến cho nhau và cô giáo hỗ trợ thôi là đủ rồi...”
(Cô N.H.A, trường THPT Ngô Thời Nhiệm). “Khi dạy ngữ văn, có một số tiết các
em sẽ đóng hoạt cảnh các tác phẩm nổi tiếng… mỗi tác phẩm đều để lại những bài học, những cảm xúc để các em học sinh có thể tự suy nghĩ. Đôi khi tôi cũng muốn các em có sự soi xét bản thân thông qua các hoạt động này”
(Cô T.T.D., trường THPT Nguyễn Hữu Huân)
Bảng 3.10. Học sinh đánh giá kỹ năng tham vấn tâm lý nhóm của người làm công tác tham vấn tâm lý
Mức độ Tần suất (%) Kỹ năng tham vấn nhóm
Kỹ năng xây dựng và tổ chức nhóm
Kỹ năng điều phối nhóm
Kỹ năng quản nhóm Kỹ năng điều luận Kỹ năng xử lý tình huống phát sinh trong vấn nhóm
Kỹ năng tham vấn tâm lý nhóm được HS đánh giá cao nhất là Kỹ năng quản lý
kỉ luật nhóm và Kỹ năng điều phối nhóm với ĐTB lần lượt là 3,70 và 3,49. Tuy kỹ
năng điều phối nhóm khá tốt, tuy nhiên người làm công tác tham vấn lại gặp nhiều trở ngại trong việc điều phối để HS thảo luận, tiêu biểu là điểm Kỹ năng điều phối
thảo luận do HS đánh giá có ĐTB thấp nhất với 3,00.
Bảng 3.11. So sánh đánh giá của người làm tham vấn và học sinh về các kỹ năng tham vấn tâm lý nhóm
Kỹ năng tham vấn nhóm
Kỹ năng xây dựng và tổ chức nhóm
Kỹ năng điều phối nhóm Kỹ năng quản lý kỉ luật nhóm Kỹ năng điều phối thảo luận Kỹ năng xử lý tình huống phát sinh trong lúc tham vấn nhóm
Ghi chú: ĐTB: Điểm trung bình; ĐLC: Độ lệch chuẩn; (*) kiểm đinh t cho phương sai không đồng nhất.
Trong các kỹ năng tham vấn nhóm, kỹ năng được người làm công tác tham vấn đánh giá cao nhất là Kỹ năng xử lý tình huống phát sinh trong lúc tham vấn
được cả 2 nhóm khách thể đánh giá tốt với điểm trung bình lần lượt là 3,18 và 3,49. Tuy nhiên mức độ đánh giá ở HS cao hơn là mức độ GV tự đánh giá về mình (p=0,0013). Tuy nhiên Kỹ năng điều phối thảo luận lại được HS đánh giá không cao với điểm trung bình là 3,0. Điều này cho thấy cần phải cải thiện thêm các hoạt động thảo luận nhóm. Một số ý kiến thông qua phỏng vấn sâu đã làm rõ thêm kết quả này
“Em học chương trình nội trú, xa gia đình nên nhiều khi cũng buồn. Một số buổi tối được các thầy cô tổ chức các buổi sinh hoạt tập thể để chia sẻ với nhau và hỗ trợ nhau. Thỉnh thoảng có thảo luận các chủ đề để mọi người hiểu nhau hơn… nhưng mà thảo luận các vấn đề tâm tư tình cảm hoặc cá nhân trước đông người em cũng ngại, với lại một số tiết ngữ văn hoặc sinh hoạt chủ nhiệm khi chia sẻ về cảm xúc của mình đôi khi em thấy có một số bạn hay cười cợt hoặc các bạn nói nhiều quá nên nhiều khi mình ngại chia sẻ”
(HS N.V.T.A., trường THPT Ngô Thời Nhiệm). 3.1.2.3. Kỹ năng thực hiện đánh giá và trắc nghiệm tâm lý
Bảng 3.12. Người làm công tác tham vấn tâm lý tự đánh giá về kỹ năng thực hiện đánh giá và trắc nghiệm tâm lý
Kỹ năng thực hiện đánh giá và trắc nghiệm tâm lý Kỹ năng thực hiện trắc nghiệm nhân cách Kỹ năng thực hiện trắc nghiệm lượng giá khó khăn tâm lý
Kỹ năng thực hiện trắc nghiệm hướng nghiệp Kỹ năng thực hiện trắc
Kỹ năng thực hiện đánh giá và trắc nghiệm tâm lý là nhóm kỹ năng có ĐTB tổng thấp nhất trong số các nhóm biểu hiện của kỹ năng tham vấn tâm lý khi các kỹ năng thành phần đều ở mức dưới điểm trung bình (3 điểm). Điều này là dễ hiểu vì các công cụ trên đa phần là công cụ trong thực hành của chuyên viên tâm lý học đường, đòi hỏi quá trình được tập huấn cũng như nền tảng khoa học tâm lý nhất định. Sự khó khăn trong việc thực hiện các trắc nghiệm tâm lý trong tham vấn cũng đã được người làm công tác tham vấn đề cập đến trong phỏng vấn sâu
“Mấy tháng trước mình có tham gia vào một lớp tập huấn online về tham vấn học đường thì mới biết thế nào là trắc nghiệm tâm lý. Mình được học về các bộ câu hỏi về lo âu, trầm cảm và khí chất ở học sinh, thanh thiếu niên. Trước giờ mình không nghĩ là quá quan trọng nhưng khi học rồi mới thấy nó giúp mình và cả học sinh của mình hiểu về bản thân tốt hơn và đánh giá vấn đề nhanh chóng hơn... nhưng mà mình cũng lo là lâu quá không dùng sẽ không nhớ... nhưng mình thấy phần này rất hay, vì nó vừa khoa học vừa hiệu quả”
(Cô N.H.A, trường THPT Ngô Thời Nhiệm).
Bảng 3.13. Học sinh đánh giá về kỹ năng thực hiện đánh giá và trắc nghiệm tâm lý của người làm công tác tham vấn tâm lý
Kỹ năng thực hiện đánh giá và trắc nghiệm tâm lý
Kỹ năng thực hiện trắc nghiệm nhân cách
Kỹ năng thực hiện trắc nghiệm lượng giá khó khăn tâm lý Kỹ năng thực hiện trắc nghiệm hướng nghiệp
trí tuệ
HS đánh giá Kỹ năng thực hiện trắc nghiệm hướng nghiệp của người làm tham vấn cao nhất trong các kỹ năng thực hiện đánh giá và trắc nghiệm tâm lý với ĐTB là 3,48. Kế đến là Kỹ năng thực hiện trắc nghiệm nhân cách với ĐTB là 3,19.
Kỹ năng thực hiện trắc nghiệm lượng giá khó khăn tâm lý và Kỹ năng thực hiện trắc nghiệm trí tuệ có mức đánh giá thấp nhất với ĐTB cùng là 2,38.
Bảng 3.14. So sánh đánh giá của người làm tham vấn và học sinh về các kỹ năng thực hiện đánh giá và trắc nghiệm tâm lý
Kỹ năng thực hiện đánh giá và trắc nghiệm tâm lý
Kỹ năng thực hiện trắc nghiệm nhân cách
Kỹ năng thực hiện trắc nghiệm lượng giá khó khăn tâm lý
Kỹ năng thực hiện trắc nghiệm hướng nghiệp
Kỹ năng thực hiện trắc nghiệm trí tuệ
Ghi chú: ĐTB: Điểm trung bình; ĐLC: Độ lệch chuẩn; (*) kiểm đinh t cho phương sai không đồng nhất.
Kỹ năng chuyên sâu nhất của hoạt động tham vấn tâm lý là nhóm kỹ năng thực hiện đánh giá và trắc nghiệm tâm lý. Kỹ năng được HS đánh giá tốt nhất là kỹ năng thực hiện các trắc nghiệm hướng nghiệp (ĐTB: 3,48), kế đến là kỹ năng thực hiện các trắc nghiệm nhân cách (ĐTB: 3,19). Tuy nhiên các trắc nghiệm lượng giá khó khăn tâm lý đều không được người làm tham vấn và HS đánh giá cao. Đây lại là một trong những hoạt động mà HS đến tham vấn nhiều nhất, do đó cần phải có hoạt động hỗ trợ người làm tham vấn nâng cao kỹ năng thực hiện các trắc nghiệm lượng giá các khó khăn tâm lý và sức khỏe tâm thần để có định hướng can thiệp
3.1.2.3. Kỹ năng tổ chức hoạt động tham vấn tâm lý
Bảng 3.15. Người làm công tác tham vấn tâm lý tự đánh giá về kỹ năng tổ chức