Bảng 3.1. Hình thức và tần suất tổ chức hoạt động tham vấn tâm lý do người làm công tác tham vấn lựa chọn
STT Hình thức tham vấn tâm lý
1 Tham vấn trực tiếp với học
sinh
2 Tham vấn qua điện thoại với
học sinh
3 Tham vấn qua internet (Mail,
Zalo, Facebook) với học sinh
4 Tham vấn nhóm với học sinh
5 Lồng ghép vào nội dung giảng
dạy môn học
6 Lồng ghép vào nội dung sinh
hoạt chủ nhiệm
Ghi chú: 5: Rất thường xuyên; 4:
tâm lý lựa chọn rất thường xuyên) và Trao đổi trực tiếp với học sinh (18,1% chọn rất thường xuyên và 27,7% chọn thường xuyên). Trong khi hình thức Lồng ghép vào nội dung giảng dạy môn học không có GV/người làm công tác tham vấn tâm lý nào đánh giá ở mức 5.
Bảng 3.2. Hình thức và tần suất tổ chức hoạt động tham vấn tâm lý giữa người làm công tác tham vấn tại các khu vực
STT Hình thức tham vấn tâm lý
1 Tham vấn trực tiếp với học
sinh
2 Tham vấn qua điện thoại với
học sinh
3 Tham vấn qua internet (Mail,
Zalo, Facebook) với học sinh
4 Tham vấn nhóm với học sinh
5 Lồng ghép vào nội dung giảng
dạy môn học
6 Lồng ghép vào nội dung sinh
hoạt chủ nhiệm
Bảng 3.2 cho thấy hình thức tổ chức tham vấn tâm lý phổ biến nhất của người làm công tác tham vấn tại cả hai khu vực nội thành và ngoại thành có sự khác biệt. Người làm công tác tham vấn tại các trường nội thành ưu tiên hình thức Tham vấn
nhóm (điểm trung bình: 3,53) trong khi người làm tham vấn tại trường ngoại thành
với người làm công tác tham vấn tâm lý, chúng tôi ghi nhận những thuận lợi và khó khăn của các phương pháp tham vấn tâm lý. Đối với phương pháp tham vấn trực tiếp cá nhân chúng tôi ghi nhận những ý kiến sau:
“Đa phần là HS đến hỏi trực tiếp về những khó khăn và chúng tôi có thể chia
sẻ với các em và giúp các em giải tỏa những khó khăn đó. Các em thường tranh thủ giờ ra chơi hoặc các giờ tăng cường buổi chiều, đến gặp chúng tôi để trò chuyện… thật ra gọi là tham vấn tâm lý cũng không hẳn, có thể gọi là nói chuyện, tâm sự. Tuy nhiên cũng gặp nhiều khó khăn ví dụ như thời gian, rồi thỉnh thoảng có những chuyện bảo mật nhưng không có phòng riêng mà phải ngồi ở phòng y tế, ghế đá thì hơi bất tiện…”
(Cô T.T.D., trường THPT Nguyễn Hữu Huân) “Phương pháp em cảm thấy tốt nhất
là nói chuyện riêng với từng em học sinh vì các em sẽ chia sẻ nhiều hơn và thoải mái hơn, nhưng thật sự thời gian không đủ… nửa tiếng ra chơi nhiều khi em chưa giúp nhiều được các em. Sau này khi được tập huấn em có thử phương pháp thảo luận với 1 nhóm nhiều em cùng lúc thì thấy tiết kiệm thời gian, các em có thể cùng nhau trao đổi sau khi gặp mình…”
(Cô N.T.V.A., trường THPT Tam Phú). Như vậy, có thể thấy phương pháp tham vấn tâm lý qua hình thức tham vấn trực tiếp với học sinh được người làm công tác tham vấn đánh giá cao về mặt hiệu quả nhưng cũng có những khuyết điểm như mất nhiều thời gian, cần có không gian làm việc chuyên nghiệp.
Bảng 3.3. Hình thức và tần suất tổ chức hoạt động tham vấn tâm lý do học sinh lựa chọn
STT Hình thức tham vấn tâm lý
1 Tham vấn trực tiếp với học sinh
3 Tham vấn qua internet (Mail, Zalo, Facebook) với học sinh
4 Tham vấn nhóm với học sinh
5 Lồng ghép vào nội dung giảng dạy môn học
6 Lồng ghép vào nội dung sinh hoạt chủ nhiệm
Ghi chú: 5: Rất yêu thích; 4: Yêu thích; 3: Bình thường;
thích; 1: Rất không yêu thích
Trong số những hoạt động tham vấn tâm lý, Tham vấn trực tiếp là hoạt động được học sinh lựa chọn với đa phần đánh giá ở mức 4 và 5. Bên cạnh đó Tham vấn
qua Internet cũng được các em lựa chọn nhiều với 22,6% ở mức 5 và 12,7% ở mức
4. Khi phỏng vấn chúng tôi nhận thấy HS có nhu cầu được tham vấn tâm lý riêng vì không muốn bạn bè, người thân biết được. Các em HS đã chia sẻ như sau:
“Em có nguyện vọng nghề nghiệp không giống như mong đợi từ gia đình, một phần em cũng muốn được tư vấn về việc chọn trường, chọn nghề nghiệp, một phần em cũng stress vì không được gia đình chia sẻ. Cũng may mắn cho em là cô chủ nhiệm khá trẻ và cởi mở nên thỉnh thoảng em cũng hẹn gặp cô sau giờ học hoặc nhắn tin riêng cho cô để xin lời khuyên và được cô nâng đỡ rất nhiều….”
(HS L.T.T.H., trường THPT Tam Phú).
“Khi nói chuyện với các bạn, em thường không nói thật với mọi người về những cảm xúc của mình hoặc những chuyện riêng vì sợ bị chọc. Nhiều khi em cũng muốn chia sẻ với ai đó… từ khi trường có phòng tham vấn tâm lý thì em thấy giúp ích được cho bản thân mình rất nhiều. Em yên tâm chia sẻ được chuyện nhà mà không sợ ai biết vì các cô có nói về bảo mật. Sau này, phòng tham vấn trường em có tổ chức những buổi chia sẻ, sáng tạo nhóm… em cảm thấy rất hay và giúp ích được cho nhiều bạn, nhưng cũng cần phải có chút xíu sự tổ chức chuyên nghiệp” (HS
Do đó, khi thực hiện hoạt động tham vấn tâm lý thông qua hoạt động nhóm, người làm công tác tham vấn cần xây dựng khung tham vấn rõ ràng và nghiêm túc để tránh sự thiếu tương tác, thấu cảm giữa những HS tham gia với nhau. Trong những buổi tham vấn nhóm, người làm công tác tham vấn cần phải đặt ra quy định, có kỹ năng điều phối, chia sẻ và khơi gợi.
Bảng 3.4. So sánh hình thức tham vấn tâm lý được người làm công tác tham vấn và học sinh lựa chọn
Hình thức tham vấn tâm lý
Tham vấn trực tiếp với học sinh
Tham vấn qua điện thoại với học sinh Tham vấn qua internet (Mail, Zalo, Facebook) với học sinh
Tham vấn nhóm với học sinh
Lồng ghép vào nội dung giảng dạy môn học
Lồng ghép vào nội dung sinh hoạt chủ nhiệm
Ghi chú: ĐTB: Điểm trung bình; ĐLC: Độ lệch chuẩn; (*) kiểm định t cho phương sai không đồng nhất.
Bảng 3.4 cho thấy cả người làm công tác tham vấn và HS đều lựa chọn hình thức tham vấn tâm lý là Tham vấn trực tiếp, điểm trung bình ở 2 nhóm là cao nhất, lần lượt là 3,41 và 3,84; có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê (p=0,0002). Người làm công tác tham vấn chọn lựa hình thức tham vấn tâm lý nhóm cao hơn HS, điểm
trung bình ở 2 nhóm lần lượt là 3,38 và 2,77 (p=0,0001). Hoạt động tham vấn nhóm sẽ giúp tiết kiệm được thời gian, lâu dài giúp cho HS tự hỗ trợ nhau, tuy nhiên không được HS đánh giá cao. Cuối cùng, cả 2 nhóm đều ít lựa chọn hình thức lồng ghép vào nội dung sinh hoạt chủ nhiệm và lồng ghép vào nội dung môn học.
Thực trạng các mặt biểu hiện kỹ năng tham vấn tâm lý được thể hiện ở bảng 3.5. Các nội dung về kỹ năng tham vấn tâm lý của người làm công tác tham vấn tâm lý học đường bao gồm bốn nhóm kỹ năng sau: kỹ năng tham vấn tâm lý cá nhân, kỹ năng tham vấn tâm lý nhóm, kỹ năng thực hiện đánh giá và trắc nghiệm tâm lý, kỹ năng tổ chức hoạt động tham vấn tâm lý.