Địa bàn và mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ NĂNG THAM vấn tâm lý của NGƯỜI làm CÔNG tác THAM vấn tâm lý học ĐƯỜNG tại các TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ THỦ đức, THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 39 - 44)

2.1.2.1. Địa bàn nghiên cứu

Nghiên cứu được triển khai tại 4 THPT trên địa bàn thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh bao gồm: THPT Ngô Thời Nhiệm, THPT Nguyễn Hữu Huân, THPT Tam Phú và THPT Long Trường. Trong đó hai trường THPT Ngô Thời Nhiệm và THPT Nguyễn Hữu Huân nằm ở khu vực nội thành của thành phố Thủ Đức và hai trường THPT Tam Phú và THPT Long Trường nằm ở khu vực ngoại thành.

2.1.2.2. Khách thể nghiên cứu

Mẫu của nghiên cứu này là mẫu ngẫu nhiên. Mẫu điều tra bằng bảng hỏi định lượng chính thức bao gồm: 105 người làm công tác tham vấn học đường bao gồm giáo viên, chuyên viên tâm lý học đường.

Bên cạnh đó nghiên cứu cũng tiến hành điều tra bảng hỏi trên 332 học sinh THPT. Cuối cùng, nghiên cứu tiến hành phỏng vấn định tính 5 người làm công tác tham vấn tâm lý học đường, 5 học sinh đã được tham vấn tâm lý và 2 cán bộ quản lý trường học.

Bảng 2.1. Đặc điểm mẫu khách thể

người làm công tác tham vấn học đường (n=105) Đặc điểm khách thể

Trường

Khu vực

Giới tính

Thâm niên công tác

Chức vụ chính

Tập huấn trong 1 năm

Bảng 2.2. Đặc điểm mẫu khách thể học sinh (n=332) Đặc điểm khách thể

Khu vực

Giới tính

Nội dung tham vấn tâm

Nghiên cứu ghi nhận 105 người làm công tác tham vấn học đường và 350 học sinh đồng ý trả lời bảng hỏi. Sau khi thu bảng hỏi và mã hóa phiếu, có 105 bảng hỏi (100%) của người làm công tác tham vấn và 332 bảng hỏi (94,8%) của học sinh hợp lệ.

Trong tổng số 105 người làm công tác tham vấn tham gia nghiên cứu, 60 người (tỉ lệ 57,1%) đang làm việc tại các trường ở khu vực ngoại thành của thành phố Thủ Đức và 45 người (42,9%) đang làm việc tại các trường ở khu vực nội thành. Bảng 2.1 cho thấy tỉ lệ GV chủ nhiệm thực hiện công tác tham vấn lý chiếm ưu thế với 70,5%, người tham vấn là nữ nhiều hơn nam (58,1% so với 42,9%). Đáng lưu ý, chỉ có 30,5% người làm tham vấn tâm lý trường học có tham gia các chương trình tập huấn trong vòng 1 năm. Kết quả này phần nào bị ảnh hưởng bởi tình trạng dịch COVID khi các chương trình tập huấn trực tiếp tại trường bị tạm hoãn, các lớp học dành cho người làm tham vấn không thể tổ chức. Các đặc điểm khác như thâm niên công tác, phân bố theo trường được trình bày trong bảng 2.1. Ở nhóm khách thể là HS, tỉ lệ nữ cao hơn (57,2%) so với nam (43,5%). Các vấn đề mà HS đến tham vấn tâm lý bao gồm: khó khăn tâm lý như căng thẳng, lo âu, v.v… (74,7%), hướng nghiệp (48,2%) và đặc biệt có 60 HS (tỉ lệ 18,1%) đến tham vấn vì những lo lắng về vấn đề sức khỏe thể lý. Vì vậy, bên cạnh kiến thức về tâm lý nói chung, người làm công tác tham vấn tâm lý học đường cũng cần trang bị thêm các kiến thức về sức khỏe, sự phát triển cơ thể của HS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ NĂNG THAM vấn tâm lý của NGƯỜI làm CÔNG tác THAM vấn tâm lý học ĐƯỜNG tại các TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ THỦ đức, THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(142 trang)
w