Hoạch định sảnxuất tổng hợp

Một phần của tài liệu thiết lập các chỉ số kpis cho công tác hoạch định sản xuất sản phẩm trb tại công ty tnhh schaeffler việt nam (Trang 29 - 31)

Để bắt đầu quá trình sản xuất, trước tiên bạn cần xây dựng hệ thống hoạch định sản xuất bao gồm: hoạch định tổng hợp (aggregate planning) và lịch trình sản xuất chính (Master Production Scheduling - MPS). Trong đó, hoạch định tổng hợp là quá trình lập kế hoạch sử dụng các nguồn lực một cách hợp lý vào quá trình sản xuất ra các sản phẩm hoặc dịch vụ đảm bảo cực tiểu hoá toàn bộ chi phí có liên quan đến chương trình sản xuất độc lập. Lịch trình sản xuất chính (MPS) là một kế hoạch để sản xuất cụ thể, chi tiết đến từng loại sản phẩm và khi đuợc lập kế hoạch thì kế hoạch cho từng tuần

một, nó cho biết bao nhiêu lượng hàng hóa được sản xuất và khi nào thì được sản xuất xong.

2.3.2.1 Mục tiêu của hoạch định sản xuất tổng hợp

Mục tiêu của hoạch định sản xuất tổng hợp là phát triển các kế hoạch sản xuất một cách hiện thực và tối ưu.

Tính hiện thực của kế hoạch thể hiện ở chỗ các kế hoạch phải nhằm vào việc đáp ứng các nhu cầu mà doanh nghiệp muốn phục vụ và trong phạm vi khả năng của họ

Tính tối ưu là bảo đảm việc sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực của doanh nghiệp. Tính tối ưu mặc dù rất khó đạt được, song hoạch định tổng hợp ít nhất cũng phải bảo đảm sử dụng hợp lý nhất đến mức có thể được các nguồn lực và giữ cho chi phí hoạch định là thấp nhất.

Để huy động cao nhất các nguồn lực, hoạch định tổng hợp sẽ cố gắng đạt được sản lượng cao trên cơ sở dự kiến tốt các tình thế có thể có nhu cầu cao, chủ động có biện pháp biến đổi sản xuất. Trong quá trình lập kế hoạch đáp ứng nhu cầu, hai khuynh hướng có thể xảy ra là:

- Thứ nhất, duy trì mức sản xuất quá cao để doanh nghiệp hoạt động trong tình trạng dư thừa khả năng, hoặc tích lũy tồn kho quá cao gây lãng phí.

- Thứ hai, duy trì mức sản xuất quá thấp không đủ để đối phó với nhu cầu tăng làm mất khách hàng, giảm thấp uy tín, bỏ lỡ cơ hội kinh doanh.

Sự lãng phí nguồn lực cũng như bỏ lỡ cơ hội kinh doanh đều dẫn đến sự giảm thấp hiệu quả. Vấn đề đặt ra với hoạch định tổng hợp là phải tìm ra khả năng sản xuất trong từng thời kỳ phù hợp với nhu cầu và đạt hiệu quả kinh tế quả cao.

2.3.2.2 Các yếu tố đầu vào cho quá trình hoạch định

Lãnh vực Yếu tố đầu vào điển hình

Kỹ thuật - Phát triển sản phẩm mới

- Những thay đổi và ảnh hưởng đối với các nguồn tài nguyên - Tiêu chuẩn cho thiết bị và lao động

Tài chính - Dữ liệu về chi phí

- Khả năng tài chính của công ty Nguồn nhân lực - Điều kiện thị trường lao động

- Khả năng của chương trình huấn luyện

SX chế tạo - Công suất thiết bị hiện thời; Năng suất lao động - Mức độ nhân lực hiện thời

Tiếp thị - Dự báo/ điều kiện kinh tế - Hành vi cạnh tranh

Vật tư - Khả năng cung cấp nguyên vật liệu

- Mức độ tồn kho hiện thời; Khả năng tồn kho - Năng lực của nhà thầu phụ

Bảng 2-2: Các yếu tố đầu vào cho quá trình hoạch định

Một phần của tài liệu thiết lập các chỉ số kpis cho công tác hoạch định sản xuất sản phẩm trb tại công ty tnhh schaeffler việt nam (Trang 29 - 31)