Với 32 trường hợp nghiên cứu, dựa vào cách tính điểm và bảng phân loại của Okuda. Số liệu các giai đoạn được thể hiện như sau:
Giai đoạn I : 8 trường hợp chiếm 25%. Giai đoạn II : 19 trường hợp chiếm 59,37%. Giai đoạn III : 5 trường hợp chiếm 15,63%.
Như vậy số liệu nghiên cứu tập trung nhiều ở giai đoạn II, ít ở giai đoạn I và III. Điều này có thể giải thích như sau: ở giai đoạn I, đây là giai đoạn đầu các triệu về cổ chướng, vàng da và triệu chứng toàn thân còn mờ nhạt, tính chất đau và khối u hạ sườn phải còn mơ hồ. Điều kiện kinh tế xã hội và nhận thức về bệnh tật của người dân chưa cao nên thường bỏ qua. Giai đoạn này thường phát hiện tình cờ khi đi khám siêu âm hoặc gặp ở những đối tượng có nhận thức tốt về bệnh tật.
chứng lâm sàng và cận lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh. Nên bắt buộc bệnh nhân phải đi nhập viện vì vậy mà tần suất ở giai đoạn này cao nhất và người bệnh còn đang kỳ vọng chữa bệnh.
Ở giai đoạn III chúng tôi chỉ gặp 5 trường hợp chiếm 15,63%. ở một số bệnh nhân và gia đình giai đoạn này thường rất bi quan chán nản, họ có tư tưởng cho là ung thư không thể chữa được nên ít nhập viện và thường nằm nhà chấp nhận số phận. Vì vậy tỷ lệ giai đoạn III nhập viện rất thấp, đây là một khó khăn cho việc nghiên cứu về ung thư ở giai đoạn này. Việc phân chia theo giai đoạn của ung thư tế bào gan nguyên phát có ý nghĩa to lớn trong lâm sàng cung như nghiên cứu. Nó giúp cho người thầy thuốc nội khoa cũng như ngoại khoa có chỉ định thích hợp trong phẫu thuật, trong các thủ thuật điều trị.