Nhận xét một số marker trong ung thư tế bào gan nguyên phát

Một phần của tài liệu đánh giá rối loạn cầm máu và đông máu trên bệnh nhân ung thư tế bào gan nguyên phát (Trang 56 - 60)

- 1 fetoprotein:

Số liệu mà chúng tôi gặp cao nhất là 5300 ng/ml thấp nhất là 513 ng/ml, từ 500 - 1000 ng/ml chiếm 24 trường hợp với 75%, 8 trường hợp trên 1000 ng/ml chiếm 25%, hàm lượng trung bình 1122 ng/ml.

Với 79 trường hợp nghiên cứu của mình về ung thư tế bào gan nguyên phát Hoàng Trọng Thảng gặp thấp nhất là 100 ng/ml và cao nhất 5000 ng/ml,

trung bình là 1033,39 ng/ml. Như vậy giá trị trung bình của chúng tôi so với Hoàng Trọng Thảng là xấp xỉ như nhau [24]. Theo các tài liệu nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước thì trị số (1fetoprotein đưa ra để chẩn đoán ung thư gan nguyên phát như sau:

* Tôn Thất Bách ≥ 400 ng/ml [1]. * Nguyễn Khánh Trạch ≥ 400 ng/ml [7]. * Hoàng Trọng Thảng ≥ 300 ng/ml [24]. * Mai Trọng Khoa ≥ 300 ng/ml [13]. * Kurt > 500 ng/ml [41].

1 fetoprotein bản chất là một Protein. Khi điện di nó dừng lại ở mức , đầu tiên nó được định lượng bằng điện di. Ngày nay nó được định lượng bằng phương pháp miễn dịch gắn kết men và phương pháp miễn dịch phóng xạ. Đây là một Marker rất quan trọng tham gia chẩn đoán ung thư tế bào gan nguyên phát, tiên lượng sau điều trị hoặc phẫu thuật cắt bỏ hoặc thủ thuật bít tắc động mạch gan riêng.

Một số bệnh lý gan như: Xơ gan. HBV và HCV có thể tăng cao nhưng thường giới hạn dưới 200 ng/ml. Trường hợp tăng cao ngang bằng hoặc hơn so với ung thư tế bào gan nguyên phát thì có ung thư nguyên tế bào gan nhưng bệnh lý này chỉ gặp ở trẻ nhỏ không nằm trong lứa tuổi nghiên cứu của chúng tôi. Theo nghiên cứu của Hoàng Trọng Thảng thì 1 Fetoprotein có tương quan

với tỷ SGOT/SGPT (Seric glutamo-oxalo transaminase; Seric glutamo Pyruvic transaminase), không tương quan với đường kính khối u [24].

- Kháng nguyên HBsAg:

Kết quả nghiên cứu qua 32 trường hợp ung thư tế bào gan nguyên phát của chúng tôi cho thấy: 26/32 trường hợp có HBsAg dương tính chiếm tỷ lệ 81,25%. So với một số thống kê của tác giả trong và ngoài nước cho thấy như sau:

- Bùi Thị Thanh Hà (Hà Nội): 85%. - Nguyễn Anh Tuấn (Thành phố Hồ Chí Minh): 70,7%.

- Theo Jsabell Waller thì tỷ lệ HBsAg dương tính ở các nước như sau: * Italia : 36%.

* Tây Ban Nha : 17%. * Nhật Bản : 42%. * Hoa Kỳ : 32%. * Nam Phi : 48%. * Mozambic : 66%.

* Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Công: 80% [7] [10] [40].

Từ khảo sát trên chúng tôi thấy nhóm bệnh nhân ung thư tế bào gan nguyên phát có HBsAg dương tính ở Châu Á (trừ Nhật Bản) và Châu Phi có tỷ lệ dương tính cao nhất trong đó có Việt Nam tỷ lệ dương tính là 85%, còn ở các nước Tây Âu và Nhật Bản tỷ lệ này thấp hơn (30 - 40%) [41].

Qua các điều tra dịch tể học ở các khu vực trên thế giới thì sự phân bố người nhiễm HBsAg dương tính phù hợp với tỷ lệ ung thư gan nguyên phát và nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy như vậy. Sở dĩ ở các nước Tây Âu và Nhật Bản có tỷ lệ thấp là vì đời sống kinh tế ở mức cao, công tác chăm sóc chăm sóc sức khỏe ban đầu và hoạt động y tế cộng đồng ở mức tiên tiến. Việc dự phòng HBV triển khai sớm và quy mô lớn hơn.

HBV là một trong những tác nhân gây bệnh ung thư gan nguyên phát lớn nhất. Nó phát triển rất chậm trong cơ thể người bệnh có HBsAg dương tính hoạt động, phải 20 - 30 năm sau mới hình thành ung thư. Vì vậy bệnh nhân thường chủ quan, để phát hiện sớm ung thư ở những người có HBsAg dương tính thì nên 6 tháng 1 lần phải tầm soát bằng siêu âm gan mật và làm xét nghiệm 1

fetoprotein định kỳ [58]. Việc tiêm phòng vác xin HBV và các phương pháp tránh lây nhiễm bằng đường máu, đường tình dục là cực kỳ quan trọng cho chiến

lược phòng ngừa ung thư tế bào gan nguyên phát. Cũng cần lưu ý rằng trong một số trường hợp ung thư tế bào gan nguyên phát có HBsAg âm tính, khi làm xét nghiệm sinh học bằng phương pháp PCR vẫn thấy các chuổi DNA của HBV ở tế bào gan lành xung quanh khối u cũng như tế bào ung thư [52].

4.1.1.6.Nhận xét kết quả xét nghiệm sinh hóa:

- Bilirubin máu toàn phần:

Từ kết quả của bảng 3.6 nếu theo phân loại của Okuda thì chúng tôi gặp 5 trường hợp có Bilirubin toàn phần trong máu trên 50 micromol/l chiếm 15,63 %, còn lại trên 30g/l là 27 trường hợp chiếm 84,37%.

Thực tế trên lâm sàng, hình ảnh vàng da rõ nét cũng thấp chiếm 12% theo thống kê của chúng tôi cũng như của Bùi Thị Thanh Hà và Wallner là 14% [40]. Có lẽ Bilirubin chỉ tăng cao khi ung thư ở giai đoạn cuối di căn mạnh vào khắp toàn bộ gan, làm chèn ép các đường mật lớn gây ứ mật. Theo Masamichi Kojiro trong công trình nghiên cứu của mình đã chỉ ra rằng có 24 ca trên 259 trường hợp mổ tử thi thấy có các khối u nhỏ di căn vào đường mật phát triển ở đó, phá hủy, lấp tắc hệ thống đường mật, đối chiếu với lâm sàng ở những trường hợp này bệnh nhân có vàng da và bilirubin toàn phần tăng cao (> 10 mg/dl). Tác giả so sánh hồi cứu với lô đối chứng có ung thư tế bào gan nguyên phát nhưng không xâm lấn đường mật, thì thời gian sống với thể ung thư xâm lấn đường mật ngắn hơn nhiều [49]. Tôn Thất Bách nêu lên rằng: Không nên phẫu thuật với những bệnh nhân ung thư tế bào gan nguyên phát có Bilirubin toàn phần tăng cao [1]. Điều này cũng khẳng định thêm ý nghĩa phân loại của Okuda.

Hàm lượng Bilirubin có thể cao hơn nữa nếu khảo sát với số lượng nhiều, tỷ lệ bệnh nhân nằm viện ở giai đoạn cuối cao. Đây cũng là một xét nghiệm mang ý nghĩa tiên lượng.

- Albumin máu:

trên chúng tôi thấy: Hàm lượng Albumin máu hoàn toàn bị giảm trong ung thư tế bào gan nguyên phát, nhưng mức độ giảm cũng rất khác nhau. Nếu theo tiêu chuẩn của Okuda thì chúng tôi có 10 trường hợp chiếm 31,25% có Albumin máu giảm dưới 30g/l [60]. Đây là một xét nghiệm đánh giá chức năng gan trong bệnh lý gan mật nói chung và trong ung thư tế bào gan nguyên phát nói riêng. Nó chính xác hơn Protit máu vì trong cơ thể người chỉ có gan là nơi sản xuất ra Albumin trong khi Protein máu có thể thiếu khách quan vì các hạch còn sản xuất các Globulin miễn dịch. Vì vậy mà Okuda đã đưa cơ sở cho tính điểm phân loại giai đoạn để tiên lượng độ nặng trong ung thư tế bào gan nguyên phát.

Việc giảm Albulin máu thể hiện tế bào gan giảm chức năng và liên quan đến một loạt cơ chế bệnh lý khác như cổ chướng, cơ chế rối loạn các yếu tố đông máu do giảm các yếu tố II, VII, Protein S, Protein C vì bản chất của chúng là các Protein. Đây là một xét nghiệm để giúp cho tiên lượng nó ít có giá trị cho chẩn đoán [16].

Một phần của tài liệu đánh giá rối loạn cầm máu và đông máu trên bệnh nhân ung thư tế bào gan nguyên phát (Trang 56 - 60)