Luận án đặt ra và sẽ giải quyết các câu hỏi nghiên cứu sau đây:
- ĐKTMC là gì? Bản chất pháp lý của ĐKTMC? ĐKTMC và hợp đồng mẫu có là một?
- Cơ sở nào để pháp luật can thiệp điều chỉnh việc áp dụng các ĐKTMC trong quan hệ hợp đồng?
- Tại sao pháp luật các nước có các cách tiếp cận khác nhau điều chỉnh về vấn đề này?
- Việc pháp luật Việt Nam tồn tại cả quy định về hợp đồng mẫu trong BLDS và các quy định về hợp đồng mẫu, điều kiện giao dịch chung trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi NTD có là sự hợp lý?
- Pháp luật về ĐKTMC ở Việt Nam cần được hoàn thiện như thế nào?
Kết luận Chương 1
1. ĐKTMC là hiện tượng tất yếu của nền kinh tế phát triển. Việc nghiên cứu pháp luật về ĐKTMC do vậy cũng đã được xuất hiện sớm trong khoa học pháp lý của các quốc gia phát triển. Tuy nhiên ở Việt Nam, tình hình nghiên cứu về pháp luật về ĐKTMC chỉ mới xuất hiện trong thời gian gần đây cùng với nhu cầu bức thiết của việc bảo vệ quyền lợi NTD trước các ĐKTMC trái pháp luật. Phần lớn các công trình nghiên cứu đã tiếp cận theo hướng bảo vệ quyền lợi NTD trước các giao dịch hợp đồng mẫu, các điều kiện giao dịch chung trong lĩnh vực tiêu dùng.
2. Mặc dầu vậy, ĐKTMC là hiện tượng kinh tế xuất hiện ở nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau, được áp dụng không chỉ với NTD mà còn được áp dụng với các thương nhân với nhau. Câu hỏi được đặt ra liệu pháp luật có cần thiết phải điều chỉnh cả việc áp dụng ĐKTMC trong các hợp đồng giữa thương nhân với các thương nhân đã bắt đầu được đề cập rộng rãi trong khoa học pháp lý của các quốc gia trên thế giới trong những năm gần đây.
3. Ở Việt Nam chưa có một công trình khoa học nào đặt vấn đề nghiên cứu nói trên, các câu hỏi nghiên cứu mà NCS nêu ra cũng chưa được giải quyết một cách toàn diện về cơ sở lý luận và thực tiễn. Trong bối cảnh từng bước hoàn thiện pháp luật, đặc biệt là pháp luật hợp đồng để đối diện với những thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế, việc nghiên cứu những vấn đề lý luận lý giải cặn kẽ căn nguyên của việc xây dựng pháp luật về ĐKTMC là lựa chọn mới, lần đầu tiên được tiếp cận.
CHƯƠNG 2