Về chủ thể không được làm người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng

Một phần của tài liệu Ủy quyền trong vụ án dân sự theo bộ luật tố tụng dân sự việt nam – một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 63 - 68)

dân sự

2.3.1 Bất cập trong quy định của pháp luật

Vấn đề thứ nhất

Người tiến hành tố tụng là những người có tác động đến việc giải quyết vụ án, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự thông qua các phán quyết hoặc bản án của Tòa án. Do đó, hầu hết các văn bản pháp luật quốc tế và văn bản pháp luật của Liên minh châu Âu đều thống nhất rằng nguyên tắc độc lập, vô tư

là các thành tố quan trọng cấu thành nên nền tư pháp.64 Cũng chính vì vậy, để đảm

bảo vụ việc dân sự được giải quyết đúng pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích mà pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện nay, cụ thể tại Điều 52 BLTTDS năm 2015 đã quy định những căn cứ phải từ chối hoặc thay đổi người tiến hành tố tụng.

Trong đó, nếu rơi vào trường hợp người tiến hành tố tụng đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự thì phải thay đổi người tiến hành tố tụng. BLTTDS năm 2015 không định nghĩa thế nào được gọi là “người thân thích” và hiện tại cũng chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về vấn đề này. Có thể tham khảo khái niệm “Người thân thích” trong Luật Hôn nhân và Gia đình năm

2014. Theo đó, khái niệm này định nghĩa như sau: “Người thân thích là người có

quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng, người có cùng dòng máu về trực hệ và người có họ trong phạm vi ba đời”.

Liên quan đến quan hệ ủy quyền, quy định trên đặt ra câu hỏi: Trong trường hợp người đại diện theo ủy quyền là người thân thích của những người tiến hành tố tụng thì phải giải quyết như thế nào? Có phải từ chối, thay đổi người tiến hành tố tụng hay không? Rõ ràng tại khoản 1 Điều 52 BLTTDS năm 2015 không quy định vấn đề này.

Xuất phát từ lý do người đại diện đang nhân danh và vì lợi ích của đương sự (người được đại diện) để thực hiện các công việc lẽ ra đương sự phải thực hiện, cho nên nếu người đại diện theo ủy quyền là người thân thích với người tiến hành tố

64 Nguyễn Hoà ng Anh, Trầ n Thu Hạ nh (2014), “Nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của Thẩm phán trong pháp

tụng thì khả năng làm cho quyền và lợi ích của các đương sự còn lại bị ảnh hưởng là rất lớn.

Mặt khác, tham khảo các quy định về từ chối, thay đổi người tiến hành tố tụng trong BLTTDS Trung Quốc năm 2012, ta thấy, một trong những trường hợp Thẩm phán phải từ chối tiến hành tố tụng, các bên tranh chấp có quyền đề nghị thay đổi Thẩm phán bằng miệng hoặc bằng văn bản khi Thẩm phán là người thân thích của

đương sự hoặc đại diện của đương sự trong vụ án đó.65 Như vậy, so với BLTTDS

Việt Nam thì BLTTDS Trung Quốc đã mở rộng thêm trường hợp phải từ chối, thay đổi người tiến hành tố tụng đối với người đại diện của đương sự là người thân thích của Thẩm phán.

Do đó, có quan điểm cho rằng: “Cần bổ sung căn cứ từ chối, thay đổi người

tiến hành tố tụng khi người tiến hành tố tụng là người thân thích với người đại diện của đương sự. Điều này góp phần đảm bảo cho việc giải quyết vụ án được vô tư, khách quan, đồng thời quy định này sẽ tạo ra sự chặt chẽ, khoa học trong các căn cứ từ chối, thay đổi người tiến hành tố tụng của pháp luật tố tụng dân sự”.66

Quan điểm của tác giả khóa luận cho rằng: căn cứ vào nội dung ủy quyền không phải trong mọi trường hợp mối quan hệ thân thích của người đại diện theo ủy quyền và người tiến hành tố tụng đều làm ảnh hưởng đến tính khách quan của vụ án. Do đó, không cần thiết phải bổ sung thêm căn cứ từ chối, thay đổi người tiến hành tố tụng với trường hợp người đại diện vào khoản 1 Điều 52 BLTTDS. Xuất phát từ hai lý do sau đây:

Một là, nếu nội dung ủy quyền là thay mặt người ủy quyền tham gia tố tụng thì người đại diện đương nhiên có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ xuyên suốt trong mọi giai đoạn tố tụng của vụ án. Khi đó, mối quan hệ thân thích giữa người tiến hành tố tụng và người đại diện theo ủy quyền của đương sự có thể làm ảnh hưởng đến sự thật khách quan của vụ án. Trong quá trình giải quyết vụ án, người thân thích

65BLTTDS Trung Hoa :

Điều 44 “Under any of the following circumstances, a judge shall voluntarily disqualifyhimself or herself,

and a party shall be entitled to request disqualification of such a judge verbally or in writing: (1) The judge is a party to a case or is a close relative of a party to a case or a lit igation representative thereofIn writing their recusal shall be made by the person”.

https://wipolex.wipo.int/en/text/475467 (truy cậ p ngà y 20/6/2021).

66Xa Kiều Oa nh (2018), Căn cứ từ chối, thay đổi người tiến hành tố tụng trong tố tụng dân sự, Luậ n vă n

có thể có những tác động hoặc người tiến hành tố tụng chủ động sẽ nghiêng về phía người thân mà đặt ra những yêu cầu, quyết định bất lợi cho các đương sự còn lại.

Ngược lại, nếu nội dung ủy quyền chỉ là một hoặc một số công việc nhất định mà mối quan hệ thân thích giữa người đại diện và người tiến hành tố tụng không thể làm ảnh hưởng đến tính khách quan của vụ án thì không cần thiết phải từ chối, thay đổi người tiến hành tố tụng. Chẳng hạn như việc nguyên đơn ủy quyền cho người đại diện nhận các văn bản từ Tòa án như giấy triệu tập, quyết định đưa vụ án ra xét xử,...

Hai là, pháp luật đã dự liệu những trường hợp khác có thể xảy ra nếu những quy định pháp luật chưa kịp thời điều chỉnh về căn cứ từ chối, thay đổi người tiến hành tố tụng. Theo đó, khi nhận thấy rõ ràng có sự không vô tư, khách quan của người tiến hành tố tụng nhưng lại không thuộc bất cứ trường hợp cụ thể nào mà pháp luật quy định thì lúc này, có thể áp dụng quy định tại khoản 3 Điều 52 BLTTDS năm 2015.

Cụ thể tại khoản 3 Điều 52 BLTTDS năm 2015 quy định rằng nếu có căn cứ rõ ràng người tiến hành tố tụng có thể không vô tư, khách quan khi làm nhiệm vụ thì phải tiến hành từ chối, thay đổi người tiến hành tố tụng.

Trên tinh thần đó, Nghị quyết số 03/2012 NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội

đồng Thẩm phán về hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất

“những quy định chung” của bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của bộ luật tố tụng dân sự thì căn cứ này có thể là ngoài các trường hợp được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 52 của BLTTDS thì trong các trường hợp khác (như trong quan hệ tình cảm, quan hệ thông gia, quan hệ công tác, quan hệ kinh tế,...) có căn cứ rõ ràng để có thể khẳng định là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên, Thư ký Tòa án không vô tư trong khi làm nhiệm vụ. Ví dụ: Hội thẩm nhân dân là anh em kết nghĩa của nguyên đơn; Thẩm phán là con rể của bị đơn; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là Thủ trưởng cơ quan nơi vợ của Thẩm phán làm việc,... mà có căn cứ rõ ràng chứng minh là trong cuộc sống giữa họ có mối quan hệ tình cảm thân thiết với nhau, có mối quan hệ về kinh tế,...

Do vậy, những đương sự khác trong vụ án có thể dựa vào căn cứ tại khoản 3 Điều 52 BLTTDS để yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng khi xét thấy giữa người đại diện theo ủy quyền và người tiến hành tố tụng có mối quan hệ thân thích

hoặc mối quan hệ khác mà có khả năng làm ảnh hưởng đến sự vô tư, khách quan khi làm nhiệm vụ.

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là những căn cứ không vô tư này thực tế lại khó chứng minh. Việc đánh giá, nhận định theo hướng cảm tính chủ quan là chủ yếu. Khả năng Tòa án chấp thuận yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng của những đương sự còn lại khi cho rằng quan hệ giữa người đại diện theo ủy quyền và người tiến hành tố tụng không vô tư là rất thấp vì chưa có đủ sơ sở các quy phạm pháp luật quy định rõ ràng.

Hơn nữa, Nghị quyết số 03/2012 NQ-HĐTP đã hết hiệu lực thi hành. Thiết

nghĩ pháp luật cần ban hành thêm Nghị quyết hướng dẫn về vấn đề này.

Vấn đề thứ hai

Ở một khía cạnh khác, khi nghiên cứu những trường hợp không được làm người đại diện theo ủy quyền, có ý kiến cho rằng quy định cán bộ, công chức trong cơ quan Công an là thừa vì trong thủ tục giải quyết tranh chấp dân sự không có cơ quan Công an nhưng BLTTDS năm 2015 lại cấm và đứng dưới góc nhìn thượng tôn

pháp luật, sự bình đẳng trong quan hệ dân sự thì quy định trên là không hợp lý.67

Tác giả lại cho rằng cần quy định cấm Điều tra viên của Cơ quan Điều tra trong vụ án dân sự được tách từ vụ án hình sự thì sẽ thuyết phục hơn.

Tham khảo BLTTDS nước Cộng Hòa Liên Bang Nga năm 2002 sửa đổi, bổ sung năm 2018 quy định về những người không được làm đại diện theo ủy quyền bao gồm: Thẩm phán, Điều tra viên, Công tố viên, Trợ lý thẩm phán, Nhân viên các tòa án (trừ những trường hợp sự tham gia của họ trong quá trình này với tư cách là

đại diện của các cơ quan hữu quan hoặc người đại diện theo pháp luật).68

Điều tra viên (Cледователи) trong pháp luật tố tụng Liên Bang Nga là một quan chức được ủy quyền để điều tra phạm tội theo các quy tắc pháp lý đặc biệt, cung cấp bằng chứng cho thấy tội ác đã được thực hiện và sau đó chứng minh một nghi phạm phạm tội. Chính Điều tra viên là người chuẩn bị một bộ hồ sơ (vụ án

67 Nguyễn Huy Hoà ng, Bàn về những trường hợp không được làm người đại diện theo ủy quyền quy định tại

Điều 87 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, Tạ p chí Khoa học phá p lý (01), tr.113.

68 BLTTDS Liên Ba ng Nga

Điều 51 “Судьи, следователи, прокуроры, помощники судей, работники аппарата суда не могут быть представителями в суде, за исключением случаев участия их в процессе в качестве представителей соответствующих органов или законных представителей.”

hình sự), sẽ thuyết phục trước tiên công tố viên, và sau đó là tòa án, rằng người này

đã phạm tội này.69 Như vậy, theo pháp luật tố tụng Liên Bang Nga Điều tra viên chỉ

xuất hiện trong các vụ án hình sự, trong vụ án dân sự thì không có chủ thể này. Tuy nhiên, khiếu nại dân sự phát sinh từ một vụ án hình sự có thể được giải quyết cả trong khuôn khổ của một thủ tục hình sự (Điều 44 Bộ luật Tố tụng Hình sự Liên bang Nga) và theo cách thức tố tụng dân sự (phần 3 Điều 31 Bộ luật Tố tụng dân sự của Liên bang Nga). Như vậy, quy định cấm Điều tra viên tham gia đại diện trong tố tụng là hợp lý nhằm đảm bảo tính khách quan nhất là khi tách vụ án dân sự từ vụ án hình sự .

Trong pháp luật tố tụng Việt Nam, tại Điều 30 BLTTHS năm 2015 quy định về tách vấn đề dân sự trong vụ án hình sự đối với phần dân sự về vấn đề bồi thường, bồi hoàn, chưa bao hàm các nội dung đòi trả lại tài sản bị chiếm đoạt, buộc phải sửa chữa tài sản bị hư hỏng. Trong trường hợp tách án dân sự từ vụ án hình sự này, nếu Điều tra viên của Cơ quan Điều tra trở thành người đại diện cho đương sự trong vụ án dân sự sẽ làm ảnh hưởng đến tính khách quan của vụ án. Việc cấm tất cả cán bộ, công chức trong cơ quan Công an thật sự không cần thiết cần thiết.

2.3.2 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật

Về vấn đề thứ nhất, Tác giả kiến nghị bổ sung nghị quyết hướng dẫn thi hành Điều 52 của BLTTDS năm 2015 theo hướng sau:

“1. Căn cứ từ chối, thay đổi người tiến hành tố tụng có thể là ngoài các trường hợp được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 52 của BLTTDS thì trong các trường hợp khác (như trong quan hệ tình cảm, quan hệ thông gia, quan hệ công tác,

quan hệ kinh tế,... với đương sự, người đại diện của đương sự) có căn cứ rõ ràng để có thể khẳng định là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên, Thư ký Tòa án không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.

2. Nếu xét thấy giữa Thẩm phán và người đại diện theo ủy quyền có mối quan hệ thân thích hoặc mối quan hệ khác có khả năng làm ảnh hưởng đến sự vô tư, khách quan khi làm nhiệm vụ thì:

a. Trường hợp quan hệ đại diện theo ủy quyền tham gia tố tụng được xác lập trước thời điểm Thẩm phán được phân công nhiệm vụ thì đương sự

69 Кирилл Дмитриевич Тита ев, Ма рия Сергеевна Шклярук (2016), Российский следователь:

khác có quyền yêu cầu thay đổi Thẩm phán bằng miệng hoặc bằng văn bản; Thẩm phán phải từ chối tiến hành tố tụng

b. Trường hợp quan hệ đại diện theo ủy quyền tham gia tố tụng được xác lập trước thời điểm Thẩm phán được phân công nhiệm vụ thì Thẩm phán phải ra văn bản từ chối tư cách đại diện của người được đương sự ủy quyền.”.

Về vấn đề thứ hai, Tác giả đề xuất sửa đổi, bổ sung Điều 87 BLTTDS năm 2015 như sau:

1. Những người sau đây không được làm người đại diện theo pháp luật: a) Nếu họ cũng là đương sự trong cùng một vụ việc với người được đại diện

mà quyền và lợi ích hợp pháp của họ đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện.

b) Nếu họ đang là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự cho một đương sự khác mà quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đó đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện trong cùng một vụ việc 2. Những người sau đây không được làm người đại diện theo ủy quyền:

a) Những trường hợp quy định tại khoản 1 cũng được áp dụng đối với trường hợp đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự

b) Nếu họ đã từng tham gia tố tụng trong cùng một vụ án dân sự với tư cách là người đại diện theo ủy quyền cho đương sự có quyền và lợi ích hợp pháp đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự sắp ủy quyền.

c) Nếu họ là Cán bộ, công chức trong các cơ quan Tòa án, Kiểm sát; Điều tra viên trong cơ quan Công an trừ trường hợp họ tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện cho cơ quan của họ hoặc với tư cách là người đại diện theo pháp luật

Một phần của tài liệu Ủy quyền trong vụ án dân sự theo bộ luật tố tụng dân sự việt nam – một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 63 - 68)