Về việc một đương sự có nhiều người đại diện theo ủy quyền các vấn đề

Một phần của tài liệu Ủy quyền trong vụ án dân sự theo bộ luật tố tụng dân sự việt nam – một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 55 - 62)

quan

2.2.1 Bất cập trong thực tiễn xét xử của Tòa

Pháp luật tố tụng dân sự không quy định rõ cũng như không cấm việc một người được ủy quyền cho nhiều người tham gia tố tụng thay mình với cùng một nội dung ủy quyền.

Nếu nhiều người cùng đại diện với cùng một nội dung ủy quyền trong tố tụng sẽ có ưu điểm là làm tăng khả năng hoàn thành công việc cho người được đại diện hơn, đặc biệt là khi một trong người đại diện không thể hoàn thành công việc được ủy quyền thì đã có những người đại diện theo ủy quyền còn lại hoản thành. Do đó,

nhiều đương sự ưu tiên chọn ủy quyền cho nhiều người về cùng một nội dung ủy quyền hơn là chỉ ủy quyền cho một cá nhân.

Trên thực tế, có hai cách để xác lập quan hệ ủy quyền tham gia tố tụng trong trường hợp đương sự muốn ủy quyền cho nhiều người. Cách thứ nhất, quan hệ ủy quyền được xác lập trong cùng một văn bản ủy quyền. Cách thứ hai, quan hệ ủy quyền được xác lập tại những thời điểm khác nhau nhưng có cùng nội dung ủy quyền.

Vấn đề đặt ra là: Có bắt buộc những người đại diện theo ủy quyền đều phải cùng nhau hành động khi thực hiện nội dung ủy quyền trong văn bản ủy quyền hay không? Khi nghiên cứu thực tiễn, tác giả nhận thấy vấn đề cùng ký đơn khởi kiện và vấn đề cùng phải có mặt tại phiên Tòa xét xử sơ thẩm của tất cả những người đại diện theo ủy quyền có những bất cập nhất định. Cụ thể,

Vấn đề thứ nhất: Một người có nhiều người đại diện theo ủy quyền với cùng nội dung ủy quyền (trong đó có nội dung đại diện tham gia phiên Tòa xét xử) thì có bắt buộc tất cả những người đại diện theo ủy quyền cùng có mặt tại phiên Tòa xét xử sơ thẩm hay không?

Vấn đề này, qua thực tiễn xét xử tại các Tòa án thể hiện có hai luồng quan điểm.

Quan điểm thứ nhất thì cho rằng một đương sự có nhiều người đại diện thì bắt buộc

những người đại diện phải có mặt Tại phiên Tòa xét xử. Ví dụ như vụ việc sau:57

Bà K là một nguyên đơn trong một vụ án dân sự, trong đó bà có làm giấy ủy quyền cho cháu gái bà là chị C thay mặt bà tham gia tố tụng. Tuy nhiên, do cháu gái của bà phải qua nước ngoài định cư nên bà có ủy quyền thêm cho một luật sư khác để có thể tham gia tố tụng (Luật sư A) thay bà. Lúc này, bà K chưa nộp văn bản thông báo chấm dứt ủy quyền giữa bà và chị C. Sau đó, bà K có ý định ủy quyền

thêm cho một Luật sư nữa, bà nhận được hướng dẫn từ Tòa án như sau: “Ủy quyền

cho luật sư A không phải là ủy quyền duy nhất - nếu là ủy quyền duy nhất thì chị C không cần hủy ủy quyền và không cần có mặt, còn như không có câu đó trong hợp đồng thì các ủy quyền phải có mặt tại Tòa”.

Khi được hỏi về quan điểm của mình, bà Bùi Thị Thức – Thư ký Tòa dân sự

Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng: “ Khi nhiều người đại diện theo

57 Vụ việc nà y được tha m khả o từ nguồn

https://lua tminhgia .com.vn/hoi-da p-dan-su/quyen-va-nghia -vu-cua-nguoi-da i-dien-theo-uy-quyen-trong-to- tung-da n-su-.a spx (truy cậ p ngà y 29/6/2021).

ủy quyền có cùng phạm vi ủy quyền thì việc yêu cầu tất cả những người đại diện của đương sự phải có mặt tại phiên tòa xét xử sơ thẩm là yêu cầu tất yếu và phù hợp với quy định của pháp luật tố tụng. Theo đó, tại Điều 227 BLTTDS năm 2015 quy định những căn cứ Tòa án phải hoãn phiên Tòa xét xử sơ thẩm lần 1 đó là đương sự hoặc người đại diện của họ vắng mà không có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Do đó, nếu đương sự đã ủy quyền cho tất cả những người đại diện thay mặt mình tham gia vào quá trình tố tụng thì buộc tất cả họ phải có mặt”.58

Quan điểm thứ hai, một đương sự có nhiều người đại diện với cùng nội dung ủy quyền trong đó có ủy quyền đại diện tại phiên tòa xét xử sơ thẩm thì không bắt buộc tất cả những người đại diện phải có mặt Tại phiên Tòa xét xử sơ thẩm. Theo đó, Thẩm phán Phan Đình Triết – Thẩm phán Tòa án nhân dân Tỉnh Đắk Lắk cũng

đồng ý với quan điểm trên và cho rằng:59 “Một đương sự trong vụ án dân sự được

phép có nhiều người đại diện theo ủy quyền và những người đại diện này không bắt buộc phải có mặt tất cả tại phiên Tòa xét xử sơ thẩm, chỉ cần một người trong số những người đại diện tham gia phiên Tòa là phù hợp. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng nếu tại phiên Tòa xét xử sơ thẩm này sự vắng mặt của những người đại diện theo ủy quyền còn lại của nguyên đơn hoặc bị đơn hoặc người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan làm ảnh hưởng đến vụ án thì bắt buộc phải hoãn phiên tòa xét xử. Ví dụ như trong hồ sơ vụ án còn những vấn đề chưa rõ ràng, chứng cứ cung cấp không đầy đủ, rõ ràng,...Và trong thực tiễn xét xử tại Tòa án nhân dân Tỉnh Đắk Lắk cũng xét xử theo hướng đó khi rơi vào trường hợp trên”.

Quan điểm của tác giả khóa luận, tác giả đồng tình với quan điểm thứ nhất bởi vì các lý do sau đây:

Một là, khi nhiều người cùng đại diện theo ủy quyền với cùng nội dung ủy quyền thì một trong số họ không có toàn quyền quyết định các vấn đề. Người ủy quyền đã muốn những chủ thể này thay mặt mình thực hiện các công việc khi mình không thể có mặt để thực hiện nghĩa là người ủy quyền đã trao quyền ngang nhau cho tất cả những người đại diện này. Tại phần tranh luận của phiên tòa xét sử sơ thẩm, người đại diện theo ủy quyền thay mặt cho người mình đại diện sẽ nêu lên ý kiến của mình, nếu chỉ có một trong những người đại diện theo ủy quyền có mặt sẽ

58Xem phụ lục 1

không đảm bảo được sự thống nhất ý chí giữa những người đại diện. Từ đó, có thể dẫn đến quyền, lợi ích của người được đại diện.

Hai là, nếu cho phép chỉ cần một trong những người đại diện có mặt tại phiên tòa xét xử và những người còn lại vắng mặt không có đơn yêu cầu xét xử vắng mặt thì sẽ khó xác định được thời điểm kháng cáo bắt đầu từ khi nào. Theo quy định tại khoản 1 Điều 273 BLTTDS năm 2015 quy định về thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm như sau: (1) kể từ ngày tuyên án nếu đương sự, người đại diện của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện có mặt tại phiên Tòa; (2) kể từ ngày nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết nếu đương sự, người đại diện của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện không có mặt tại phiên Tòa hoặc không có mặt khi tuyên án nhưng có lý do chính đáng. Như v ậy, trường hợp chỉ có một người đại diện trong số những người đại diện có mặt còn những người còn lại vắng mặt tuy không có đơn yêu cầu xét xử vắng mặt nhưng có lý do chính đáng thì thời hạn kháng các bắt đầu từ thời điểm nào, tại thời điểm bản án được tuyên hay tại thời điểm những người ủy quyền còn lại nhận được bản án?

Vấn đề thứ hai: Một người có nhiều người đại diện theo ủy quyền với cùng nội dung ủy quyền (trong đó có nội dung ủy quyền kháng cáo) thì có bắt buộc tất cả những người đại diện theo ủy quyền cùng ký đơn khởi kiện hay không?

Mục đích của việc xác lập quan hệ ủy quyền trong tố tụng dân sự là nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người ủy quyền khi người đó không thể tự mình đứng ra tham gia vào quá trình tố tụng. Do đó, pháp luật tố tụng ghi nhận mục đích này và cho phép người đại diện theo ủy quyền được kháng cáo các quyết định, bản án của Tòa án.60

Cần lưu ý rằng trên thực tế nội dung ủy quyền trong văn bản ủy quyền là cơ sở quan trọng để xét xem người đại diện theo ủy quyền có quyền được kháng cáo hay

không. Khoản 2 Điều 86 BLTTDS năm 2015 quy định: “Người đại diện theo ủy (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

quyền trong tố tụng dân sự thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng của đương sự theo nội dung ủy quyền”. Theo đó, nếu một đương sự ủy quyền cho nhiều người thì nội dung ủy quyền của họ phải cùng thể hiện việc cho phép kháng cáo trong văn bản ủy quyền. Bên cạnh đó, ý chí của người ủy quyền cũng rất quan trọng. Ví dụ, tuy nội

dung ủy quyền trong văn bản ủy quyền của B và C đều thể hiện có quyền kháng cáo nhưng A ủy quyền cho B hoặc C kháng cáo (trường hợp 1) sẽ khác với A ủy quyền cho C và B kháng cáo (trường hợp 2). Với cách ủy quyền ở trường hợp thứ hai này hiện tại có những quan điểm khác nhau. Xét hai vụ án sau đây:

Vụ án thứ nhất:

Theo nội dung Bản án số: 1021/DS-PT ngày 20-3-2021 về “V\v Tranh chấp

quyền sử dụng đất” của Tòa án nhân dân Thành phố H, tỉnh Thừa Thiên Huế.61

Trong đó, nguyên đơn là ông H đã ủy quyền cho ông Ông Nguyễn Văn H1 (Văn bản ủy quyền đề ngày 16/5/2017) và Ông Nguyễn Văn H2 (Văn bản ủy quyền đề ngày 05/8/2020) thay mặt cho ông tham gia quá trình tố tụng tại Tòa án cho đến khi có bản án, quyết định có hiệu lực. Ngày 29 tháng 9 năm 2020 Tòa án nhân dân Thành phố H tiến hành xét xử và cho ra bản án dân sự sơ thẩm số 50/2020/DS-ST. Không đồng ý với bản án sơ thẩm trên, Ngày 15/10/2020 anh Nguyễn Văn H2 và anh Nguyễn Văn H1 phải cùng ký đơn kháng cáo với nội dung đề nghị Tòa án công nhận quyền sử dụng đất hợp pháp cho gia đình các ông và đã được Tòa án chấp nhận đơn kháng cáo này.

Vụ án thứ hai:

Tại Bản án số 79/2020/DS-PT ngày 20/02/2020 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về việc “Tranh chấp quyền sử dụng đất” giữa nguyên đơn là bà

Nguyễn Thị A và bị đơn là bà Nguyễn Thị C.62

Liên quan đến quan hệ ủy quyền, với tư cách là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án bà Nguyễn Thị L ủy quyền cho ông Trần Văn H thay mặt mình tham gia tố tụng trong quá trình giải quyết tranh chấp. Cụ thể ngày 29/12/2014, bà Nguyễn Thị L lập Giấy ủy quyền cho ông Trần Văn H tại Văn phòng công chứng TĐ, thời hạn ủy quyền cho đến khi có bản án có hiệu lực hoặc chấm dứt theo quy định của pháp luật (bút lục số 67). Tuy nhiên, sau đó ngày 13/12/2019 bà L ủy quyền tiếp cho ông Nguyễn Ngọc M nhưng trong nội dung của văn bản ủy quyền này không thể hiện nội dung nào là chấm dứt ủy quyền đối với ông H cũng như không có văn bản thông báo chấm dứt quan hệ ủy quyền giữa bà L

61 Nguồn

https://congbobanan.toaan.gov.vn/2ta693956t1cvn/chi-tiet-ba n-a n

và ông H được gửi đến Tòa án. Sau đó, chỉ có ông Nguyễn Ngọc M (người đại diện theo ủy quyền của bà L) kháng cáo bản án dân sự sơ thẩm số 40/2019/DS – ST của Tòa án nhân dân Quận H, Thành phố Hồ Chí Minh.

Phía đại diện người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan khác - ông Trần Chí I

cho rằng ông M không có thẩm quyền kháng cáo, người có thẩm quyền kháng cáo

là ông H. Tại phiên tòa xét xử phúc thẩm, Tòa án nhận định rằng: “Ngày

29/12/2014, bà Nguyễn Thị L lập giấy ủy quyền cho ông Trần Văn Hương tại Văn phòng công chứng TĐ, thời hạn ủy quyền cho đến khi có bản án có hiệu lực hoặc chấm dứt theo quy định của pháp luật (bút lục số 67). Ngày 29/10/2018, bà L lập hợp đồng ủy quyền cho ông Nguyễn Ngọc M, văn bản ủy quyền được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định và đã được Văn phòng công chứng TĐ, Thành phố Hồ Chí Minh dịch công chứng ngày 13/02/2019. Theo đó, bà L ủy quyền cho ông M được quyền thay mặt bà L toàn quyền quyết định đối với việc giải quyết vụ án cho đến khi có bản án có hiệu lực pháp luật (bút lục số 82 đến 86); nhưng hợp đồng ủy quyền này không có nội dung hủy bỏ giấy ủy quyền mà bà L đã lập cho ông Hương ngày 29/12/2014. Tại cấp phúc thẩm, ông M đã nộp cho Tòa án văn bản của bà L về việc hủy bỏ giấy ủy quyền của bà đối với ông H, bà L vẫn tiếp tục ủy quyền cho ông M. Như vậy, với nội dung ủy quyền nói trên ông M được quyền thay mặt bà L toàn quyền quyết định đối với việc giải quyết vụ án cho đến khi có bản án có hiệu lực pháp luật. Căn cứ Điều 70, Điều 73 và khoản 2 Điều 86 của BLTTDS năm 2015, ông M có quyền thay mặt bà L kháng cáo bản án sơ thẩm. Ý kiến của ông Trần Chí I (người đại diện của bà Nguyễn Thị H, ông Nguyễn Văn G) về việc bà L không ủy quyền cho ông M kháng cáo bản án sơ thẩm nên ông đề nghị không xem xét kháng cáo của bà L, là không có căn cứ nên không chấp nhận.”

Từ thực tiễn xét xử trên ta thấy giữa các Tòa án chưa có sự thống nhất trong việc nếu một đương sự có nhiều người đại diện theo ủy quyền với cùng một nội dung ủy quyền thì tất cả những người đại diện này phải cùng ký đơn kháng cáo hay không.

Nhận xét:

Ở vụ án thứ nhất, việc yêu cầu tất cả những người đại diện đều phải ký tên vào đơn kháng cáo xuất phát từ lý do một người đại diện theo ủy quyền không có toàn quyền kháng cáo. Việc cả hai người đại diện theo ủy quyền cùng ký đơn kháng cáo mới thể hiện được sự thống nhất ý chí giữa hai người đại diện.

Ở vụ án thứ hai, xét thời điểm chấm dứt quan hệ ủy quyền giữa ông H và bà L thì nếu bắt buộc tất cả những người đại diện của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án phải ký đơn kháng cáo thì xảy ra hai tình huống.

Theo đó, nếu thời điểm chấm dứt quan hệ ủy quyền giữa ông H và bà L tại thời điểm ông M nộp văn bản ủy quyền giữa ông và bà L thì việc kháng cáo của ông M là đúng. Ngược lại, nếu quan hệ ủy quyền này chấm dứt tại thời điểm ông M nộp văn bản thông báo chấm dứt ủy quyền giữa ông H và bà L tại phiên tòa xét xử phúc thẩm thì việc kháng cáo của ông M là không đúng.

Tuy nhiên, bà L đã ủy quyền cho ông H trước ông M một thời gian và trong

nội dung của giấy ủy quyền thể hiện rõ rằng “quan hệ ủy quyền sẽ chấm dứt khi có

bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án hoặc chấm dứt theo quy định của pháp

luật”, hơn nữa khi ủy quyền tiếp cho ông M thì bà L và ông H không ai ra thông

báo chấm dứt quan hệ ủy quyền đến Tòa án cũng như trong văn bản ủy quyền giữa

ông M và và L không thể hiện nội dung “Hợp đồng ủy quyền này thay thế cho giấy

ủy quyền trước đó”. Như vậy, có thể thấy ý chí của bà L đang muốn ủy quyền cho cả hai người cùng tham gia tố tụng thay bà. Do đó, trong vụ án trên thì thời điểm chấm dứt quan hệ ủy quyền phải là tại thời điểm ông M nộp văn bản thông báo sự chấm dứt ủy quyền của ông H và bà L tại phiên tòa xét xử sơ thẩm.

Như vậy, ý chí của Tòa án đang cho phép một trong số những người đại diện (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Ủy quyền trong vụ án dân sự theo bộ luật tố tụng dân sự việt nam – một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 55 - 62)