Về vấn đề ký đơn khởi kiện của người đại diện theo ủy quyền

Một phần của tài liệu Ủy quyền trong vụ án dân sự theo bộ luật tố tụng dân sự việt nam – một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 68 - 190)

2.4.1 Bất cập trong quy định của pháp luật

Khi nhắc đến quyền của nguyên đơn trong vụ án dân sự, đầu tiên và quan trọng nhất phải kể đến quyền được khởi kiện vụ án. Quyền khởi kiện là cơ sở để bản thân cá nhân, cơ quan, tổ chức tiếp cận công lý. Để thực hiện quyền này thì cá nhân, cơ quan, tổ chức phải làm đơn khởi kiện. Tuy nhiên, một vấn đề pháp lý đặt

ra là người đại diện theo ủy quyền có được thực hiện quyền khởi kiện này hay không? Đây vẫn là vấn đề còn nhiều tranh cãi khi mà pháp luật hiện hành chưa quy định thực sự rõ ràng.

Điều 186 BLTTDS năm 2015 quy định: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền

tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình”. Theo đó, quy định trên dẫn đến hai cách hiểu:

(1)Tự cá nhân sẽ khởi kiện, còn đối với cơ quan, tổ chức thì việc khởi kiện phải thông qua người đại diện theo ủy quyền hoặc người đại diện theo pháp luật.

Và dường như, hiện tại đa số các Tòa án đều hiểu theo cách thứ hai này. Khi mà hiện các Tòa án đều chấp nhận người đại diện theo ủy quyền của pháp nhân ký vào đơn khởi kiện, còn đối với người đại diện theo ủy quyền của cá nhân thì hầu hết không được chấp nhận.

(2)Chính bản thân cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án, nếu không

thể tự mình thì ba chủ thể trên có thể thông qua người đại diện của mình khởi kiện thay. Người đại diện có thể là người đại diện theo ủy quyền hoặc người đại diện theo pháp luật

Những người ủng hộ cách hiểu thứ nhất thì cho rằng:

Thứ nhất, nội dung quy định tại Điều 186 BLTTDS năm 2015 mang tính khái quát chung cho cả cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện. Do đó, không thể từ quy định này suy ra cá nhân có quyền ủy quyền cho cá nhân khác khởi kiện thay mà loại đại diện hợp pháp nào và trường hợp nào người đại diện hợp pháp được quyền khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích cá nhân còn phải tuân thủ theo các quy định khác

của pháp luật.70

Thứ hai, quyền khởi kiện của cá nhân là quyền nhân thân, không thể chuyển giao cho người khác. Chỉ trường hợp người khởi kiện là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ

70 Đặ ng Tha nh Hoa (Chủ biên), Pháp luật tố tụng dân sự (Phần thủ tục giải quyết vụ án dân sự) – Tình

huống và phân tích: Dành cho giảng viên, học viên, sinh viên và những người nghiên cứu, NXB Hồng Đức (2020), tr. 27.

hành vi thì người đại diện hợp pháp của họ mới ký hoặc điểm chỉ đơn khởi kiện vụ án.71

Thứ ba, tại Mẫu đơn khởi kiện (mẫu số 23-DS) hướng dẫn chi tiết tại mục ký

tên Người khởi kiện (mục số 16) đối với trường hợp người khởi kiện là cá nhân72 cụ

thể như sau: “Nếu người khởi kiện là cá nhân thì phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của

người khởi kiện đó [...] Nếu người khởi kiện không biết chữ thì phải có người làm chứng ký xác nhận theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 189 của Bộ luật tố tụng dân sự.” Như vậy, buộc cá nhân phải tự mình khởi kiện, tự mình ký đơn khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích của mình trước Tòa án.

Chính vì những lý do kể trên mà trong một số trường hợp, nguyên đơn trong vụ án không thể hoặc không muốn đích thân khởi kiện vì lý do pháp lý hoặc vì hoàn cảnh thực tế cho nên đã ủy quyền cho người đại diện khởi kiện thay mình, tuy vậy đơn khởi kiện này của người đại diện theo ủy quyền vẫn vấp phải sự từ chối từ phía

Tòa án. Điều này xảy ra khá phổ biến trong thực tế và ví dụ sau là một minh chứng:73

Bà Nguyễn Thị Hoàng có đứng tên sở hữu căn nhà gắn liền với thửa đất ở quê nhưng bà Hoàng bận làm ăn xa nên đã giao toàn bộ căn nhà và thửa đất lại cho em trai là ông Nguyễn Văn Bình quản lý sử dụng. Đến đầu năm 2013, ông Bình phát hiện ông Đặng Ngọc Ngà có hành vi lấn chiếm trái phép qua phần đất của bà Hoàng nên đã báo cho bà Hoàng biết sự việc. Bà Hoàng đã ký hợp đồng uỷ quyền cho ông Bình khởi kiện giải quyết vụ tranh chấp quyền sử dụng đất (đòi quyền sử dụng đất bị lấn chiếm) đối với ông Ngà.

Thực hiện việc uỷ quyền, ông Bình đã nộp đơn kiện tranh chấp quyền sử dụng đất tại UBND xã hoà giải nhưng không thành. Tiếp đó, ông Bình đã làm đơn khởi kiện và các cung cấp các tài liệu, chứng cứ kèm theo nộp tại Toà án. Trong đơn khởi kiện thể hiện rõ họ và tên người khởi kiện là bà Nguyễn Thị Hoàng và đại diện

71 Kim Loa n (2018), Ủy quyền khởi kiện vụ án dân sự, Tạ p chí Tòa á n nhâ n dâ n điện tử,

https://ta pchitoaan.vn/bai-viet/xet-xu/uy-quyen-khoi-kien-vu-a n-dan-su (Truy cậ p ngà y 15/6/2021)

72 Xem thêm phụ lục 4 về Mẫ u số 23 – DS “ Đơn khởi kiện” (Ba n hà nh kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-

HĐTP).

73 Huỳnh Minh Khá nh (2018), Cá nhân có được quyền ký vào đơn thay cho người khởi kiện? Tạ p chí Tòa án

nhân dân điện tử,

https://tapchitoaa n.vn/ba i-viet/xet-xu/ca -nhan-co-duoc-quyen-ky-vao-don-thay-cho-nguoi-khoi-kien (truy (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

uỷ quyền theo hợp đồng uỷ quyền đã được công chứng là ông Nguyễn Văn Bình và ông Bình đã ký vào cuối đơn khởi kiện, không có chữ ký của bà Hoàng.

Sau khi xem xét đơn khởi kiện, Toà án đã không nhận đơn khởi kiện vì cho rằng: Đơn khởi kiện trong trường hợp cá nhân khởi kiện thì cá nhân đó phải ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn khởi kiện mới phù hợp với các quy định của BLTTDS 2015 và các hướng dẫn của TANDTC. Cụ thể là: Điểm a, khoản 2, Điều 189 BLTTDS 2015 quy định ở phần cuối đơn, người khởi kiện là cá nhân phải ký kên hoặc điểm chỉ, đồng thời, tại phần hướng dẫn sử dụng mẫu đơn khởi kiện ban hành kèm Nghị quyết số 01/2017 của Hội đồng thẩm phán TANDTC cũng có hướng dẫn tương tự. Việc ông Bình là người đại diện theo ủy quyền để tham gia tố tụng ký vào đơn khởi kiện, không có chữ ký của bà Hoàng, nên Tòa án không nhận đơn khởi kiện.

Mặt khác, những người ủng hộ cách hiểu thứ hai lý giải rằng:

Thứ nhất, cá nhân nhận ủy quyền chỉ thay thế chủ thể có quyền khởi kiện thực hiện hành vi khởi kiện và việc xác định người khởi kiện (nguyên đơn) vẫn dựa vào

chủ thể có quyền và lợi ích bị xâm phạm hoặc bị tranh chấp.74 Do đó, việc cá nhân

nhận ủy quyền ký đơn khởi kiện vẫn không làm ảnh hưởng đến quyền của người khởi kiện. Hay nói khác hơn, ý chí của người ủy quyền vẫn được thể hiện đầy đủ trong đơn khởi kiện, người đại diện chỉ đóng vai trò làm cho ý chí của người ủy quyền được biểu lộ ra ngoài (trên đơn khởi kiện) và thông qua đó làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người đại diện.

Thứ hai, cá nhân, pháp nhân có thể xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thông qua người đại diện. Cá nhân không được để người khác đại diện mình nếu pháp luật quy định họ tự mình xác lập, thực hiện giao dịch (khoản 2 Điều 134 BLDS năm 2015). Xét các quy phạm pháp luật tố tụng dân sự thì không có quy phạm nào cấm người đại diện theo ủy quyền không được đại diện cho đương sự khởi kiện vụ án tại

Tòa án, trong đó bao gồm cả việc ký đơn khởi kiện.75 Hơn nữa, theo quy định của

Hiến pháp năm 2013 tại khoản 2 Điều 14 quy định rằng: “Quyền con người, quyền

công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội,

74 Lê Thị M inh Ngọc (2019), Quyền khởi kiện vụ á n dâ n sự theo phá p luậ t tố tụng dâ n sự Việt Na m, Khóa

luậ n tốt nghiệp, Trường Đạ i học Luậ t Tp. Hồ Chí Minh, tr. 49.

sức khỏe của cộng đồng”. Do đó, khi mà pháp luật không cấm việc ủy quyền khởi kiện trong vụ án dân sự thì người đại diện của cá nhân được quyền và pháp luật phải thừa nhận.

Thứ ba, Mẫu đơn khởi kiện (mẫu số 21-DS) đây chỉ là hướng dẫn về cách viết đơn khởi kiện mà không loại trừ quyền đại diện theo ủy quyền của người được ủy quyền.76

Thứ tư, theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì một trong những căn cứ để xác định phạm vi đại diện chính là nội dung ủy quyền (khoản 1 Điều 141 BLDS năm 2015). Theo đó, một người khi tranh chấp, họ có quyền khởi kiện nhưng vì lý do nào đó họ không thực hiện được quyền khởi kiện giải quyết tranh chấp của mình mà trao quyền này cho một người khác được nhân danh mình khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền thì phạm vi ủy quyền sẽ bao gồm từ việc làm đơn khởi kiện, ký nộp đơn… là hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật.

Do đó, không có sự khó khăn, hạn chế hay điều cấm nào đối với người đại diện ký đơn khởi kiện thay cho người được ủy quyền.

Khi xem xét các hướng dẫn của TANDTC và các quy định của BLTTDS có liên quan ta thấy:

Thứ nhất, trước đây tại Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ hai “Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm” của Bộ luật Tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số

điều của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2005 đã có hướng dẫn: “Đối với cá nhân có

đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự, thì có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ của cá nhân đó. Đồng thời, ở phần cuối đơn, cá nhân đó phải ký tên hoặc điểm chỉ. [...]Trường hợp người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức ủy quyền cho người khác thực hiện việc khởi kiện vụ án thì tại mục “Tên, địa chỉ của người khởi kiện” sau khi ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, phải ghi họ tên, chức vụ của người đại diện theo ủy quyền của cơ quan, tổ chức đó, văn bản ủy quyền (số, ngày, tháng, năm) và chức danh của người đại diện theo pháp luật của

cơ quan, tổ chức ủy quyền. Tại mục “Người khởi kiện” ở cuối đơn khởi kiện cần phải ghi tên của cơ quan, tổ chức, ghi dòng chữ “Người đại diện theo ủy quyền”; người đại diện theo ủy quyền ký tên, ghi họ, tên của người đại diện theo ủy quyền và đóng dấu của cơ quan, tổ chức”.

Bên cạnh đó, kế thừa tinh thần pháp luật của Nghị quyết số 05/2012/NQ- HĐTP, đến Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13/01/2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về ban hành một số biểu mẫu trong tố tụng dân sự cũng cho phép người đại diện theo ủy quyền của pháp nhân ký đơn khởi kiện “người đại điện hợp pháp của cơ quan, tổ chức khởi kiện ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ của mình và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó” nhưng “nếu người khởi kiện là cá nhân thì phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khởi kiện đó”.

Như vậy, Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP không chấp nhận người đại diện theo ủy quyền của cá nhân ký khởi kiện thay nhưng người đại diện theo ủy quyền của cơ quan, tổ chức thì được phép ký đơn khởi kiện.

Tuy nhiên, ngay cả trong trường hợp người đại diện theo ủy quyền của tổ chức khởi kiện cũng có sự không thống nhất trong cách hiểu. Trong đó, nếu tổ chức có tư cách pháp nhân thì có thể ủy quyền cho người đại diện theo ủy quyền ký đơn khởi

kiện và được Tòa án chấp nhận,77 nhưng nếu tổ chức đó không có tư cách pháp

nhân thì quyền khởi kiện của người đại diện theo ủy quyền chưa có sự thống nhất. Ví dụ: Việc ủy quyền khởi kiện của hộ gia đình, tổ hợp tác được Công văn số 212/TANDTC-PC ngày 13 tháng 9 năm 2019 của Tòa án nhân dân tối cao giải đáp một số vướng mắc trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự, hành chính, dân sự và kinh doanh, thương mại. Trong đó, nếu tất cả thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác

đều đồng ý khởi kiện vụ án và thống nhất ủy quyền bằng văn bản cho “một thành

viên trong hộ gia đình, tổ hợp tác” hoặc “người khác” làm người đại diện khởi kiện vụ án tại Tòa án thì phải xác định các thành viên trong hộ gia đình, tổ hợp tác là đồng nguyên đơn trong vụ án và xác định người đại diện hợp pháp của các đồng nguyên đơn là người được các thành viên trong hộ gia đình, tổ hợp tác ủy quyền. Như vậy, đã có sự ghi nhận về quyền khởi kiện vụ án của người đại diện theo ủy

quyền của hộ gia đình, tổ hợp tác ngay cả khi người được ủy quyền là người khác không có quyền lợi bị xâm phạm trực tiếp.

Trong khi đó, tranh chấp dân sự liên quan đến tài sản của dòng họ (tổ chức không có tử cách pháp nhân) liên quan đến việc khởi kiện của người đại diện theo ủy quyền có quy định khác. Cụ thể, tại Nghị Quyết số 01/2020/NQ-HĐTP ngày 5 tháng 03 năm 2020 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về hướng dẫn áp dụng quy định của pháp luật trong việc giải quyết tranh chấp về tài sản chung của dòng họ có quy định như sau: Nguyên đơn trong vụ án tranh chấp về tài sản chung của dòng họ là người khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp về tài (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

sản chung của dòng họ78 và dòng họ không phải là nguyên đơn, thành viên dòng họ

có quyền khởi kiện vụ án tranh chấp về tài sản chung của dòng họ để bảo vệ quyền

và lợi ích hợp pháp của dòng họ theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.79 Như

vậy, điều khoản hướng dẫn về quyền khởi kiện vụ án tranh chấp về tài sản chung của dòng họ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của dòng họ không ghi nhận quyền khởi kiện thay của người đại diện theo ủy quyền.

Thứ hai, khi nghiên cứu Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP ngày 05/5/2017 của của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn một số quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 192 BLTTDS năm 2015 về trả lại đơn khởi kiện, quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án, tác giả nhận thấy người đại diện theo ủy quyền không bị cấm làm đơn khởi kiện mà theo hướng ngược lại. Cụ thể tại điểm a khoản 1 Điều

2 quy định về người khởi kiện không có quyền khởi kiện rằng: “Cơ quan, tổ chức,

cá nhân không thuộc một trong các chủ thể quy định tại Điều 186 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 là trường hợp người làm đơn khởi kiện không nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho chính mình hoặc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân mà mình là người đại diện hợp pháp”. Như vậy, khi người đại diện hợp pháp trong đó có người đại diện theo ủy quyền thực hiện khởi kiện nhằm bảo vệ quyền và lợi ích cho chính cá nhân, cơ quan, tổ chức mình đại diện thì vẫn được phép.

Thứ ba, khoản 2 Điều 86 BLTTDS năm 2015 quy định rằng người đại diện

Một phần của tài liệu Ủy quyền trong vụ án dân sự theo bộ luật tố tụng dân sự việt nam – một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 68 - 190)