Bất cập trong thực tiễn xét xử của Tòa

Một phần của tài liệu Ủy quyền trong vụ án dân sự theo bộ luật tố tụng dân sự việt nam – một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 48 - 54)

2.1 Về hình thức của văn bản ủy quyền

2.1.1 Bất cập trong thực tiễn xét xử của Tòa

Như đã phân tích ở mục 1.1.2, hiện nay pháp luật tố tụng không đưa ra điều luật nào bắt buộc phải công chứng, chứng thực văn bản ủy quyền khi đương sự muốn ủy quyền cho người khác đại diện mình (trừ trường hợp ủy quyền kháng cáo). Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn pháp lý hiện nay các Tòa án đều yêu cầu phải công chứng, chứng thực đối với hợp đồng ủy quyền, giấy ủy quyền tham gia giải quyết vụ án. Việc công chứng sẽ bảo đảm nội dung của một hợp đồng, giao dịch, đồng thời công chứng viên chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch đó giúp giảm thiểu phần nào rủi ro pháp lý. Trong khi đó, chứng thực là chứng nhận sự việc mà không đề cập đến nội dung, chủ yếu là chú trọng về mặt hình thức. Như vậy, bản chất của công chứng và chứng thực là không giống nhau.

Việc công chứng đối với hợp đồng ủy quyền sẽ được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng. Riêng đối với hình thức ủy quyền bằng giấy ủy quyền thì hiện nay vẫn có nhiều vướng mắc trong việc công chứng, chứng thực.

Pháp luật hiện hành không quy định rõ trong trường hợp nào Giấy ủy quyền được công chứng, trường hợp nào Giấy ủy quyền được chứng thực. Do đó, thực tiễn xét xử tại các Tòa án có ba luồng quan điểm: (1) Giấy ủy quyền phải được công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng mà không được phép chứng thực tại UBND; (2) Giấy ủy quyền phải được công chứng, chứng thực tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc UBND, (3) không yêu cầu phải công chứng, chứng thực đối với hình thức ủy quyền bằng Giấy ủy quyền.

Điều này gây ra không ít sự nhầm lẫn và lúng túng cho đương sự khi muốn xác lập quan hệ ủy quyền. Khi nghiên cứu các hợp đồng ủy quyền cũng như giấy ủy quyền tham gia tố tụng tại các vụ án dân sự được tiếp cận, tác giả nhận thấy dường như đối với Giấy ủy quyền cũng sẽ được tổ chức hành nghề công chứng công chứng tương tự Hợp đồng ủy quyền. Bởi lẽ tại phần lời của công chứng viên và phần chứng nhận của công chứng viên có nội dung tương tự nhau giữa hai hình thức ủy

quyền này.51 Như vậy, nếu Giấy ủy quyền được nộp tại các tổ chức hành nghề công chức thì sẽ được công chứng tương tự như hợp đồng ủy quyền; nếu được nộp tại UBND cấp xã thì sẽ được chứng thực. Tuy nhiên, hiện nay một số Tòa án không chấp nhận Giấy ủy quyền tham gia tố tụng được chứng thực tại UBND cấp xã.

Vụ án thứ nhất:

Trong vụ án dân sự sơ thẩm được Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh thụ lý số 989/2017/TLST-DS, ngày 02 tháng 11 năm 2017 về “Tranh chấp thừa kế” giữa nguyên đơn là bà Lê Thị K và bị đơn là bà Đoàn Thị T. Nội dung vụ án như sau:

Khu đất diện tích 4635,9 m2 (thuộc thửa đất số 114, tờ bản đồ số 11, tài liệu

bản đồ số bộ địa chính xã Bình Mỹ; theo tài liệu 02/CT-UB thuộc thửa số 273 và 313, tờ bản đồ số 3, bộ địa chính xã Bình Mỹ) đã được UBND huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 2832/QSDĐ ngày 24/05/1995 cho bà Đoàn Thị T (ngụ tại Ấp 1, xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh) đứng tên. Sau khi thu hồi và điều chỉnh giảm phần đất

diện tích 1070,1 m2/4635,9 m2 cấp đổi thành Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số

H01102/03 ngày 13/09/2005 do bà Đoàn Thị T đứng tên.

Phía nguyên đơn cho rằng phần diện tích đất còn lại 3565,8 m2 /4635,9 m2 đất

nói trên mà các bên đang tranh chấp đủ điều kiện để xác định là di sản thừa kế do

ông Phan Văn Sính để lại. Do đó, yêu cầu Tòa án công nhận diện tích đất 3565,8 m2

/4635,9 m2 thuộc một phần thửa 114, tờ bản đồ số 11, bộ địa chính xã Bình Mỹ là di

sản thừa kế của cụ Phan Văn Sính; chia di sản thừa kế thành ba phần bằng nhau,

mỗi phần 1188,6 m2 đất.

Phía bị đơn bà T cho rằng phần đất tranh chấp trên là của bà và không đồng ý với yêu cầu của nguyên đơn.

Ngày 16 tháng 1 năm 2018, bà Nguyễn Thị B (người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án) lập giấy ủy quyền cho ông Phan Thanh T với nội dung ủy quyền như sau: Ông T nhân danh bà B tham gia các bu ổi làm việc, lấy lời khai, cung cấp chứng cứ tại Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Giấy ủy quyền này được Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh là ông Trần Quang T chứng thực. Sau đó, ngày 25 tháng 1 năm 2018 bà B

Gửi giấy ủy quyền này cho Thư ký phụ trách vụ án. Tuy nhiên, Thẩm phán phụ trách vụ án bà Trịnh Thị B không chấp nhận tư cách người đại diện theo ủy quyền của ông T. Tại buổi làm việc với các đương sự, Thư ký phụ trách tiến hành giải thích và có hướng dẫn cho cho B thực hiện việc ủy quyền cho đúng quy định pháp luật. Yêu cầu bà Nguyễn Thị B và ông Phan Thanh T công chứng, chứng thực văn bản ủy quyền tại phòng công chứng hoặc văn phòng công chứng theo đúng quy định của pháp luật. Trong trường hợp bà Nguyễn Thị B và ông Phan Thanh T không thực hiện theo đúng yêu cầu trên thì bà Nguyễn Thị B phải trực tiếp tham gia vào quá trình giải quyết vụ án với tư cách là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.

Nhận xét:

Theo Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ quy định về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch thì “Chứng thực chữ ký” là việc công chứng viên hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản là chữ ký của người yêu cầu chứng thực. Người yêu cầu chứng thực chữ ký phải chịu trách nhiệm về nội dung của giấy tờ, văn bản mà mình ký để yêu cầu chứng thực chữ ký; người chứng thực chữ ký không chịu trách nhiệm về nội dung trong giấy ủy quyền.

Việc không chịu trách nhiệm về nội dung ủy quyền trong văn bản ủy quyền của UBND có thể dẫn đến khả năng giả mạo của Giấy ủy quyền. Do đó, để đảm bảo quyền và nghĩa vụ các bên trong vụ án không bị xâm phạm thì Tòa án từ chối giấy ủy quyền được chứng thực tại UBND cấp xã, chỉ chấp nhận văn bản ủy quyền được công chứng tại văn phòng công chứng hoặc phòng công chứng.

Thế nhưng, thực tế vẫn có Tòa án chấp nhận giấy ủy quyền tham gia tố tụng của đương sự được chứng thực tại UBND cấp xã.

Vụ án thứ hai:

Tại vụ án dân sự phúc thẩm thụ lý số: 173/2020/TLPT-DS ngày 12 tháng 11 năm 2020 của Tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về: “Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất” giữa nguyên đơn là ông Lại Thái D và bị đơn là ông Nguyễn Văn Th, bà Võ Thị H do bản án dân sự sơ thẩm số 05/2020/DSST ngày 29/9/2020 của Tòa án nhân dân huyện C bị kháng cáo.

Theo đó, Ông Th ủy quyền cho bà Võ Thị H tham gia tố tụng trong vụ án, theo văn bản ủy quyền đề ngày 31/11/2020, chứng thực ngày 01/12/2020 tại UBND xã Láng Lớn, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Giấy ủy quyền này được Tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chấp nhận. Do đó, tại các buổi làm việc cũng như tại phiên tòa xét xử phúc thẩm bà H vừa tham gia với tư cách là người đại diện theo ủy quyền của ông Th vừa là bị đơn trong vụ án (ông Th vắng mặt). Điều này được thể hiện rõ trong Bản án số: 08/2021/DS-PT Ngày 20/01/2021 về việc: “Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất” của Tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa

- Vũng Tàu.52

Như vậy, hiện nay vẫn chưa có sự thống nhất giữa các Tòa án trong việc có chấp nhận chứng thực chữ ký trong giấy ủy quyền tham gia tố tụng vụ án dân sự tại UBND cấp xã hay không? Cũng như pháp luật chưa làm rõ được trường hợp nào là công chứng, trường hợp nào là chứng thực đối với giấy ủy quyền.

Ngoài, hiện nay một số Tòa án không yêu cầu công chứng, chứng thực đối với giấy ủy quyền. Điều này vô tình làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các đương sự trong vụ án dân sự. Xét ví dụ sau:

Vụ án thứ ba:

Theo nội dung tại Bản án dân sự phúc thẩm số 09/2021/DS-PT ngày: 17-3- 2021 TAND tỉnh Hà Tĩnh về việc “Tranh chấp quyền sử dụng đất” giữa nguyên đơn

ông Dương Văn C và bị đơn là ông Dương Thanh B thì:53

Trong quá trình giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm, bà Dương Thị H (người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan) cung cấp Giấy ủy quyền có chữ ký của những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan khác trong vụ án nhưng không được công chứng, chứng thực và được Tòa án chấp nhận. Tranh chấp trên đã được giải quyết tại Bản án số 02/2020/DS-ST ngày 17- 8-2020 của TAND huyện L, tỉnh Hà Tĩnh theo hướng: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.

Ngày 20/8/2020 bị đơn là ông Dương Thanh B kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm số 02/2020/DS-ST ngày 17/8/2020 của TAND huyện L, tỉnh Hà Tĩnh. Tại phiên tòa bị đơn yêu cầu giám định chữ ký của bà Dương Thị X, ông Dương Thanh

52 Xem phụ lục 3.2

L, bà Dương Thị H, ông Dương Văn T, bà Dương Thị M, chị Dương Thị Mnh, chị Võ Thị N, anh Võ Hồng Đ trong văn bản ủy quyền mà bà Dương Thị H cung cấp tại Tòa án cấp sơ thẩm. Bà Dương Thị H thừa nhận có ký khống vào văn bản ủy quyền sau khi đã trực tiếp hỏi ý kiến của các thành viên trong gia đình, thống nhất việc ủy

quyền cho bà tham gia tố tụng. Tòa phúc thẩm nhận định “việc ủy quyền của đương

sự trong vụ án là không hợp pháp. Mặt khác, tại đơn khởi kiện, nguyên đơn đề nghị Tòa án ghi nhận sự thỏa thuận của các đồng thừa kế về việc giao cho bà Dương Thị H được quyền sử dụng thửa đất này trong khi thủ tục ủy quyền không hợp pháp cũng như không có văn bản thỏa thuận của các đồng thừa kế nhưng Tòa án cấp sơ thẩm vẫn thụ lý giải quyết và quyết định quyền được sử dụng thửa đất cho bà Dương Thị H là không đúng quy định”. Do đó, tại Bản án dân sự phúc thẩm số 09/2021/DS-PT ngày 17-3-2021 TAND tỉnh Hà Tĩnh quyết định hủy toàn bộ Bản án dân sự sơ thẩm số 02/2020/DS-ST ngày 17-8-2020 của TAND huyện L, tỉnh Hà Tĩnh; giao hồ sơ cho TAND huyện L giải quyết sơ thẩm lại theo quy định.

Như vậy, việc không bắt buộc các đương sự phải công chứng, chứng thực văn bản ủy quyền tham gia tố tụng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc đương sự không trung thực, giả mạo, lợi dụng văn bản ủy quyền để chuộc lợi cho mình trong vụ án dân sự.

Mặt khác, trong một số trường hợp ngay cả khi Tòa án chấp nhận việc Giấy ủy quyền tham gia tố tụng được chứng thực tại Ủy ban nhân dân cấp xã thì một số Ủy ban lại từ chối chứng thực chữ ký vì cho rằng mình không có thẩm quyền. Cụ thể, tại Thông tư số 01/2020/TT-BTP về hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch quy định:

- Việc ủy quyền theo quy định tại điểm d khoản 4 Điều 24 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP thỏa mãn đầy đủ các điều kiện như không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền và không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản thì được thực hiện dưới hình thức chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền.

- Phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều này, việc chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

+ Ủy quyền về việc nộp hộ, nhận hộ hồ sơ, giấy tờ, trừ trường hợp pháp luật quy định không được ủy quyền;

+ Ủy quyền nhận hộ lương hưu, bưu phẩm, trợ cấp, phụ cấp; + Ủy quyền nhờ trông nom nhà cửa;

+ Ủy quyền của thành viên hộ gia đình để vay vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội.

- Đối với việc ủy quyền không thuộc một trong các trường hợp quy định trên thì không được yêu cầu chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền; người yêu cầu chứng thực phải thực hiện các thủ tục theo quy định về chứng thực hợp đồng, giao dịch.

Như vậy, liệu có phải việc chấp nhận giấy ủy quyền tham gia tố tụng trong vụ án dân sự được chứng thực chữ ký tại Ủy ban nhân dân cấp xã hiện nay của một số Tòa án là trái với quy định của pháp luật?

Trước đây, tại Điều 586 BLDS năm 2005 quy định rằng “Hợp đồng ủy quyền phải lập thành văn bản, nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định thì hợp đồng ủy quyền phải có chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc chứng thực của UBND cấp có thẩm quyền”. Tuy nhiên, bởi vì có những quan điểm khác nhau về bản chất của giấy ủy quyền như tác giả đã phân tích ở mục 1.1.1 nên vấn đề chứng thực giấy ủy quyền có các quan điểm khác biệt. Trong đó, nếu hiểu giấy ủy quyền là một loại giấy tờ, văn bản xuất phát từ hành vi pháp lý đơn phương thì việc chứng

thực chữ ký tại UBND cấp xã là phù hợp,54 nếu hiểu giấy ủy quyền vẫn thuộc về

chế định hợp đồng thì trình tự thủ tục công chứng giấy ủy quyền không khác gì so với hợp đồng ủy quyền và áp dụng Điều 55 Luật Công chứng năm 2014 để chứng

nhận việc thụ ủy.55 Theo đó, các bước công chứng giấy ủy quyền thực hiện tương tự

như công chứng hợp đồng ủy quyền, tuy nhiên chỉ có bên ủy quyền hiện diện để thực hiện thủ tục, lúc này công chứng viên chỉ cần xác minh ý chí của bên hiện diện. Và dĩ nhiên, trong trường hợp này cả giấy ủy quyền và hợp đồng ủy quyền đều phải được công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng.

54 Nguyễn Duy Phương (2015), Hoàn thiện các quy định về đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự, Tạp

chí nghiên cứu và lậ p phá p, số 17 (297) T9/2015, tr. 32.

Một phần của tài liệu Ủy quyền trong vụ án dân sự theo bộ luật tố tụng dân sự việt nam – một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 48 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)