1.2 Chủ thể quan hệ ủy quyền trong vụ án dân sự
1.2.2 Bên được ủy quyền
a. Đặc điểm chung của bên được ủy quyền
Khi xét về vị trí người đại diện trong vụ án dân sự (bên được ủy quyền) thì người đại diện theo ủy quyền bao gồm người đại diện cho bị đơn, người đại diện cho nguyên đơn và người đại diện cho người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Mặt khác, như đã phân tích ở trên, pháp luật tố tụng dân sự hiện hành quy định người đại diện theo ủy quyền theo quy định của BLDS là người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự.
Theo đó, BLDS thì quy định rằng cá nhân và pháp nhân đều có thể trở thành chủ thể được ủy quyền. Vì vậy, xét ở khía cạnh chủ thể thì cá nhân và pháp nhân là hai chủ thể được phép trở thành người đại diện. So với BLDS năm 2005 thì đến BLDS năm 2015 đã thừa nhận khả năng đại diện của pháp nhân. Đây là quy định tiến bộ, phù hợp với thực tiễn hiện nay cũng như xu hướng pháp luật các nước trên thế giới. Cụ thể:
Nếu người được ủy quyền là cá nhân thì người ủy quyền phải thỏa mãn các Điều kiện theo quy định của pháp luật. Điều kiện đầu tiên để có thể trở thành người được đại diện là phải có năng lực hành vi dân sự. Điều kiện tiếp theo là phải có năng lực pháp luật dân sự.
Khoản 3 Điều 134 và khoản 3 Điều 18 BLDS năm 2015 quy định: “Trường
hợp pháp luật quy định thì người đại diện phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập, thực hiện” và “Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện
41 Nguyễn Thùy Tra ng (2017), Vi phạm quy định về ủy quyền trong tố tụng dân sự - Những vướng mắc và đề
xuất hoàn thiện pháp luật, Tạ p chí Luậ t học, số 12, tr. 60.
42 Trầ n Thị Hương (2014), Người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong tố tụng dân sự Việt Nam, Luậ n
theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ 18 tuổi trở lên xác lập, thực hiện”.
Mặc khác, theo quy định của BLTTDS năm 2015 thì người đại diện của đương sự phải có năng lực hành vi tố tụng dân sự (trên 18 tuổi và không bị mất năng lực
hành vi dân sự).43 Đây là điểm khác biệt giữa người đại diện trong tố tụng dân sự so
với người đại diện trong giao dịch dân sự, thương mại thông thường.
Nếu người được ủy quyền là pháp nhân thì cũng phải đảm bảo đủ Điều kiện thì mới trở thành người được đại diện. Một tổ chức được xem là một pháp nhân khi: Tổ chức đó được thành lập một cách hợp pháp, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có tài sản độc lập, nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập. Năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự của pháp nhân phát sinh đồng thời ngay khi pháp nhân được hình thành.
Mặt khác, khi đại diện cho cá nhân, pháp nhân khác tham gia vào quan hệ tố tụng thì bản thân pháp nhân phải đủ điều kiện về năng lực hành vi và năng lực pháp luật tố tụng. Trong đó, xét về năng lực pháp luật tố tụng dân sự thì mọi pháp nhân đều có các quyền và nghĩa vụ tố tụng như nhau. Còn đối với năng lực hành vi, vì bản thân pháp thân là một thực thể pháp lý, vì vậy pháp nhân phải thông qua người đại diện hợp pháp với danh nghĩa của pháp nhân thực hiện thay những công việc được ủy quyền. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến thực tế việc cá nhân, pháp nhân ủy quyền cho pháp nhân tham gia tố tụng hạn chế và ít được lựa chọn hơn so với ủy quyền cho cá nhân.
Mặc dù vậy, việc pháp nhân đại diện cho cá nhân, pháp nhân khác tham gia vào quá trình tố tụng là có thật. Điển hình là vụ án dân sự do Bà Trần Thị A khởi kiện, được Tòa án nhân dân tỉnh Q thụ lý vụ án số: 10/2018/TLDS-ST ngày 20/12/2018 về việc “tranh chấp quyền sử dụng đất và yêu cầu hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”. Sau khi Tòa án thụ lý, ngày 15/01/2019, bà Bà Trần Thị A có giấy ủy quyền tham gia tố tụng cho Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (TNHH MTV) Thương mại - Dịch vụ - Tư vấn làm người đại diện. Giấy ủy quyền được chứng thực của UBND xã. Công ty TNHH MTV Thương mại - Dịch vụ - Tư
vấn được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép hoạt động. Tuy nhiên, theo giấy phép đăng ký kinh doanh thì không có lĩnh v ực làm đại diện theo ủy quyền.
Từ thực tiễn trên, có ý kiến cho rằng: Để pháp nhân có thể đại diện cho chủ thể khác thì trong giấy phép kinh doanh của pháp nhân phải thể hiện lĩnh vực được
ủy quyền thì mới được phép làm đại diện.44 Quan điểm khác cho rằng bản chất của
việc ủy quyền là sự thỏa thuận ý chí giữa các bên, một khi pháp nhân đủ kiều kiện về mặt chủ thể là đã có thể đại diện cho cá nhân, pháp nhân khác tham gia vào v ụ án. Thật vậy, lĩnh vực ủy quyền trong giấy phép kinh doanh không phải là Điều kiện để pháp nhân có năng lực chủ thể, cũng không là Điều kiện để hợp đồng ủy quyền có hiệu lực, không cần thiết phải đặt ra sự ràng buộc cứng nhắc lên pháp nhân để được chủ thể khác cho phép đại diện.
Và dĩ nhiên là không phải chủ thể nào cũng được phép tham gia vào quan hệ ủy quyền để nhân danh người ủy quyền thực hiện thay công việc của họ. Trong pháp luật tố tụng dân sự đã đưa ra quy định cấm một số người không được làm đại
điện theo ủy quyền.45
Một là, nếu họ cũng là đương s ự trong cùng một vụ việc với người được đại diện mà quyền và lợi ích hợp pháp của họ đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện.
Xét thấy, đương sự trong vụ án dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm
nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.46 Tuy nhiên,
BLTTDS không quy định rõ thế nào là quyền, lợi ích hợp pháp đối lập nhau trong chế định ủy quyền. Theo Từ điển Tiếng Việt thì đối lập nghĩa là đứng ở phía trái
ngược lại, có quan hệ chống đối nhau.47 Hiểu trong một nghĩa bao quát chung áp
dụng về trường hợp không được làm đại diện, phải xác định bản chất chính là đối lập về quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự với nhau (vì giải quyết vụ án thì mấu
44 Phạ m Vă n Lợi (2018), Đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự là pháp nhân, Trang thông tin điện tử
Viện Kiểm sá t nhâ n dâ n tỉnh Quả ng Ngã i.
http://vksquangnga i.gov.vn/index.php/vi/news/Tra o-doi-pha p-lua t/Da i-dien-theo-uy-quyen-trong-to-tung- da n-su-la -pha p-nhan-1883/ (truy cậ p ngà y 1/5/2021).
45 Điều 87 BLTTDS nă m 2015.
46 Khoả n 1 Điều 68 BLTTDS nă m 2015.
chốt là là giải quyết tranh chấp về quyền lợi, nghĩa vụ của các đương sự trong chính vụ án đó).48
Mặt khác, căn cứ vào Điều 68 BLTTDS thì có thể hiểu bị đơn là người bị nguyên đơn khởi kiện, quyền lợi ích của nguyên đơn và bị đơn đối lập nhau.
Như vậy, trong quan hệ ủy quyền này, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan sẽ là bên được đại diện theo ủy quyền. Khi đó, nếu người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng với bên nguyên đơn (tức có cùng ý kiến với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn) thì không được trở thành người đại diện theo ủy quyền cho bị đơn. Ngược lại, nếu người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng với bên bị đơn (tức có cùng ý kiến với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn) thì cũng không được phép trở thành đại diện theo ủy quyền cho nguyên đơn.
Hai là, nếu họ đang là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự của đương sự khác mà quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đó đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện trong cùng một vụ việc.
Ví dụ: Ông A đang là người đại diện theo pháp luật cho vợ của mình là bà B - người bị mất năng lực hành vi dân sự (là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự) thì không thể đại diện theo ủy quyền cho nguyên đơn là ông C khi quyền và lợi ích của ông C và bà B đối lập nhau.
Tuy vậy, trong trường hợp quan hệ ủy quyền đã chấm dứt thì liệu người đại diện có được phép trở thành người đại diện theo ủy quyền cho đương sự khác có quyền lợi đối lập với người được đại diện trước trong cùng vụ án được hay không? Bởi lẽ, trong quá trình làm đại diện tham gia quá trình tố tụng cho người ủy quyền thì bản thân họ đã biết được những nội dung bí mật trong vụ án, khi trở thành người đại diện cho đương sự khác thì quyền lợi của người được đại diện ban đầu trong vụ án có thể bị ảnh hưởng. Thiết nghĩ, pháp luật nên quy định cấm cả trường hợp ủy quyền đã chấm dứt nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của các đương sự cũng như là đảm bảo đúng mục đích, ý nghĩa của chế định đại diện.
Ngoài ra, pháp luật tố tụng còn cấm cán bộ, công chức trong các cơ quan Tòa án, Kiểm sát, Công an không được làm người đại diện trong tố tụng dân sự.
48 Đặ ng Tha nh Hoa (Chủ biên), Pháp luật tố tụng (Phần chung) tình huống và phân tích: Dành cho giảng
Sở dĩ pháp luật cấm những chủ thể trên là nhằm mục đích tránh ảnh hưởng đến tính khách quan khi giải quyết các vụ án. Nếu để họ tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện theo ủy quyền cho đương sự thì có thể làm ảnh hưởng tiêu cực đến người tiến hành tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng.
b. Quyền và nghĩa vụ của bên được ủy quyền
Quan hệ ủy quyền trong tố tụng dân sự mang tính đặc thù và mối quan hệ giữa bên đại diện và cơ quan tố tụng mà cụ thể là Tòa án là nguyên nhân chính tạo nên sự khác biệt này.
Do đó, khi nghiên cứu về quyền và nghĩa vụ của người được ủy quyền trong vụ án dân sự cần có sự kết hợp nghiên cứu các quy định của BLDS lẫn các quy định của BLTTDS. Hay nói cách khác, việc xác định quyền và nghĩa vụ của người đại diện cần được nghiên cứu dựa trên hai mối quan hệ đó là: (1) quan hệ giữa người đại diện và người được đại diện; (2) quan hệ giữa người đại diện và bên thứ ba, ở đây là cơ quan Tòa án. Cụ thể:
Thứ nhất, trong quan hệ ủy quyền giữa bên đại diện và bên được đại diện, quyền và nghĩa vụ của bên được ủy quyền được BLDS năm 2015 quy định tại Điều 565 và Điều 566 của bộ luật này.
Theo đó, người được ủy quyền có quyền yêu cầu bên ủy quyền cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để thực hiện công việc ủy quyền; được thanh toán chi phí hợp lý mà mình đã bỏ ra để thực hiện công việc ủy quyền; hưởng thù lao, nếu có thỏa thuận.
Mặt khác, người được ủy quyền có các nghĩa vụ như sau:thực hiện công việc
theo ủy quyền và báo cho bên ủy quyền về việc thực hiện công việc đó; báo cơ quan Tòa án về thời hạn, phạm vi ủy quyền và việc sửa đổi, bổ sung phạm vi ủy quyền; bảo quản, giữ gìn tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện việc ủy quyền; giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong khi thực hiện việc ủy quyền; bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng.
Khi nghiên cứu các văn bản ủy quyền, tác giả nhận thấy những quy định về quyền và nghĩa vụ được liệt kê trên thường ít khi được các bên nêu trong văn bản ủy quyền, nếu có thì hay xuất hiện trong các hợp đồng ủy quyền có thù lao. Tuy nhiên,
cho dù văn bản ủy quyền không đưa ra điều khoản quy định thì bên được ủy quyền cũng đều có các quyền và nghĩa vụ chung được pháp luật quy định như đã phân tích.
Thứ hai, trong mối quan hệ giữa người đại diện và cơ quan Tòa án, tại khoản 2
Điều 86 BLTTDS năm 2015 quy định “người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng
dân sự thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng dân sự theo nội dung văn bản ủy quyền”.
Theo đó, quyền và nghĩa vụ của của người đại diện phụ thuộc vào nội dung, phạm vi ủy quyền do các bên đã thỏa thuận được ghi nhận trong văn bản ủy quyền. Như đã phân tích, điều khoản quy định nội dung, phạm vi ủy quyền chứa đựng quyền hạn cũng như những công việc mà bên đại diện được phép thực hiện. Nếu các bên thỏa thuận ủy quyền một phần thì người đại diện chỉ được thực hiện trong phạm vi ủy quyền. Nếu người đại diện được đại diện toàn phần thì họ được phép thực hiện các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 70 của BLTTDS năm 2015.
Bên cạnh đó, xét về mặt bản chất pháp lý, trong tố tụng dân sự thì quan hệ ủy quyền được xác lập giữa người đại diện theo ủy quyền với đương sự và quan hệ giữa người đại diện với các cơ quan tố tụng trong phạm vi ủy quyền. Vì vậy, tùy theo địa vị tố tụng dân sự của người ủy quyền là nguyên đơn, bị đơn hay người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và tùy theo phạm vi được đại diện mà người đại diện còn có một số hoặc toàn bộ quyền nghĩa vụ tương ứng theo quy định tại các Điều 71, Điều 72, Điều 73 BLTTDS năm 2015 ngoài các quyền và nghĩa vụ chung tại Điều 70 BLTTDS.
Như vậy, với lý do người đại diện theo ủy quyền nhân danh người ủy quyền nên trong tố tụng dân sự quyền và nghĩa vụ của đương sự và người đại diện theo ủy quyền là một. Trong khi đó, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp khi tham gia tố tụng có các quyền và nghĩa vụ hoàn toàn độc lập với đương sự, quyền và nghĩa vụ này được quy định tại Điều 76 BLTTDS. Do đó, việc tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện theo ủy quyền được cho là thuận lợi hơn, và có nhiều quyền hơn so với tư cách là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến hiện nay đa số đương sự chọn ủy quyền cho luật sư làm người đại diện cho mình tham gia vào vụ án dân sự.