Bên ủy quyền

Một phần của tài liệu Ủy quyền trong vụ án dân sự theo bộ luật tố tụng dân sự việt nam – một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 33 - 38)

1.2 Chủ thể quan hệ ủy quyền trong vụ án dân sự

1.2.1 Bên ủy quyền

a. Đặc điểm bên ủy quyền

Theo quy định tại Điều 138 BLDS năm 2015 thì “Cá nhân, pháp nhân có thể

ủy quyền cho các nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự”, “các thành viên hộ gia đình, tổ chức hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân” .

Như vậy, chủ thể được phép ủy quyền có thể là cá nhân, pháp nhân hoặc các thành viên hộ gia đình, tổ chức hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân.

Nếu là cá nhân thì cá nhân đó phải có năng lực hành vi tố tụng dân sự. Năng lực hành vi tố tụng dân sự là khả năng tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia tố tụng. Một người có năng lực hành vi tố tụng đầy đủ khi họ từ đủ mười tám tuổi trở lên, không bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc pháp luật có quy định khác. Điều này đồng nghĩa với việc khi đương sự là người chưa thành niên hoặc người mất năng lực hành vi dân sự thì họ không thể tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng nên không thể làm văn bản ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng, trong trường hợp có nhu cầu thì người đại diện theo pháp luật của họ sẽ thực hiện công việc ủy quyền.

Tuy vậy, trong trường hợp đặc biệt, người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi đã tham gia lao động theo hợp đồng lao động hoặc giao dịch dân sự bằng tài sản riêng của mình thì được tự mình tham gia tố tụng về những việc có liên quan đến quan hệ lao động hoặc quan hệ dân sự đó. Do đó, trong trường hợp này,

người từ đủ mười lăm đến dưới mười tám tuổi vẫn có thể ủy quyền cho chủ thể khác nhân danh mình tham gia tố tụng.

Trong khi đó, theo quan điểm các nhà lập pháp Nhật Bản thì vấn đề năng lực hành vi dân sự của người được ủy quyền không nên bị hạn chế, vì đại diện theo pháp luật thì pháp luật đã quy định rõ trong từng trường hợp, còn đối với đại diện theo ủy quyền thì đó là sự tự do lựa chọn của người được đại diện và bản thân họ có

trách nhiệm với sự lựa chọn của mình.34

Nếu là pháp nhân, thì việc ủy quyền được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân đó. Đại diện theo pháp luật của pháp nhân là người đứng đầu pháp nhân được quy định trong quyết định thành lập pháp nhân hoặc trong Điều lệ của pháp nhân. Khi người đại diện theo pháp luật của pháp nhân không muốn tham gia tố tụng thì có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác thay mặt mình tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích của pháp nhân. Lúc này, trong văn bản ủy quyền người ký vào văn bản ủy quyền chính là người đại diện theo pháp luật của pháp nhân đó. Pháp nhân phải chịu trách nhiệm về hành vi của người đại diện theo ủy quyền.

Bên cạnh đó, chủ thể ủy quyền có thể có một hoặc nhiều người và luôn xuất hiện trong văn bản ủy quyền, tức là luôn ký tên vào hợp đồng ủy quyền và giấy ủy quyền.

b. Quyền và nghĩa vụ của bên ủy quyền

Trong BLTTDS năm 2015, không đưa ra quy định nào về quyền và nghĩa vụ

của người được đại diện (bên ủy quyền). Tuy nhiên, bản chất của ủy quyền trong tố

tụng dân sự giữa người đại diện và người được đại diện là một giao dịch dân sự, do đó, trong mối quan hệ này quyền và nghĩa vụ của người ủy quyền (người được đại diện) vẫn chịu sự điều chỉnh bởi các quy định trong BLDS năm 2015. Do đó, xét trong mối quan hệ dân sự thì bên ủy quyền (người được đại diện) có các quyền và nghĩa vụ sau:

34 Điều 102 BLDS Nhậ t Bả n.

Về nghĩa vụ:

Thứ nhất, cung cấp thông in, tài liệu và phương tiện cần thiết để bên được ủy

quyền thực hiện công việc.35

Khi bên đại diện muốn nhân danh bên ủy quyền thực hiện thay công việc thì họ cần phải có được những thông tin, tài liệu cần thiết thì mới thực hiện được. Do đó, để bên đại diện hoàn thành tốt công việc, bên ủy quyền cần phải cung cấp những thông tin, tài liệu liên quan đến vụ án cho bên đại diện.

Ngoài ra, khi được tiếp cận các hồ sơ vụ án dân sự, tác giả nhận thấy một khi bên ủy quyền đã muốn giao cho người khác thực hiện thay công việc của mình thì bên ủy quyền cần phải tạo những điều kiện cần thiết tương ứng với nhu cầu của công việc đã ủy quyền cũng như xem xét khả năng thực hiện công việc nhằm bảo đảm bên ủy quyền có khả năng tham gia vào vụ án. Pháp luật cần phải quy định thêm trường hợp này để tránh người ủy quyền lợi dụng quan hệ ủy quyền gây khó dễ cho cơ quan chức năng tiến hành giải quyết vụ án. Ví dụ bên ủy quyền ủy quyền cho một người thật xa để đại diện cho mình tham gia vào quá trình giải quyết vụ án dân sự, việc ủy quyền như vậy sẽ gây khó khăn cho người đại diện trong việc tham gia vào các buổi làm việc tại Tòa án. Cá biệt, trong một số trường hợp đương sự còn cố tình ủy quyền một người ở thật xa nhằm mục đích kéo dài thời gian giải quyết vụ án.

Thứ hai, chịu trách nhiệm về cam kết do bên được ủy quyền thực hiện trong

phạm vi được ủy quyền.36

Thứ ba, thanh toán chi phí hợp lý mà bên ủy quyền đã bỏ ra để thực hiện công

việc được ủy quyền, trả thù lao cho bên được ủy quyền nếu có thỏa thuận về thù lao.37

Trong đó, chi phí phát sinh trong quá trình tham gia vụ án dân sự có thể là những chi phí về phương tiện đi lại, chi phí phô tô công chứng tài liệu, tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản, chi phí đo vẽ, thẩm định giá tài sản theo quy định của BLTTDS.

Nếu các bên có thỏa thuận trả thù lao khi thực hiện công việc ủy quyền thì bên ủy quyền có nghĩa vụ phải trả thù lao, ngược lại, nếu các bên ghi nhận rằng

35 Khoả n 1 Điều 567 BLDS nă m 2015.

36 Khoả n 2 Điều 567 BLDS nă m 2015.

công việc ủy quyền không trả thù lao thì cho dù người đại diện có làm tốt công việc đến đâu thì cũng không thể yêu cầu bên ủy quyền trả thù lao cho mình.

Về quyền của bên ủy quyền

Thứ nhất, có quyền yêu cầu người đại diện thông báo đầy đủ về việc thực hiện

công việc ủy quyền.38

Bởi vì người đại diện đang nhân danh và thực hiện thay công việc cho bên ủy quyền cho nên quyền được biết tiến độ thực hiện công việc, đã thực hiện như thế nào, những vướng mắc trong quá trình thực hiện,... là một trong những quyền chính đáng mà bên ủy quyền cần có đặc biệt là trong vụ án dân sự. Quyền này vừa đảm bảo được việc thực hiện nghĩa vụ của người đại diện vừa đảm bảo lợi ích cho bên ủy quyền, trong trường hợp cần thiết bên ủy quyền sẽ hỗ trợ để công việc được thực hiện tốt nhất.

Thứ hai, được bồi thường thiệt hại trong trường hợp người đại diện vi phạm

nghĩa vụ trong quan hệ ủy quyền mà gây thiệt hại cho bên ủy quyền.39 Việc bồi

thường này được thực hiện theo nguyên tắc bồi thường trong trách nhiệm dân sự, hoặc nếu có khởi kiện ra Tòa án, bên ủy quyền phải chứng minh được rằng bên đại diện đã vi phạm nghĩa vụ nào và gây thiệt hại đến đâu.

Ngoài ra, các bên có thể thỏa thuận cụ thể quyền và nghĩa vụ hoặc bổ sung thêm các quyền và nghĩa vụ khác trong văn bản ủy quyền miễn là không vi phạm điều cấm hoặc trái đạo đức xã hội.

Xét trong mối quan hệ giữa người được đại diện và cơ quan Tòa án, quyền và nghĩa vụ của người đại diện không được pháp luật quy định rõ ràng, dẫn đến phát sinh một số vấn đề làm cho quá trình giải quyết gặp những khó khăn nhất định. Điển hình đó là việc ủy quyền có làm mất đi quyền vốn thuộc về người ủy quyền cũng như người ủy quyền còn có nghĩa vụ tham gia vào vụ án khi Tòa án triệu tập hay không thì vẫn chưa có câu trả lời thống nhất. Điều này dẫn đến sự không thống nhất trong cách giải quyết của các Tòa khi người đại diện cùng tham gia vào vụ án với người đại diện theo ủy quyền

38 Khoả n 1 Điều 568 BLDS nă m 2015.

Hiện nay, đa số các Tòa đều cho rằng bên ủy quyền vẫn có quyền tham gia vụ án dân sự, việc ủy quyền cho người đại diện không làm mất quyền tham gia vào vụ án của bên ủy quyền. Xuất phát từ tính chất, yêu cầu của việc giải quyết vụ việc dân sự, sau khi ủy quyền cho người đại diện đương sự vẫn có quyền tham gia tố tụng để

bổ sung cho hoạt động của người được ủy quyền.40 Bên ủy quyền có thể tự liên hệ

với cơ quan Tòa án để tham gia vào vụ án cùng với đương sự, Tòa án cũng có thể triệu tập bên ủy quyền tham gia vào vụ án khi cần thiết.

Ví dụ: Tại vụ án dân sự phúc thẩm thụ lý số 149/TLPT-DS ngày 05/02/2020 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về “Tranh chấp hợp đồng đặt cọc” giữa nguyên đơn là bà Lê Nguyễn Thục Đ và bị đơn là bà Huỳnh Thị Kim C. Bà Đ ủy quyền cho ông Nguyễn Thượng T theo giấy ủy quyền ngày 16/10/2018 lập tại Văn phòng công chứng Mai Việt Cường, theo đó, trong phạm vi ủy quyền ông T được phép tự mình quyết định mọi vấn đề liên quan đến vụ án trong giai đoạn sơ thẩm và phúc thẩm, được quyền thay mặt bà Đ liên hệ Tòa án nhân dân các cấp để thay bà Đ tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện theo ủy quyền cũng như để nhận các quyết định, bản án của Tòa án. Như vậy, căn cứ vào phạm vi ủy quyền thì bà Đ đã ủy quyền toàn bộ cho ông T tham gia vào vụ án. Tuy vậy, trong quá trình giải quyết vụ án phúc thẩm, bà Đ vẫn tham gia vào vụ án với tư cách là nguyên đơn của vụ án, bằng chứng là tại các buổi làm việc tại Tòa phúc thẩm vẫn có sự có mặt của bà Đ và tại buổi xét xử vụ án dân sự phúc thẩm diễn ra vào ngày 18/8/2020 bà Đ có mặt phiên tòa đồng thời với ông T và trình bày ý kiến của mình. Ý kiến của bà Đ được ghi nhận lại tại bản án số 772/2020/DS-PT ngày 18/8/2020 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

Tuy vậy, có ý kiến cho rằng trong trường hợp ủy quyền cho người khác tham gia, tòa án chỉ chấp nhận người đại diện theo ủy quyền là đại diện duy nhất của đương sự mà không thể chấp nhận người được đại diện vừa ủy quyền cho người khác vừa tự mình tham gia. Bởi vì, theo khoản 2 Điều 90 BLTTDS năm 2015, có thể hiểu khi đã có văn bản ủy quyền tham gia tố tụng thì người được ủy quyền sẽ là người trực tiếp tham gia tố tụng, người được đại diện chỉ được tham gia tố tụng trực

40 Trường Đạ i học Kiểm sá t Hà Nội, Đạ i diện của đương sự - Một số vấ n đề lý luậ n và thực tiễn,

tiếp khi đã chấm dứt đại diện theo ủy quyền.41 Hơn nữa, quan niệm đương sự đã ủy quyền cho người đại diện nhưng đương sự vẫn có quyền tham gia tố tụng dường như

mâu thuẫn với bản chất của đại diện là thay mặt đương sự.42 Và thực tế việc Tòa án

không chấp nhận người được đại diện và người đại diện cùng tham gia vào vụ án là không phải không có, nhất là trong vụ án dân sự mà người đại diện theo pháp luật của pháp nhân đã ủy quyền cho cá nhân khác nhưng vẫn tham gia vào vụ án.

Một phần của tài liệu Ủy quyền trong vụ án dân sự theo bộ luật tố tụng dân sự việt nam – một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 33 - 38)