Kiến nghị hoàn thiện các quy định về hình thức ủy quyền

Một phần của tài liệu Ủy quyền trong vụ án dân sự theo bộ luật tố tụng dân sự việt nam – một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 54 - 55)

2.1 Về hình thức của văn bản ủy quyền

2.1.2Kiến nghị hoàn thiện các quy định về hình thức ủy quyền

Tác giả nhận thấy việc không chấp nhận chứng thực chữ ký tại Ủy ban nhân dân cấp xã của một số Tòa án sẽ gây ra những khó khăn nhất định cho đương sự, nhất là đối với những địa phương chưa có Văn phòng công chứng hay Phòng công chứng. Khi đó, các đương sự phải di chuyển sang các Quận/Huyện khác có Văn phòng công chứng và Phòng công chứng để được công chứng giấy ủy quyền, như vậy thì thật sự không cần thiết và gây khó khăn cho đương sự.

Hơn nữa, điểm d khoản 4 Điều 24 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định đối với các trường hợp ủy quyền không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền và không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản thì được chứng thực chữ ký trong giấy ủy quyền. Như vậy, việc chứng thực giấy ủy quyền trong tố tụng dân sự là có cơ sở.

Tác giả cho rằng Giấy ủy quyền dù cho bản chất của nó là một giao dịch dân sự

tương tự hợp đồng ủy quyền đi chăng nữa56 thì việc chấp nhận chứng thực chữ ký

trong Giấy ủy quyền tại Ủy ban nhân dân cấp xã là một điều cần thiết. Tuy người chứng thực không chịu trách nhiệm về mặt nội dung, nhưng việc chứng thực chữ ký cũng đã chứng minh được về mặt chủ thể ủy quyền. Hay nói cách khác, trong giấy ủy quyền đã thể hiện được rằng chính chủ thể ủy quyền mong muốn được ủy quyền cho người khác, là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký về nội dung của giấy ủy quyền. Điều này giúp tránh được sự giả mạo chữ ký như đã nêu tại vụ án thứ ba.

Từ đó, tác giả kiến nghị:

Thứ nhất, bổ sung Điều luật quy định về hình thức ủy quyền trong BLTTDS

Điều (...): Hình thức ủy quyền

1. Quan hệ ủy quyền trong tố tụng dân sự của công dân phải được xác lập dưới hình thức bằng văn bản và được công chứng, chứng thực tại cơ quan có thẩm quyền phù hợp với quy định pháp luật trừ trường hợp văn bản ủy quyền đó được lập tại Tòa án có sự chứng kiến của Thẩm phán hoặc Cán bộ Tòa án được Chánh án Tòa án phân công. Văn bản ủy quyền có thể là Hợp đồng ủy quyền hoặc Giấy ủy quyền.

2. Văn bản ủy quyền của tổ chức phải có chữ ký của người có thẩm quyền trên cơ sở quy định của điều lệ và phải có con dấu của tổ chức đó. Thứ hai, ban hành Nghị quyết hướng dẫn thi hành Bộ luật tố tụng dân sự năm

2015, trong đó có điều luật hướng dẫn: “Hợp đồng ủy quyền trong tố tụng dân sự

được công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng theo quy định của Luật công chứng; Đối với Giấy ủy quyền đương sự có thể lựa chọn công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc chứng thực tại Ủy ban nhân dân có thẩm quyền.”

Thứ ba, bổ sung vào khoản 2 Điều 14 Thông tư số 01/2020/TT-BTP của Bộ

Tư pháp về việc Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 23/2015/NĐ-CP về

cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch như sau:

[...] 2. Phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều này, việc chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

a) Ủy quyền về việc nộp hộ, nhận hộ hồ sơ, giấy tờ, trừ trường hợp pháp luật quy định không được ủy quyền;

b) Ủy quyền nhận hộ lương hưu, bưu phẩm, trợ cấp, phụ cấp; c) Ủy quyền nhờ trông nom nhà cửa;

d) Ủy quyền của thành viên hộ gia đình để vay vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội;

e) Ủy quyền của công dân cho người đại diện tham gia tố tụng trong vụ việc dân sự.[...]

Một phần của tài liệu Ủy quyền trong vụ án dân sự theo bộ luật tố tụng dân sự việt nam – một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 54 - 55)