Thực trạng điều kiện lao động trong các doanh nghiệp ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá điều kiện lao động tại Công ty TNHH một thành viên Takson Huế (Trang 28 - 30)

5. Kết cấu đề tài

1.2.1. Thực trạng điều kiện lao động trong các doanh nghiệp ở Việt Nam

Theo các chuyên gia của Viện Nghiên cứu khoa học kỹthuật bảo hộ lao động, hiện nay trên cả nước, điều kiện làm việc của người lao động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiểu thủ công nghiệp ở nước ta là chưa được tốt. Một số cơ sở sản xuất,

người lao động phải làm việc trong điều kiện không bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh, các yếu tốô nhiễm chủ yếu là bụi, hơi, khí độc hại, tiếng ồn khá cao, thường là vượt mức cho phép. Nhiều cơ sở sản xuất không có hệ thống kiểm soát ô nhiễm, không có hệ

thống xử lý bụi, khí độc, tiếng ồn, người lao động vì miếng cơm manh áo phải chịu làm việc trong điều kiện thiếu an toàn. Không chỉ là tai nạn trong điều kiện làm việc ô nhiễm như vậy, người lao động còn phải làm việc quá giờ, làm tổn hại sức khỏe, ảnh Nhóm nhân tố thuộc về vệsinh y tế ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG Nhóm nhân tố thuộc về thẩm mỹ học Nhóm nhân tố thuộc về tâm sinh lý lao động Nhóm nhân tố thuộc về tâm lý xã hội Nhóm nhân tố thuộc về điều kiện sống NLĐ

hưởng năng suất chất lượng hiệu quả của công việc hoặc của sản phẩm do làm việc

trong môi trường áp lực vềtâm lý.

Theo báo cáo của 62/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, (tỉnh Bình

Phước chưa có báo cáo) 06 tháng đầu năm 2018 trên toàn quốc đã xảy ra 3.988 vụ tai

nạn lao động (TNLĐ) làm 4.102 người bị nạn (bao gồm cả khu vực có quan hệ lao động và khu vực người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động). Trong 06

tháng đầu năm 2018, trong khu vực có quan hệ lao động số nạn nhân là lao động nữ tăng 8,87%, số vụ TNLĐ giảm 8,76%, tổng số nạn nhân giảm 8,27%, số người chết

giảm 10,65%, số vụ có người chết giảm 12,68%, số người bị thương nặng giảm

3,96%, số vụ có từ hai người bị nạn trở lên tăng 4,65%. Đa số các vụ tai nạn lao động có khai báo đã được điều tra đúng quy định. Tuy nhiên một số địa phương còn chậm

gửi biên bản điều tra về Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội; số biên bản nhận được

chỉ chiếm 25,7% tổng số vụ TNLĐ chết người.

Điểm qua một số vấn đề về lao độngtạicác DN tại Việt Nam:

+ Tháng 11.2017, Trung tâm nghiên cứu Giới, Gia đình và Môi trường trong

Phát triển (CGFED) và tổ chức phi chính phủ của Thụy Điển IPEN công bố 1 tài liệu

cho rằng, nữ công nhân Samsung bị ảnh hưởng sức khỏe do điều kiện lao động không đảm bảo. Samsung phản đối nội dung tài liệu xây dựng trên kết quả phỏng vấn chỉ 45

trên tổng số hơn 100.000 lao động của Samsung tại Việt Nam, nêu quan ngại về tính

khoa học, khách quan của tài liệu này. Sau khi tài liệu được công bố, tháng 11.2017,

Ban quản lý các khu công nghiệp Bắc Ninh 2 lần mời Samsung Bắc Ninh và CGFED, IPEN gặp để trao đổi trực tiếp về thông tin trong tài liệu. Hai tổ chức này không cử đại

diện dự họp. Sau đóBộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã tiến hành thanh tra tại hai

nhà máy của Samsung. Kết luận đưa ra là công ty này vi phạm quy định giờ làm việc

của Bộ. Ca làm việc kéo dài 12h/ngày so với quy định 8h/ngày, lao động làm việc đến

60h/tuần so với quy định 48h/tuần. Ngoài ra, nội quy lao động trong hợp đồng còn nhiều điều khoản chưa đúng quy định. Tuy nhiên, các sai phạm trênchưa phải chịu xử

phạt mà chỉ dừng ở mức nhắc nhở.

+ Vào ngày 15/03/2019, vụ tai nạn lao động xảy ra vào 10h tại công trình xây dựng nhà xưởng tiền chế của Công ty TNHH Bo Hsing (KCN HoTrường Đại học Kinh tế Huếà Phú, huyện Long

Hồ), do Công ty TNHH cơ khí xây dựng Hưng Thịnh Phát(TP.HCM) thi công. Nhóm

công nhân đanglàm việc tô tường phía dưới, bức tường có chiều dài khoảng 30 m, cao

gần 13m bất ngờ bị sập, khiến 6 người tử vong và 2 người bị thương. Đến nay vụ việc

vẫn đang được các cơ quan chức năng tiến hành điều tra vẫn chưa có kết quả xử lý theo quy định đối với doanh nghiệp.

Chúng ta đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đặt

mục tiêu đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp, điều đó, đòi hỏi

phải coi trọng an toàn, vệ sinh lao động, nhấn mạnh phải bảo hộ người lao động, Nhà

nước, cộng đồng xã hội, chủ doanh nghiệp, người lao động phải coi trọng việc cải

thiện điều kiện làm việc cho người lao động. Trước hết, phải nâng cao nhận thức của

chủ sử dụng lao động và người lao động trong việc bảo đảm điều kiện an toàn, từng bước cải thiện môi trường làm việc; đưa các quy định của pháp luật lao động về công

tác an toàn vệ sinh lao động vào quy định của doanh nghiệp, trở thành một yếu tố

trong hoạt động đầu tư, liên doanh, tuân thủ trong suốt quá trình sản xuất, tăng cường hơn nữa công tác quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động, có chế tài xử phạt nghiêm minh đơn vị,hoặc cá nhân vi phạm dẫn đến tai nạn lao động làm chết, bị thương người lao động, thiệt hại tài sản của Nhà nước, của doanh nghiệp và của người lao động.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá điều kiện lao động tại Công ty TNHH một thành viên Takson Huế (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)