Mang ơn và thiếu nợ

Một phần của tài liệu oan-gia-thich-tri-sieu (Trang 32 - 33)

Kiếp trước người ta ban ơn, giúp đỡ, đối xử tốt với mình. Kiếp này gặp lại tự nhiên mình cảm thấy cần phải đối xử tốt với người này. Đây là ân gia với nhau.

Kiếp trước mình não hại, làm người ta đau khổ vì tình hoặc vì tiền, khiến họ oán hận. Kiếp này họ gặp lại đểđòi nợ (trả thù) làm mình điêu đứng khổ sở. Đây là oan gia của nhau.

Tuy nhiên, không phải thấy ai đối xử tốt với mình thì liền nghĩ là người đó thiếu nợ mình kiếp trước. Họ tốt với mình vì hai lý do: một là họ mang ơn mình, hai là họ làm vì lòng tốt.

Ởđây cần phân biệt giữa mang ơn và thiếu nợ. Mang ơn là thọ nhận sự giúp đỡ của người khác. Thí dụ: mình đi đường bị vấp ngã, té chảy máu đầu, bỗng có một người nào đó đến đỡ mình dậy rồi chở giùm vào nhà thương. Họ làm vì lòng tốt và không mong cầu sựđền đáp. Trường hợp này mình mang ơn họ nhưng không thiếu nợ họ. Nếu có dịp gặp lại thì mình đền ơn, còn không thì họ cũng không đòi.

Còn thiếu nợ là vay mượn rồi không trả. Thí dụ: mình không đủ tiền mua xe nên phải đi vay một

người nào đó. Đây là mình thiếu nợ, bắt buộc phải trả, không trả thì người ta đòi.

Quan Thế Âm Bồ tát luôn tầm thinh cứu khổ, cứu nạn chúng sinh không bao giờ ngừng nghỉ. Ta không thể nói là Ngài thiếu nợ chúng sinh. Ngài làm vì lòng đại từ, đại bi.

Đức Phật Thích Ca muốn nhập Niết bàn ngay sau khi thành đạo vì nhận thấy chúng sinh quá nhiều vô minh, tham ái khó có thể chấp nhận được giáo pháp của Ngài vừa chứng ngộ. Nhưng nhờ Phạm Thiên Sahampati biết được tâm tư của Ngài nên hiện đến cầu thỉnh Ngài ở lại thuyết pháp. Với lòng từ bi và Phật nhãn, thấy được chúng sinh có nhiều căn cơ khác nhau, có những người căn cơ cao, có thể hóa độ được nên Ngài chấp thuận và ở lại thuyết pháp độ sinh suốt 45 năm cho đến hơi thở cuối cùng. Chúng ta không thể nói Đức Phật đi thuyết pháp vì Ngài thiếu nợ chúng sinh. Ngài làm vì lòng từ bi, và chúng ta "mang ơn" Ngài chứ không "thiếu nợ" Ngài. Nếu chúng ta không trả, hoặc quên luôn Phật thì Ngài cũng không đuổi theo để "đòi nợ" công lao thuyết pháp 45 năm của Ngài.

Một phần của tài liệu oan-gia-thich-tri-sieu (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)