Chồng dị tật bán vé số nuôi vợ tâm thần

Một phần của tài liệu oan-gia-thich-tri-sieu (Trang 112 - 117)

Đôi chân dị tật, cánh tay phải co quắp, những bước đi cà nhắc, khó nhọc... Mưa cũng như nắng chỉ

với chiếc bánh mì lót dạ, anh đi hàng chục cây số, len lỏi qua từng ngõ ngách, mong sao bán hết vé số mỗi ngày để nuôi vợ con.

Tuổi thơ tủi hờn

Khi cất tiếng khóc chào đời, anh Trần Văn Hùng14, bình thường như bao đứa trẻ khác. Nhưng bất hạnh đã ập đến với anh như một định mệnh, khi cậu bé mới hơn một tháng tuổi đã có dấu hiệu của bệnh tật. Một phần cơ thể bị biến dạng, cánh tay phải co quắp, đôi chân teo lại, đốt sống lưng cũng bị gập, phải lê lết khắp nhà… Từđó bệnh của Hùng ngày càng trầm trọng hơn.

Không chịu khuất phục trước số phận nghiệt ngã, Hùng đã tìm mọi cách để cửđộng được đôi chân. Mỗi ngày anh ráng nhích từng tí một, mãi lên 6 tuổi anh mới tập tễnh bước được những bước đầu tiên.

Sinh ra trong chiến tranh, loạn lạc, gia đình nghèo khó lại đông con nên cha mẹ anh chỉ biết nuốt nước mắt mà nhìn con, hy vọng một phép mầu. Anh lớn lên trong sựđau đớn và dày vò bản thân. Mọi người nhìn anh với ánh mắt xa lánh, miệt thị, đi học thì bị đẩy xuống bàn cuối vì ai cũng sợ không dám ngồi gần. Tủi thân, cậu bé phải bỏ giữa chừng khi vừa học lớp 4.

14 Tên các nhân vật đã được thay đổi.

Hùng đã phải chịu sống một tuổi thơ không may mắn. Có nhiều lúc Hùng đã nghĩđến cái chết, nhưng bằng nghị lực của mình, anh đã vượt lên số phận để tiếp tục sống. Tuổi thanh niên, Hùng phải lê lết khắp đầu làng cuối phốđể mưu sinh. Từ nhặt rác ở chợ rồi tới bán vé số.

Như duyên trời đã sắp đặt, năm 25 tuổi, anh gặp một người con gái tên Lan cùng đi bán vé số. Cảm thương cảnh nghèo khó, hai người đã cùng nhau sánh duyên vợ chồng với sự chứng kiến của gia đình và bạn bè. Anh Hùng ngỡ mình nhưđang trong "chuyện cổ tích". Vợ chồng sống rất hạnh phúc. Trong "cái khó ló cái khôn", ba đứa con lần lượt chào đời, khỏe mạnh và ngoan ngoãn, nhưng gánh nặng "cơm áo" lại đè nặng lên đôi vai gầy yếu của anh. Niềm vui chưa được bao lâu, tiếng cười chưa "tròn miệng" thì người vợ phát bệnh tâm thần, không làm được gì chỉ cười nói huyên thuyên suốt ngày… Giờđây "trăm dâu lại đổ lên đầu tằm".

Mặc dù sống trong nghèo khó nhưng anh chẳng bao giờ than vãn, hay làm một điều gì đó trái với lương tâm. Anh sống trong sạch, chẳng ngửa tay xin xỏ ai một đồng. Nhiều người trong xóm thấy thương tình nên cho chút gạo, thức ăn… dù chẳng là bao nhưng đó là tấm lòng của mọi người đối với gia đình anh.

Hy vọng một phép mầu

Nhìn vào công việc bán vé số thì không thểđủ tiền trang trải, anh đã phải bán thêm kem, bánh mì, yaourt… Lang thang khắp đường phố, bến xe, ga tàu với bàn chân cà nhắc nhưng anh vẫn như không hề biết mệt mỏi, chỉ mong sao kiếm thêm tiền mua gạo không để vợ con bịđói. "Cuộc sống cứ thế, mong sao là mình đừng đổốm ra. Có bữa trời mưa bão không đi bán được, đành nấu cháo ăn cho qua bữa. Nửa đêm mấy đứa trẻđói bụng tỉnh giấc gọi ba, nhưng mình đành ngậm ngùi cố ru con ngủ trong cơn đói", anh nói mà mắt đỏ hoe.

Nhiều năm qua, ngày mưa cũng như nắng, người ta vẫn thấy có một người đàn ông tật nguyền lê những bước chân cà nhắc, cánh tay co quắp, một tay cầm vé số, trên vai lại mang một cái xô đựng kem, yaourt cuốc bộđi bán vé số. Anh tâm sự: "Tui mà nghỉ bán thì lấy tiền đâu mua gạo, mua thuốc cho vợ. Mình đau nhưng còn đi được thì cũng phải gắng. Mong sao ông bà, cha mẹ, trời đất phù hộ cho tui đừng ốm, ốm là cả nhà chết đói mất".

Mỗi sớm, anh dậy lúc 3 giờ sáng lo cơm nước cho vợ con xong, 4 giờ anh đến quầy nhận vé để tiếp tục hành trình của mình. Nhiều người mua vé số quen gương mặt chất phác, tội nghiệp nên hễ hôm nào không thấy anh ghé qua là họ có vẻ không yên. Nhưng có những người thấy anh như thế hắt hủi, xa

lánh và xua đuổi. Khi hỏi, nếu như ai cho anh những điều ước thì anh sẽước gì bây giờ, anh bảo: "Thứ nhất tui ước cho vợ tui khỏi bệnh, để giữa lúc đêm khuya không còn chứng kiến những cơn điên nổi lên mà vợ tui la hét đập phá. Thứ hai là cơ thể tui lành lặn trở lại, đểđi bán vé số dễ dàng hơn. Đó là điều ước thôi chứ tui tin không có thật".

Nói xong anh lại lật khật vặn mình bước đi trong khó nhọc, trên tay xấp vé sốđang còn dày, chiếc xô vẫn đầy kem. Nhìn thấy cảnh đó chẳng ai cầm được lòng. Hàng ngày anh vẫn đi và đem đến niềm hy vọng cho bao nhiêu người, nhưng có ai biết anh cũng đang cần một niềm hy vọng và phép mầu như thế. Bóng anh đã khuất xa về phía cuối con đường, không biết xấp vé số trên tay lúc nào mới bán hết để anh được về bên người vợ và những đứa con đang trông ngóng chờ cha15.

Lời bình: Anh này bản thân thiếu phước nên bị quả báo tật nguyền, lại thêm gánh nặng nuôi vợ và con, nhưng anh trả nợ rất sòng phẳng, kiên nhẫn và chăm chỉ. Nếu tiếp tục thì anh có thể trả hết nghiệp oan gia, và sau này có thể trông cậy vào mấy đứa con.

Một phần của tài liệu oan-gia-thich-tri-sieu (Trang 112 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)