và gắn một cánh cửa lớn. Trong lúc Elisabeth đang giữ cánh cửa thì ông lén chụp thuốc mê cho cô ngất xỉu rồi nhốt cô trong căn hầm. Trước khi thi hành mưu kế này, Josef, từng là một người thợđiện chuyên vẽ những họa đồ máy móc bán cho hãng xưởng, đã sửa sang lại căn hầm dưới nhà thật chắc chắn như một nhà tù cách âm (soundproof), bởi vậy sau khi tỉnh dậy Elisabeth la hét cách mấy cũng không ai nghe. Sau đó ông đi khai với nhà chức trách là con gái ông bị mất tích. Khoảng một tháng sau, ông đem một lá thư ra trình cảnh sát. Chính ông đã cưỡng bức con gái viết lá thư này, nói rằng cô chán ở với gia đình nên bỏđi sống với người bạn trai và khuyến cáo cha mẹđừng tìm kiếm cô nữa, nếu không cô sẽ rời bỏ nước Áo. Ông Josef còn cho cảnh sát hay là ông nghi con gái ông đã đi theo một giáo phái ngoại đạo nào đó. Trong suốt 24 năm, trung bình cứ ba ngày thì ông đem đồăn, thức uống và các vật dụng cần thiết xuống hầm cho con gái và cưỡng hiếp cô luôn. Ông đã làm cô mang thai đẻ ra bảy đứa con, trong sốđó một đứa đã chết sau khi ra đời ba ngày vì chứng khó thở mà không có thuốc men. Xác đứa bé đã bị ông đem đốt để phi tang. Sáu đứa còn lại thì ông đem ba đứa lên trên nhà sống với vợ chồng ông và để lại ba đứa kia cho cô nuôi.
Làm thế nào ông có thểđem ba đứa nhỏ lên nhà mà không ai hay biết? Ông dựng chuyện nói với nhà chức trách rằng con gái ông đã sinh đẻ nhưng không
chịu nuôi con mà đem bỏ trước cửa nhà ông nên ông đành phải nhận nuôi cháu.
Tuy nhốt con dưới hầm nhưng ông cũng cung cấp cho chúng tivi, radio, máy xem video, tủ lạnh và bếp nấu để chúng sống tự túc. Nhưng ông hăm họa chúng nếu tìm cách bỏ trốn thì ông sẽ xì hơi ga cho chết ngạt, hoặc đứa nào đụng vào cửa sắt sẽ bịđiện giật chết. Lâu lâu ông dằn mặt tụi nó bằng cách cúp điện tối thui và không đem đồăn trong vài ngày.
Ngày 19 tháng 4 năm 2008, đứa con gái lớn của Elisabeth là Kerstin, 19 tuổi, bị bệnh nặng ngất xỉu, cô năn nỉ Josef đem con đi nhà thương. Không biết trời xui đất khiến làm sao mà ông ta xuôi lòng, chịu đưa Kerstin đi nhà thương. Đến nơi, các y tá và bác sĩđòi gặp người mẹđể hỏi thêm chi tiết bệnh tình của Kerstin, nhưng Josef nói dối rằng không có tin tức của cô ta. Hai ngày sau, ông trở lại nhà thương nói rằng tìm thấy một mảnh giấy của Elisabeth nói về bệnh trạng của Kerstin. Các nhân viên y tế cảm thấy sự việc có vẻ mờ ám nên đã báo cho cảnh sát và họ nhờ cơ quan truyền tin như radio, tivi, loan báo kêu gọi người mẹ của Kerstin đang ởđâu hãy ra trình diện để cho biết thêm về quá trình bệnh trạng của con gái. Elisabeth tuy bị nhốt ở dưới hầm nhưng vẫn xem tivi và biết được sự thông báo này, nên cô đã ăn nỉ Josef cho cô tới nhà thương. Một tuần sau, ông thả Elisabeth và hai đứa con, đem chúng lên nhà và nói với vợ ông rằng Elisabeth đã hồi tâm đem con trở về
nhà sau 24 năm đi hoang. Và sau đó ông đưa Elisabeth cùng đi đến nhà thương nơi Kerstin đang điều trị. Một vị bác sĩđã báo với cảnh sát tới bắt giữ cả hai cha con đểđiều tra, và Elisabeth đã khai hết sự thật.
Lời bình: Khi đọc câu chuyện trên, chắc chắn đa số chúng ta đều muốn trừng phạt nặng nề hay xử tử người cha tồi bại, vô luân thường và thương xót cho người con gái. Nhưng làm sao chúng ta biết được, có thể trong một kiếp trước nào đó, chính cô đã từng nhốt và hiếp người cha làm cho ông ta đau khổ oán hận. Nhân quả sắp xếp cho hai người gặp lại nhau, người cha có dịp trả thù, và người con phải kinh nghiệm những gì chính cô đã tạo trong kiếp xưa.