Hiệp ước sống chung

Một phần của tài liệu oan-gia-thich-tri-sieu (Trang 71 - 76)

Khi thương yêu nhau thì ai cũng muốn sống chung với nhau. Nhưng khi sống chung thì luôn sinh ra phiền não, bởi vì ai cũng muốn sai sử, điều khiển người khác theo ý mình. Bởi vậy từ gia đình ra đến xã hội, hễ nơi nào có nhiều người tụ họp, sinh hoạt chung thì cần phải có những quy luật, giới luật, luật lệ, hiệp ước để mọi người nương theo, không ai ăn hiếp hay lấn lướt kẻ khác.

Trong một gia đình cũng vậy, để sống yên vui hạnh phúc, chúng ta có thể áp dụng và thực tập "tám điều hiệp ước sống chung3" sau đây:

1/ Truyền thông

Đa số những chuyện buồn giận đều do hiểu lầm, không nói hoặc nói không rõ. Khi thương cũng như khi buồn đều cần bày tỏ nói ra với ái ngữ và chánh ngữđể thông cảm lẫn nhau.

Sống chung mà mạnh ai nấy sống, không ai nói chuyện với ai thì sớm muộn gì cũng tan rã. Mục đích của truyền thông (communication) là làm cho hai bên hiểu và thông cảm lẫn nhau. Muốn vậy thì phải biết nói và biết lắng nghe. Nhưng nói những gì? Và nghe làm sao? Nhiều người nói suốt ngày nhưng nói toàn những chuyện vô ích, chuyện trên trời dưới đất, chuyện thị phi, tốt xấu của người khác, còn chuyện tình cảm quan trọng thì không biết nói. Suốt ngày nghe nhạc, coi ti-vi, xem video, kiếm chuyện giải trí, chạy theo sựồn ào náo động bên ngoài để lấp vá sự trống vắng trong tâm hồn nhưng lại không biết lắng nghe người thương của mình tâm sự. Chúng ta cần phải tập bày tỏ ý kiến, ý nghĩ, tình cảm, nội kết của mình cho người kia hiểu và thông cảm, không nên lặng lẽ âm thầm chịu đựng khổđau một mình.

2/ Tương trợ

Biết ưu điểm và khuyết điểm của nhau để bổ sung và giúp đỡ nhau. Khi mới yêu, ai cũng phô trương cái hay cái đẹp của mình còn cái xấu dở thì dấu đi. Sau khi ở chung, những cái xấu kia mới lòi ra và lúc đó bất mãn buồn bực. Nhân vô thập toàn, ai cũng có ưu điểm và khuyết điểm, điều quan trọng là biết chấp

nhận và nâng đỡ nhau. Thí dụ chồng có sức khỏe làm việc nặng nhọc nhưng không có tài giao thiệp, vợ thì đảm đang khéo ăn nói, mỗi khi cần giao thiệp với người ngoài thì vợ nên thay thế chồng. Bồng em thì khỏi nấu cơm, nấu cơm thì khỏi bồng em.

3/ Trung thành

Cam kết trung thành với nhau, không lừa dối, ngoại tình, v.v... Đây chính là giới thứ ba trong năm giới căn bản của người Phật tử, giới không tà dâm. Có trung thành thì tình yêu mới bền vững lâu dài.

4/ Thương yêu

Không nên lầm lẫn thương yêu với ái luyến. Thương yêu là mong muốn người kia được an vui hạnh phúc, biết chấp nhận người kia như họ là. Tình thương thực sự phải giống như tình mẹ thương con, dù con đẹp hay xấu, khôn hay dại, người mẹđều thương, chấp nhận và không bao giờ bỏ con. Đây là tình thương vô điều kiện. Thương mà cứ bắt người kia phải chiều theo ý mình thì đó là ích kỷ, chỉ thương mình chứ không biết thương kẻ khác.

5/ Tôn trọng

Tôn trọng tự do, không gian và nhân tính của người thương. Không nên kiểm soát điều khiển, biến người kia thành nô lệ phải tuân theo ý của mình. Thương nhau thì phải tôn trọng không gian của nhau, không xâm lấn, đàn áp, hành hung.

6/ Biết hỏi và biết cám ơn

Mỗi khi muốn điều gì thì phải cam đảm bày tỏ, hỏi xin, yêu cầu và tôn trọng, chấp chận sựđáp ứng của người kia. Thí dụ chồng muốn đi xi nê nhưng không biết vợ có thích không? Tốt nhất là bày tỏ ý muốn của mình, nếu vợ thích thì cùng đi, còn vợ không thích vì một lý do gì đó thì chồng không nên nài ép hoặc giận dỗi. Và khi người kia làm một điều gì tốt cho mình thì phải biết tri ơn, nói lời cám ơn.

7/ Chia xẻ

Chia xẻ với nhau về ý kiến, tình cảm, vật chất, không thủ lợi ích kỷ. Cho phép và chấp nhận người kia đi vào cuộc đời của mình, tìm hiểu mình, không giấu diếm.

8/ Cởi mở, làm mới

Sống chung một thời gian, không ai tránh khỏi nhàm chán buồn tẻ vì bận làm ăn, lo cho con cái, không có thì giờ vui chơi giải trí như hồi mới quen nhau. Do đó cần phải biết cởi mở, làm sống lại tánh hồn nhiên, dễ thương, thông cảm của thuở ban đầu.

Mỗi người ngồi xuống thành thật viết ra những khía cạnh đáng yêu và đáng ghét của bao năm sống chung rồi trao đổi với nhau. Kếđó cùng bàn luận và tìm những giải pháp thích nghi ngõ hầu đáp ứng được ước muốn chung của hai người.

Hạnh phúc cần được xây dựng và duy trì, chứ không phải đợi người kia cho ta hạnh phúc. Nếu chờ đợi người kia cho ta, chiều ý ta thì đó không phải tình yêu mà là tình đòi, tình nợ, hai bên đòi qua đòi lại, không ai biết cho, biết hiểu để cuối cùng thành tình sầu, tình hận, thành oan gia kiếp sau đi tìm nhau đòi tiếp.

Một phần của tài liệu oan-gia-thich-tri-sieu (Trang 71 - 76)