Chuyện này do Ni sư Trí Hải thuật lại trong nội san Tuệ

Một phần của tài liệu oan-gia-thich-tri-sieu (Trang 127 - 133)

chùa có sư NgộĐạt đang tu. Tăng chúng ởđó ai cũng ghê sợ, không dám đến gần vì trên thân nhà sư đang lở loét bốc mùi hôi thối. Duy chỉ có NgộĐạt từ bi thương xót, không ngại đứng ra chăm sóc cho vị sư. Mỗi ngày NgộĐạt đều lấy nước nóng lau rửa các mụn ghẻ cho vị sưẤn, không hề tỏ vẻ gớm ghiếc hay ghê sợ.

Sau một thời gian, nhờ NgộĐạt chăm sóc tận tình nên bệnh của vị sưẤn thuyên giảm và ngài xin từ giã ra đi. Trước khi ra đi, vị sư nhắn nhủ NgộĐạt:

- Ngày sau trên đường hoằng pháp, ông rất hiển đạt. Nhưng có một điều phải hết sức cẩn thận mỗi khi được xưng tán, ca ngợi, vì không khéo có thể làm tổn thương đạo hạnh. Tôi rất cảm kích lòng tốt của ông, nếu sau này ông gặp tai nạn gì thì hãy đến tìm tôi ở núi Cửu Lũng, Tây Thục, Bành Châu. Cứ lên đến lưng chừng núi, chỗ có hai cây tùng thật to mọc sát nhau gọi là Song Tùng Lãnh thì sẽ gặp được tôi.

Ngày tháng thấm thoát trôi qua, quả nhiên về sau NgộĐạt trở thành một vị danh tăng, ở kinh đô mọi người đều biết tiếng và khâm phục tài đức của sư.

Vua Ý Tông qua nhiều lần thăm dò thử thách mới thỉnh sư vào cung thuyết pháp. Thấy đạo hạnh, và tài đức cao thâm của sư, vua rất tôn kính, sủng ái nên phong làm quốc sư và ban cho một pháp tòa bằng gỗ trầm thơm quý.

Một hôm, khi đang ngồi trên pháp tòa bằng trầm thuyết pháp, sư bỗng khởi niệm nghĩ mình tài đức không ai bằng, được vua quan kính phục, trăm họ kính nể, sư cảm thấy không còn danh vọng nào cao hơn nữa. Lòng tựđắc dâng lên tột độ, ngay lúc đó bỗng có một luồng ánh sáng nhỏ từ trên không bay xẹt vào người làm sư xây xẩm mặt mày. Sư vội bảo đồđệ dìu vào phương trượng, nằm mê man suốt hai ba giờ sau mới tỉnh lại. Cảm giác trong mình khó chịu, sư biết mình đã thọ bệnh, lấy tay rờ xuống đầu gối trái cảm thấy hơi đau, vội vén quần lên, thì thấy một mụn ghẻ to bằng quả chanh đã mọc lên từ lúc nào. Mỗi ngày mụn ghẻ càng sưng to và đau nhức vô cùng. Các danh y trong nước đều được vua mời đến chữa trị cho quốc sư, nhưng mỗi lần thoa thuốc là mỗi lần đau thấu xương, chết giấc chứ không thuyên giảm chút nào. Mụn ghẻ mỗi ngày càng lớn, to như trái bưởi, nứt nẻ có hình giống như mặt người, đầy đủ mắt, tai, mũi miệng, nhìn vào rất kinh sợ. Mụn ghẻ hành sưđau đớn ngày đêm, không bút mực nào tả xiết. Nhưng kỳ lạ thay, nếu đút thịt vào gần thì mụn ghẻ nứt ra như mở miệng ăn ngay và sư lại nghe trong người dễ chịu, thật là căn bệnh quái lạ chưa từng thấy!

Trong hơn một tháng trời chịu khổ sởđau đớn như vậy, sư ngẫm nghĩ lại thấy cuộc đời thật vô thường, chẳng có gì bền chắc, danh vọng vật chất trôi qua như giấc mơ. Chợt nhớđến lời của vị sưẤn khi

xưa, sư như sực tỉnh cơn mộng, nhận ra khổ nạn của mình chắc chắn xuất phát từ sự khởi tâm kiêu mạn. Nhận ra điều này, sư bèn cố gắng cắn răng chịu đựng một mình lặng lẽ rời bỏ cung thành lên đường sang Tây Thục đi tìm cố nhân.

Sưđi rất vất vả khó nhọc vì chân đau, mỗi ngày chống gậy kéo lê từng bước, suốt mấy tuần mới đến được chân núi Cửu Lũng. Đường lên núi nhiều dốc quanh co, mãi đến hoàng hôn sư mới thấy bóng hai cây tùng thật to, mọc sát bên nhau, cao vút tận mây xanh. Khi bước qua khỏi hai cây tùng thì NgộĐạt quốc sư sửng sốt thấy trước mặt là một cung điện bằng vàng và ngọc bích nguy nga, tráng lệ. Đúng lúc đó thì cửa cung điện mở ra, vị sưẤn khi xưa xuất hiện tướng hảo trang nghiêm như một Bồ tát, bước đến ân cần tiếp đón quốc sư.

NgộĐạt quốc sư vừa mừng vừa tủi, kể lại nỗi thống khổ của mình với căn bệnh kỳ quái. Vị sưẤn ôn tồn an ủi:

- Ông đừng lo! Oan nghiệp của ông sắp đến hồi kết thúc. Có nợ thì phải trả, nhưng điều quan trọng là đừng vay thêm nữa. Ở phía sau cung điện này có một dòng suối tên là "Giải oan tuyền", sáng mai ông tới đó lấy nước suối rửa vết thương thì sẽ khỏi bệnh.

Đêm hôm đó, quốc sư không tài nào ngủđược, chỉ mong cho trời mau sáng đểđi ra suối. Khi trời vừa rạng sáng, quốc sưđã lần mò ra phía sau cung

điện và nhìn thấy dòng suối trong vắt. Quốc sưđến gần bên suối đang tính vốc nước lên rửa thì bỗng nhiên cái mụn mặt người mở miệng hét to:

- Khoan, hãy khoan rửa. Ông là người trí thức uyên thâm, kiến văn quảng bác, chắc ông đã từng đọc qua chuyện Viên Áng và Triệu Thố trong "Tây Hán Thư"?

NgộĐạt quốc sư kinh ngạc trả lời: - Đúng, ta đã từng đọc qua rồi. Mụn mặt người nói:

- Ông chính là Viên Áng ngày trước, còn ta là Triệu Thố. Ông đã sàm tấu với vua, hại ta phải bị xử chém ngang lưng ởĐông Sơn. Do bị chết oan ức, nên ta đã theo tìm ông để trả thù. Nhưng suốt 10 kiếp vừa qua, ông đều là bậc cao tăng, tu hành giới luật tinh nghiêm, chư hộ pháp thường vây quanh bảo vệ nên ta không thể ám hại được. Gần đây, ông được vua sủng ái, kính trọng, phong làm quốc sư, lại còn ban cho pháp tòa trầm hương, tâm kiêu mạn của ông nổi lên, đạo đức bị tổn khuyết, chư hộ pháp bỏđi, nên ta mới có dịp nhập vào để hại ông. Nhưng may nhờ Ca-nặc-ca (Kaniska) tôn giả từ bi ra tay giải cứu cho ông đểđáp lại ân tình xưa khi ông chăm sóc cho ngài. Chính tôn giảđã dùng sức từ bi tam muội hóa hiện ra con suối này để giải mối oán thù giữa ta và ông. Vậy từ nay ông hãy cố gắng tinh tấn tu hành, viên thành đạo nghiệp.

Sau khi nghe xong, NgộĐạt quốc sư bất giác rùng mình kinh hãi, vội vàng vốc nước rửa mụn. Nước vừa chạm đến thịt, một cảm giác đau thấu xương làm quốc sư ngất xỉu. Sau khi tỉnh lại thì mụn ghẻ không còn, da thịt đã liền lại như xưa. Quốc sư vui mừng khôn xiết, tính trở lên tạơn tôn giả Ca-nặc-ca, nhưng nhìn lại thì cung điện lộng lẫy hôm qua đã biến đâu mất.

Từđó trởđi NgộĐạt quốc sưở lại đây tu hành, suốt đời không rời ngọn núi này và ngài đã soạn ra bộ "Từ bi thủy sám", một phương pháp sám hối khá thông dụng trong giới thiền môn.

Một phần của tài liệu oan-gia-thich-tri-sieu (Trang 127 - 133)