Có hai ông bà nọ làm nghề buôn bán, vì có tánh gian lận nên hay cân thiếu cho khách hàng, nhờ vậy mà sớm trở nên giàu có. Hai ông bà sinh được hai thằng con trai. Đứa lớn rất ngoan, học hành chăm chỉ và giúp ông bà việc nhà. Còn đứa thứ nhì không học hành gì hết, chỉ thích ăn chơi phung phí. Hai ông bà ngày đêm làm ăn kiếm tiền nuôi con nhưng đùng một cái, thằng lớn đi học lái xe Honda bị tai nạn chết. Ba tháng sau, thằng con thứ nhì ăn chơi bị xã hội đen đâm chết. Ông bà cố gắng làm giàu để gia tài cho con mà nay cả hai thằng đều chết, không có ai hưởng gia tài nên đau khổ vô cùng. Người ta bày cho ông bà đi cầu cơ, gọi hồn. Trong xã hội Việt Nam, không thiếu gì những nơi làm dịch vụ này. Ông bà ngày đêm thắp nhang khấn vái, kêu réo hai đứa con: "Con ơi con! Ba má nhớ con quá! Các con có linh thiêng thì về nói cho ba má biết hai con bây giờởđâu? Có được sung sướng không hay là đói khát lầm than chốn nào?" Hai ông bà kêu réo hoài đến một ngày
nọ, trong dịp đi gọi hồn, hai đứa mới nhập vào đồng cốt trả lời. Thằng con lớn nói: "Ông bà ơi! Ông bà đừng buồn nữa. Tôi đến với ông bà là vì kiếp trước tôi có nợ ông bà. Bởi vậy cho nên tôi ngoan ngoãn, hiếu thảo, giúp ông bà buôn bán kiếm tiền. Bây giờ tôi đã trả nợ xong, không còn thiếu ông bà nữa nên tôi ra đi đầu thai kiếp khác. Ông bà đừng buồn nữa". Đến phiên thằng con thứ hai nhập vào trả lời: "Ông bà ơi! Ông bà đừng buồn nữa. Ông bà có biết là tôi tới đểđòi nợ ông bà không? Bởi vậy tôi đâu thèm học hành chi cho mệt, tôi chỉ muốn tiêu hao tài sản của ông bà mà thôi. Ông bà buôn bán gian lận, làm nhiều điều ác, chỉ biết lợi mình hại người. Kiếp trước ông bà lường gạt tôi mất hết tiền của nên kiếp này tôi tới đểđòi nợ chứđâu phải để học hành. Sau khi đòi nợ xong thì tôi phải ra đi. Nếu tôi ở lại, đòi tiếp thì tôi sẽ mắc nợ ông bà, và kiếp tới tôi phải sinh ra tìm ông bà để trả nợ. Tôi và ông bà gặp nhau cốt để thanh toán nợ nần đời trước mà thôi, ông bà đừng nên luyến tiếc và than khóc nữa".
Có những trường hợp con cái tới đòi nợ mà cha mẹ trả chưa xong thì nó sẽđòi tới cháu. Nó sẽ bắt cha mẹ làm vú em trông con cho nó như: "Ông bà làm ơn tới đây trông cháu dùm để tôi đi làm kiếm tiền. Khi ông bà trông cháu, ông bà làm ơn lo cơm nước cho vợ chồng tôi ăn luôn". Cha mẹ già rồi mà vẫn phải đi chợ làm cơm cho con, cho cháu. Trong khi đó có những đứa con khác thấy tội nghiệp mời
cha mẹ vềđể tụi nó cung phụng, đưa đi chơi hay đi chùa thì từ chối: "Má không thích những thứđó... Má không đi được... Má phải ởđây để trông con cho tụi nó". Khi trả nợ chưa xong thì trong thâm tâm, nó khiến mình không đành lòng bỏđi.
Cha mẹ thương con vô hạn, nhưng con thương cha mẹ thì có hạn. Khi con bệnh thì cha mẹ lo thức sáng đêm, nhưng cha mẹ bệnh thì con ghé đến hỏi vài câu là đủ. Con xài tiền của cha mẹ thoải mái, nhưng cha mẹ tiêu tiền của con chẳng dễ chút nào. Nhà của cha mẹ là nhà của con, nhưng nhà của con không phải là nhà của cha mẹ. Một mẹ nuôi nổi mười con, nhưng mười con không nuôi nổi một mẹ. Cha mẹđối với con lúc nào cũng hết lòng hết dạ, nhưng sao con đối với cha mẹ thật là thờơ?
Xin trả lời là nước chảy xuôi chứ không bao giờ chảy ngược. Cha mẹ thiếu nợ con cái nên phải lo cho nó. Đến khi nó lớn khôn thì nó phải lo "trả nợ" cho vợ chồng con cái của nó. Bởi vậy người cha mẹ thông minh hiểu biết thì không nên mong chờ khi về già, con cái sẽ lo cho mình. Ở Âu Mỹ, các ông bà già thường được con cái đưa vào viện dưỡng lão. Những đứa con có tình, có nghĩa thì lâu lâu ghé vào thăm một chút, còn những đứa oan gia thì biệt tích luôn. Nếu không hiểu oan gia thì các ông bà già này sẽđau khổ vô cùng, hàng ngày ngồi chờ dài cổ mong con vào thăm mà chẳng có đứa nào đến!