Quán tâm từ

Một phần của tài liệu oan-gia-thich-tri-sieu (Trang 64 - 66)

Nguyên nhân khiến chúng ta gây ra nghiệp oan gia là thiếu lòng từđối với mọi người, chúng ta đã sống ích kỷ, chỉ biết lợi cho mình mà hại kẻ khác, gieo rắc ân oán, hận thù, làm kẻ khác đau khổ. Do đó họ mới tìm đến đểđòi nợ. Bởi vậy, chúng ta phải tập phát triển lòng từ bằng cách thực tập quán tâm từ (hay rải tâm từ). Đây là một pháp thiền quán rất phổ thông trong truyền thống Phật giáo Nam tông, gọi là Metta Bhavana.

Hành giả ngồi thiền cho tâm vắng lặng và thầm cầu nguyện như sau:

"Cầu mong cho tôi được mạnh khỏe, bình an, thân không tật bệnh, tâm không phiền não, giận hờn, lo sợ, hằng ngày an vui, xa lìa khổ nạn.

Cầu mong cho người thân của tôi (cha mẹ, anh em...) được mạnh khỏe, bình an, thân không tật bệnh, tâm không phiền não...

Cầu mong cho những người quen (tên...) được mạnh khỏe, bình an...

Cầu mong cho người xa lạ (tên...) được mạnh khỏe, bình an...

Cầu mong cho kẻ thù và oan gia của tôi ... được mạnh khỏe, bình an...

Cầu mong cho tất cả chúng sinh được mạnh khỏe, bình an, thân không tật bệnh, tâm không phiền não, giận hờn, lo sợ, hằng ngày an vui, xa lìa khổ nạn."

Khi thực tập quán tâm từ, đầu tiên bạn hãy làm cho tâm vắng lặng bằng cách chú ý vào hơi thở của mình trong vài phút, buông xả tất cả lo nghĩ. Khi tâm vắng lặng thì ta mới có thểđưa những ý tưởng từ bi này vào tàng thức (A lại da thức), và từđó mới có sự chuyển hóa thực sự. Chứ nếu bạn chỉ ngồi xuống rồi đọc thuộc lòng bài quán tâm từ như trả bài thì sẽ không có hiệu quả.

Mỗi câu trong bài quán nên được lập đi lập lại nhiều lần chậm rãi trong tâm. Nói cách khác là Ý nghĩđiều gì, thì trái tim (tình) phải cảm nhận điều đó. Ý và Tình, hay óc và tim phải đi đôi với nhau.

Ngoài giờ thiền quán bạn vẫn có thể tiếp tục tu tập được quán tâm từ trong đời sống hàng ngày, thí dụđi đường thấy một người nào đó có vẻ buồn khổ thì bạn khởi ngay trong tâm: cầu mong cho ông/bà được mạnh khỏe, bình an, thân không tật bệnh, tâm không phiền não, ... xa lìa khổ nạn. Xa hơn nữa, mỗi khi giận người nào hoặc bị người đó làm phiền thì bạn cũng khởi lên câu nguyện kia: cầu mong cho anh/chịđược mạnh khỏe, bình an, thân không tật bệnh, v.v... thay vì khởi lên ý nghĩ giận hờn, thù ghét.

Tại sao chúng ta lại phải cầu mong cho kẻ thù và oan gia của mình được mạnh khỏe, bình an, thân không tật bệnh, tâm không phiền não, hằng ngày an vui, xa lìa khổ nạn? Tại sao không cầu cho oan gia của mình chết sớm cho mình đỡ khổ?

Nên biết rằng oan gia đi đòi nợ chúng ta, họ cũng khổ lắm, không có vui sướng gì. Mỗi khi họ la hét, mắng chửi mình thì họđâu có vui! Có ai trong lòng đang vui lại đi kiếm chuyện, chửi bới kẻ khác? Chính chúng ta vô minh đã làm khổ họđời trước, nên đời này họ mới tìm gặp để trả thù. Nếu đời này, chúng ta biết lỗi, đối xử tốt với họ, thành thật cầu mong cho họ an vui, hạnh phúc, và nếu sức thiền quán đủ mạnh thì lòng từ của ta sẽ lan tỏa đến họ và họ cảm nhận được. Khi được vui vẻ, hạnh phúc thì họ sẽ tha mình, không kiếm chuyện với mình nữa. Còn nếu chúng ta trù ẻo, mong cho họ chết thì họ sẽ bực tức và trút cơn sân hận vào mình, như thế có phải là dại không?

Một phần của tài liệu oan-gia-thich-tri-sieu (Trang 64 - 66)