Nhận diện và chuyển hóa

Một phần của tài liệu oan-gia-thich-tri-sieu (Trang 55 - 59)

Nhận diện

Đức Phật dạy muốn hết khổ thì trước hết phải nhận diện ra khổ, nguyên nhân của khổ, và sau đó tìm đường thoát khổ.

Chúng ta đi chùa tụng kinh, niệm Phật, nghe giảng, học những giáo lý cao siêu như Tánh Không, Bát Nhã, Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, nhưng về nhà vẫn đau khổ, phiền não với vợ chồng, con cái thì cần phải nhìn kỹ xem bản chất của họ là gì? Oan gia hay ân gia?

Oan gia là người làm mình phiền não, khổ sở. Ân gia là người giúp đỡ, an ủi, khuyến khích mình. Vấn đề nhận diện rất quan trọng, vì nếu không nhận diện ra thì chúng ta sẽ khổ hoài.

Xin lấy tạm thí dụ vợ chồng. Mình cưới một người vợ và mong chờ người vợ thương yêu mình. Nhưng sống một thời gian, người vợ không để ý tới mình mà lại say mê cờ bạc và còn ngoại tình với người khác. Khi bị như vậy, người đời thường than: "Trời ơi! Khổ quá, tôi thương yêu, chiều chuộng, lo đi làm kiếm tiền, ở nhà cô ấy đem đi đánh bài hết". Hoặc: "Tôi hết lòng thương yêu, săn sóc mà tại sao đối xử tệ bạc với tôi như vậy?" Gặp trường hợp này,

mình phải nhìn lại xem người vợ này là gì? Oan gia hay ân gia?

Trong Kinh "Các Người Vợ" (thuộc Tăng Chi Bộ Kinh), Đức Phật có giảng về bảy loại vợđể răn dạy nàng Sujata, con dâu của ông Cấp Cô Độc. Bảy loại vợ gồm có:

1/ Vợ như kẻ sát nhân: tâm địa hiểm độc, không chung thủy trong hôn nhân, bỏ rơi và khinh bỉ chồng, tánh tình háo sát.

2/ Vợ như kẻăn trộm: tiêu xài hoang phí và làm suy sụp tài sản của chồng.

3/ Vợ như chủ nhân: lười biếng, hỗn xược, thô tháo, đàn áp và sai khiến chồng.

4/ Vợ như mẹ: thương yêu chăm sóc, giúp đỡ chồng, biết cách giữ gìn và làm giàu tài sản của chồng như một người mẹ lo lắng cho con cái.

5/ Vợ như em: thùy mị, khiêm tốn, biết tôn trọng, kính nể, tùy thuận chồng nhưđối với người anh trong gia đình.

6/ Vợ như bạn: niềm nở, vui vẻ, hòa thuận, cư xử bình đẳng và thủy chung với chồng như người bạn tốt.

7/ Vợ như nữ tỳ: mềm mỏng, nhẫn nhục, không sân hận. Dù bị chồng đối xử không đẹp nhưng vẫn

nhường nhịn không tỏ thái độ lỗ mãng. Biết phục vụ và phục tùng chồng nhưđầy tớđối với chủ.

Đức Phật xưa kia, khi nhìn vào một gia đình, ngài đã thấy và phân biệt ra được bảy loại vợ. Nói theo giáo lý oan gia thì ba loại vợđầu là oan gia, còn bốn loại vợ sau là ân gia.

Bài kinh trên đức Phật nói về người vợ, nhưng từ đó chúng ta cũng có thể suy ra bảy loại chồng:

1/ Chồng như kẻ sát nhân: tâm địa hiểm độc, tính tình háo sát, hành hung, đánh đập vợ.

2/ Chồng như kẻăn trộm: ăn chơi, tiêu xài hoang phí tài sản của vợ.

3/ Chồng như chủ nhân: lười biếng, thô tháo, đàn áp, ăn hiếp vợ.

4/ Chồng như cha: thương yêu, săn sóc, giúp đỡ vợ như một người cha lo cho con cái.

5/ Chồng như anh: săn sóc, bảo vệ vợ nhưđối với người em trong gia đình.

6/ Chồng như bạn: vui vẻ, hòa thuận, cư xử bình đẳng, thủy chung với vợ như người bạn tốt.

7/ Chồng như nô bộc: mềm mỏng, nhẫn nhục. Dù vợđối xử không đẹp cũng vẫn nhường nhịn nhưđầy tớđối với chủ.

Ba loại chồng đầu là oan gia, còn bốn loại sau là ân gia.

Sau khi nhận diện ra oan gia rồi thì chúng ta tìm tới nguyên nhân của khổ oan gia.

Nguyên nhân của khổ oan gia là luôn mong chờ, đòi hỏi oan gia phải thương yêu và đối xử tốt với mình. Kếđến là luôn tìm cách sửa đổi tánh tình của oan gia theo ý mình.

Một bà mẹ kia có ba đứa con gái, hai đứa lớn chuyên lợi dụng moi tiền bà nhưng bà rất thương chúng nó. Còn đứa út luôn lo lắng cho bà nhưng bà không bao giờđoái hoài. Đến khi bà lớn tuổi bị bệnh thì hai đứa lớn, không có đứa nào tới chăm sóc hỏi thăm bà. Chỉ có đứa con út bỏ thì giờ tới săn sóc cho bà. Tuy vậy, bà nói thẳng là bà không thương và không chia gia tài cho nó. Cả ngày bà cứ thèm khát, trông ngóng hai đứa con gái lớn tới thăm bà. Chờ mãi không thấy tụi đó đến, bà nhắn tin là bà có gia tài để lại, và thế là tụi nó đến ngay. Sau khi nhận gia tài của bà xong, tụi nó lại biến mất dạng. Còn đứa con út, không được một đồng nào mà vẫn một mực chăm sóc cho bà. Nhìn từ bên ngoài thật là bất công. Nhưng luật oan gia biểu hiện kỳ diệu như vậy đó. Đứa con út thiếu nợ bà, nên nó tới để trả cho bà. Còn hai đứa lớn kia, chúng tới đòi nợ bà, lấy hết tiền của bà xong rồi bỏđi. Chỉ tội cho bà già, không hiểu luật oan gia, cứ tưởng mình cho tiền, cho gia tài thì hai

đứa con lớn sẽ thương yêu mình. Bà thèm tình thương của chúng. Bà thiếu nợ chúng tiền, trả nợ cho chúng mà tưởng là mình ban ơn rồi mong chúng cho lại bà chút tình. Nhưng oan gia không có tình nghĩa gì hết! Họ tới đểđòi nợ xong rồi đi.

Ai cũng biết có vay thì phải có trả, nhưng khi trả thì không vui hoặc trong lúc trả lại lầm tưởng là mình ban ơn (làm phước) rồi đòi người ta. Giống như trường hợp bà già ở trên. Bà thiếu nợ hai đứa con gái lớn, nên chúng nó tới đòi nợ. Trong lúc bà trả nợ tiền cho chúng thì bà lại mong chờ, đòi hỏi chúng đáp lại bằng tình, tức là phải chú ý, quan tâm tới bà.

Nợ tiền thì trả tiền. Nợ tình thì trả tình. Nhưng nhiều khi không biết, thiếu tình mà lại đem tiền ra trả. Giống như trường hợp các ông chồng thương vợ, đi làm bao nhiêu tiền đem vềđưa hết cho vợ, bảo thích mua cái gì thì mua. Đa số các bà vợđược chồng cho tiền mua sắm thì vui, nhưng cũng có bà không hài lòng mà đòi hỏi sự chú ý, chăm sóc, vuốt ve, hỏi thăm của chồng. Những bà vợ này cần tình chứ không phải tiền.

Một phần của tài liệu oan-gia-thich-tri-sieu (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)