Đánh giá hiệu quả công tác đào tạo nghề

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 26 - 27)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.1.4. Đánh giá hiệu quả công tác đào tạo nghề

1.1.4.1. Hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế quan trọng biểu hiện quan hệ so sánh giữa kết quả kinh tế mà xã hội đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được hiệu quả đó.

Lao động qua đào tạo nghề đã có việc làm và áp dụng kiến thức đã học vào phát triển sản xuất, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho lao động nông thôn và tăng thu nhập cho các hộ gia đình.

Hiệu quả công tác đào tạo nghề là phạm trù phản ánh quan hệ so sánh giữa thu nhập sau quá trình đào tạo với chi phí bỏ ra đào tạo nghề góp phần tích cực vào mục tiêu nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững.

1.1.4.2. Hiệu quả xã hội

Hiệu quả xã hội là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất xã hội nhằm đạt được các mục tiêu xã hội nhất định.

Bản chất của dạy nghề là đáp ứng nhu cầu xã hội, mục tiêu của dạy nghề là cung cấp nhân lực trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ; đáp ứng nhu cầu thị trường lao động. Để đảm bảo đáp ứng nhu cầu xã hội hiệu quả và bền vững thì nhân tố con người là yếu tố cơ bản quyết định đến sự thành công thông qua việc xây dựng hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách và tổ chức quá trình đào tạo.

Kinh tế - xã hội càng phát triển thì nhu cầu về lao động có kỹ năng càng tăng, khi đó đào tạo nhân lực càng có điều kiện để phát triển và ngược lại. Do vậy đào tạo nhân lực phải gắn với việc làm. Việc làm trong thị trường lao động là thước đo nhu

cầu xã hội. Nếu đào tạo không gắn với nhu cầu xã hội sẽ ngay lập tức xuất hiện hiện tượng mất cân đối, vừa thừa, vừa thiếu nhân lực như hiện nay. Tuy nhiên mối quan hệ “cung - cầu” này luôn tồn tại dưới dạng “cân bằng động” điều đó cho thấy đào tạo nghề phải linh hoạt, thích ứng với nhu cầu xã hội luôn thay đổi.

Cho nên, hiệu quả xã hội do công tác đào tạo nghề, phản ánh đào tạo nghề thích ứng với nhu cầu xã hội, chất lượng lao động ngày càng cao, tạo ra nhiều giá trị của cải xã hội chất lượng và an toàn, giải quyết công ăn việc làm cho lao động nông thôn.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 26 - 27)