Tình hình chung

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 53 - 67)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.1.1. Tình hình chung

3.1.1.1. Thực trạng công tác lãnh đạo chỉ đạo công tác đào tạo nghề

Thực hiện Chỉ thị số 33-CT/TU ngày 06/5/2010 Ban thường vụ Tỉnh ủy Thái Nguyên về tăng cường công tác lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với nhiệm vụ đào tạo nghề cho LĐNT từ nay đến năm 2020; Thực hiện Kế hoach số 16/KH-UBND ngày 08/5/2010 của UBND tỉnh Thái Nguyên triển khai Đề án “Đào tạo nghề cho LĐNT đến năm 2020” theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg.

Ủy ban nhân dân TP đã thành lập Ban chỉ đạo Đề án 1956 của TP, thành phần Ban chỉ đạo đề án gồm 22 đồng chí, trong đó đồng chí Phó chủ tịch UBND TP phụ trách công tác văn hóa xã hội là trưởng ban, 01 Phó ban thường trực là Trưởng phòng LĐ - TB & XH và 20 ủy viên là thủ trưởng các phòng, ban, nghành, đoàn thể và lãnh đạo UBND các xã, phường. Đồng thời, UBND TP đã thành lập tổ chuyên viên giúp việc cho Ban chỉ đạo gồm 10 đồng chí trong đó có 01 tổ trưởng là chuyên viên phòng LĐ - TB & XH.

Ban chỉ đạo đã ban hành quy chế hoạt động để phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong Ban chỉ đạo phụ trách những nội dung công việc lớn và phụ trách các xã, phường. Đề ra những điểu khoản thi hành cho từng công việc. Mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra: Về cơ bản, trong giai đoạn 2016 - 2020, công tác đào tạo nghề của TP Sông Công phần lớn thực hiện theo Đề án 1956 của Chính phủ về Đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT).

Hàng năm, Ban chỉ đạo TP triển khai văn bản tới các xã, phường; Trung tâm dạy nghề quản lý tốt công tác đào tạo nghề và GQVL trên địa bàn. Chủ động thực hiện tốt Chỉ thị số 19-CT/TW ngày 05/11/2012 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dạy nghề cho LĐNT.

Trong 10 năm thực hiện từ năm 2010, UBND TP Sông Công tiến hành xây dựng và thực hiện Đề án dạy nghề cho LĐNT theo Đề án 1956 của Chính Phủ. Theo Kế hoạch Đào tạo nghề giai đoạn 2016-2020, cho 3.000 lao động nông thôn trong đó: Khoảng 1.200 lao động học nghề nông nghiệp; Khoảng 1.800 người học nghề phi nông nghiệp, trong đó: đặt hàng dạy nghề cho khoảng 400 người thuộc diện hộ nghèo, lao động nông thôn bị thu hồi đất canh tác có khó khăn về kinh tế, hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo (trong đó, 240 lao động được đào tạo nghề nông nghiệp và 160 lao động đào tạo nghề phi nông nghiệp). Tỷ lệ có việc làm sau khi học nghề trong giai đoạn này tối thiểu đạt 70% (UBND Thành phố Sông Công, 2020)

3.1.1.2.Thực trạng khái quát tình hình triển khai về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại Thành phố Sông Công

a. Hoạt động tuyên truyền, tư vấn học nghề nông nghiệp

Hàng năm, xác định nội dung tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm đối với LĐNT và phân công cụ thể cho các cơ quan, tổ chức triển khai thực hiện.

Phòng LĐ - TB & XH tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tuyên truyền, vận động đối với đội ngũ truyên truyền viên, cán bộ của hội nông dân các xã, phường trên địa bàn.

+ Tổ chức tư vấn học nghề và việc làm đối với lao động nông thôn.

+ Tổ chức biểu dương, khen thưởng, tôn vinh đối với những người có nhiều đóng góp trong công tác dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn.

+ Tham mưu đề xuất với Thành uỷ - Hội đồng nhân dân TP, Đảng uỷ - HĐND cấp xã, phường có nghị quyết chuyên đề về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đưa nội dung kế hoạch triển khai Đề án của Tỉnh vào Nghị quyết Đảng bộ các cấp giai đoạn 2016 -2020.

- Các tổ chức chính trị - xã hội tích cực chủ động các hoạt động lồng ghép tuyên truyền như: Hội Phụ nữ, Đoàn TNCSHCM tổ chức tuyên truyền các nội dung chính sách về hỗ trợ phụ nữ, thanh niên học nghề và tạo việc làm. Hội Nông dân thực hiện lồng ghép qua các hội nghị, hội thảo, vận động nông dân tham gia học

nghề, tạo việc làm, phối hợp liên kết ĐTN với sử dụng LĐNT qua đào tạo tại các doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại và các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn.

Nhờ sự phối hợp của Đài truyền thanh, truyền hình TP đã tổ chức tuyên truyền rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng về nội dung và ý nghĩa của hoạt động đào tạo nghề tới đông đảo quần chúng nhân dân. Nội dung tuyên truyền gồm chính sách ĐTN; các nghề sẽ đào tạo; các vị trí nghề nghiệp, …

Bảng 3.1. Kết quả hoạt động tuyên truyền của TP Sông Công

TT Chỉ tiêu

1 Số buổi tuyên truyền 2 Số cán bộ làm công tác 3 Hình thức tuyên truyền

- Đài truyền thanh

- In tờ rơi

- Băng rôn

(Nguồn: UBND Thành phố Sông Công, 2020)

Nội dung chủ yếu:

- Phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về dạy nghề cho lao động nông thôn.

- Triển khai tuyên truyền về dạy nghề cho lao động nông thôn trên phương tiện thông tin đại chúng (thông qua đài truyền thanh truyền hình TP Sông Công sắp xếp lịch truyền thông về chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn, các tấm gương lao động nông thôn giỏi...)

Thông tin tuyên truyền, phổ biến đã tạo điều kiện cho các cấp, ngành cung cấp thông tin tuyển dụng, kỹ năng lựa chọn, chính sách về đào tạo nghề, hỗ trợ học nghề, chính sách việc làm đối với LĐNT trên địa bàn TP Sông Công. Kết quả, nhiều mô hình lao động phát triển kinh tế tiêu biểu, gương sáng lao động nông thôn phát triển kinh tế được tuyên truyền.

c. Công tác điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu dạy nghề cho LĐNT

Cán bộ phụ trách công tác đào tạo nghề của phòng LĐ - TB & XH TP Sông Công với sự trợ giúp nhiệt tình của cán bộ cấp xã, phường đã tổ chức các cuộc điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của nhân dân trên địa bàn, đặc biệt với đối tượng là lao động nông thôn. Nội dung chủ yếu:

-Xác định danh mục nghề cần đào tạo cho lao động nông thôn.

- Xác định nhu cầu học nghề của lao động nông thôn theo từng nghề, khu vực và cấp trình độ.

- Xác định nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề (số lượng, chất lượng, cơ cấu) của các doanh nghiệp, các ngành kinh tế và thị trường lao động.

-Dự báo nhu cầu sử dụng LĐNT qua đào tạo đến năm 2020.

- Xác định năng lực đào tạo của cơ sở dạy nghề cho lao động nông thôn gồm: mạng lưới, nghề đào tạo, chương trình, học liệu, giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề, cơ sở vật chất thiết bị dạy nghề.

-Tổ chức các lớp tập huấn về công tác điều tra cho các xã, phường.

-Kiểm tra, giám sát quá trình điều tra.

+ Báo cáo kết quả điều tra về Sở LĐ - TB & XH tỉnh Thái Nguyên

+ Số cuộc điều điều tra, khảo sát và rà soát danh mục nghề đào tạo tại TP Sông Công được tiến hành 1 năm/lần, ngoài ra UBND TP giao cho Trung tâm dạy nghề TP Sông Công tiến hành điều tra khảo sát bổ sung khi có nhu cầu của người lao động; nhằm đáp ứng nhu cầu học nghề của lao động kịp thời. Cụ thể từng năm như sau: (Bảng 3.2)

Số lao động nông thôn được học nghề giai đoạn 2016 - 2020 đạt khoảng 61,08% tổng số lao động có nhu cầu học nghề (gồm cả nghề nông nghiệp, phi nông nghiệp). Tuy nhiên, lao động sau đào tạo chủ yếu tự tạo việc làm trên cơ sở phát huy những kiến thức được học được hoặc phát triển sản xuất phù hợp với nhu cầu tại địa phương; số lao động được tuyển dụng vào các DN còn ít do nhu cầu tuyển dụng lao động dưới 03 tháng của các DN rất hạn chế.

Bảng 3.2: Tình hình đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề cho người lao động giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020

Năm 2016 2017 2018 2019 2020 Giai đoạn 2016 - 2020

Ghi chú:Tỉ lệ đáp ứng (%) = Số người học/Nhu cầu điều tra

Công tác điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu dạy nghề cho người lao động nông thôn cũng đã đáp ứng được trên 60% nguyện vọng của người lao động, đảm bảo các ngành nghề được đào tạo có thể áp dụng ngay vào thực tế sản xuất, phát huy thế mạnh và phù hợp với định hướng và yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Tuy nhiên, công tác đào tạo nghề những năm qua gặp khó khăn do nhu cầu tuyển dụng lao động qua đào tạo dưới 03 tháng thấp và những lao động trẻ không muốn tham gia học nghề do tâm lý bằng cấp vẫn còn nặng nề. Việc tổ chức đào tạo nghề còn tình trạng chạy theo số lượng, công tác dự báo thị trường lao động chưa phù hợp với nhu cầu của người học và người sử dụng lao động. Tư vấn hướng nghiệp học nghề, phân luồng học sinh sau tốt nghiệp trung học chưa được quan tâm đúng mức.

Nguyên nhân của tình trạng dự báo giảm nhu cầu tuyển sinh và nhu cầu học nghề là do biến động nền kinh tế, dịch bệnh Covid19, các doanh nghiệp trên địa bàn gặp khó khăn trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nên đã ảnh hưởng tới việc tuyển

dạy nghề, do đó cấp ủy chính quyền cơ sở chưa sát sao trong việc rà soát, theo dõi, nắm bắt tình hình dạy nghề tại địa phương.

Thời gian qua, UBND TP cũng đã tổ chức, thực hiện điều tra khảo sát và dự báo nhu cầu dạy nghề lao động trên một số xã, phường. Thời gian đầu thực hiện việc rà soát còn bất cập do chưa thực hiện ở tất cả các xã nên xác định nghề và nhu cầu học nghề còn thiếu chính xác. Có tình trạng các xã, phường chỉ dựa trên đề xuất của cơ sở dạy nghề, chưa chỉ ra nhu cầu từng xã, tên nghề chưa chính xác theo danh mục ban hành nên kết quả không sát thực tế.

Thực tế cho thấy, số học sinh sinh viên tốt nghiệp các trường cao đẳng và trung cấp nghề hiện không đủ đáp ứng nhu cầu thị trường lao động trong khi việc triển khai đào tạo các nghề phi nông nghiệp cho đối tượng lao động học nghề dưới 3 tháng và sơ cấp nghề chậm, dẫn tới việc chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp gặp khó khăn.

b.Các chính sách đào tạo nghề cho LĐNT trên địa bàn Thành phố Sông Công Trong giai đoạn 2016-2020, Ban chỉ đạo Đề án 1956 của Thành phố Sông Công đã triển khai, áp dụng thực hiện các chế độ chính sách đào tạo nghề cho LĐNT trên địa bàn đầy đủ, đúng đối tượng được hỗ trợ học nghề, đối tượng được ưu tiên học nghề; mức chiphí đào tạo cho từng nghề; mức hỗ trợ học nghề cho LĐNT; thời gian dạy nghề được quy định trong chương trình dạy nghề cụ thể. Địa điểm, tiến độ đào tạo thực tế có thể thực hiện linh hoạt cho phù hợp với nghề đào tạo, đặc điểm quy trình sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi.

Các chính sách đào tạo nghề cho LĐNT trên địa bàn Thành phố Sông Công đó là trong quá trình đào tạo, Ban chỉ đạo luôn đảm bảo quy mô của một lớp học nghề:

-Tổ chức lớp tối đa không quá 30 người/lớp nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo.

- 100% lao động học nghề tại trung tâm dạy nghề không mất tiền học phí, riêng lao động chính sách, lao động nghèo được hỗ trợ thêm tiền ăn uống đi lại.

- Trong quá trình học, học viên được thực hành nghề trên các mô hình ứng dụng tại các xã

- Học viên hoàn thành khoá học trình độ sơ cấp được kiểm tra và đánh giá theo quy định Thông tư số 34/2018/TT-BLĐ-TB&XH ngày 26/12/2018 sửa đổi, bổ

sung Thông tư số 42/2015/TT-BLĐ-TB&XH của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về đào tạo trình độ sơ cấp, gồm: khối lượng kiến thức, kỹ năng tối thiểu và yêu cầu năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp; kiểm tra, thi, đánh giá, công nhận tốt nghiệp; mẫu chứng chỉ sơ cấp, in, quản lý, cấp phát, thu hồi, hủy bỏ chứng chỉ sơ cấp.

- Học viên hoàn thành các khoá học nghề dưới 3 tháng sẽ được người đứng đầu cơ sở dạy nghề cấp chứng chỉ nghề.

- Sau quá trình đào tạo nghề, học viên được giới thiệu việc làm vào các doanh nghiệp trên địa bàn; hoặc học viên được hưởng các chính sách hỗ trợ về sản xuất như được hưởng chính sách tín dụng ưu đãi, gắn đào tạo nghề với tạo việc làm mới cho người lao động, hoặc chính sách đào tạo nghề được thực hiện lồng ghép với chương trình xây dựng NTM ở địa phương.

Qua đó cho thấy, các chính sách đào tạo nghề cho LĐNT trên địa bàn Thành phố Sông Công, tuy đã vận dụng và thực hiện các chính sách Đề án 1956 một cách đầy đủ, đúng đối tượng trong quá trình đào tạo. Tuy nhiên, các chính sách thực hiện Đề án chưa có quy định cụ thể về hỗ trợ trước và sau khi đào tạo, chưa tổ chức và xây dựng tiêu chí nhằm đánh giá hiệu quả của LĐNT sau khi được đào tạo nghề trên địa bàn. Đối với các học viên sau đào tạo nghề theo Đề án 1956, tiếp tục việc làm trước khi đào tạo nhưng thiếu vốn mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, nên hiệu quả đào tạo thấp.

3.1.1.3. Thực trạng tổ chức thực hiện ĐTN cho LĐNT

a. Chức năng nhiệm vụ của bộ máy tổ chức thực hiện

Tại TP Sông Công, công tác đào tạo nghề được sự quan tâm chỉ đạo và tham gia của nhiều cấp chính chính quyền, các ban ngành đoàn thể và đông đảo người dân. Cụ thể:

Ban chỉ đạo Đề án 1956 của TP đã ban hành quy chế hoạt động để phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong Ban chỉ đạo phụ trách những nội dung công việc lớn và phụ trách các xã, phường. Đề ra những điểu khoản thi hành cho từng công việc.

- UBND TP chỉ đạo các xã, phường tổ chức Hội nghị quán triệt nội dung của Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ tới cán bộ chủ chốt của các xã, phường, xóm, tổ dân phố, tiến hành phân công nhiệm vụ cho các thành viên, các ngành, đoàn thể.

- UBND TP Sông Công đã chỉ đạo Đài truyền thanh, truyền hình TP tổ chức tuyên truyền rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng về nội dung và ý nghĩa của Đề án 1956 tới đông đảo quần chúng nhân dân.

TP cũng đã đưa nội dung Đào tạo nghề cho lao động nông thôn của TP vào trong Nghị quyết Đại hội. Các hoạt động cụ thể:

* Phòng LĐ - TB & XH TP Sông Công:

Phòng LĐ - TB & XH là đơn vị tiên phong và chủ chốt trong công tác đào tạo nghề của TP Sông Công, thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

- Thực hiện công tác điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu dạy nghề lao động nông thôn trên địa bàn gắn với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương với mục tiêu giải quyết việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống của lao động nông thôn.

- Phối hợp với Phòng Kinh tế tổ chức xây dựng danh mục nghề và chương trình dạy các nghề nông nghiệp.

- Chỉ đạo cơ sở dạy nghề trên địa bàn TP tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn theo đề án của TP.

- Phối hợp với UBND các xã, phường tổ chức các mô hình dạy nghề thí điểm và đặt hàng dạy nghề cho lao động nông thôn.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 53 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w