Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 48 - 50)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.3.1.1. Thu thập thông tin thứ cấp

Là các phương pháp thu thập thông tin, thông tin được công bố trên sách, báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước được nghiên cứu trước đó; Các chính sách phát triển kinh tế, chính sách về phát triển sản xuất của tỉnh, Trung ương, từ cơ quan tổ chức, các báo cáo tổng kết từ UBND thành phố Sông Công tỉnh Thái Nguyên, Phòng Kinh tế thành phố, Niên giám Thống kê thành phố.

Thông tin sơ cấp là những thông tin chưa có sẵn, được thu thập lần đầu, do chính người nghiên cứu thu thập. Khi dữ liệu thứ cấp không đáp ứng được yêu cầu nghiên cứu hoặc không tìm được thông tin thứ cấp phù hợp thì tác giả nghiên cứu thu thập thông tin sơ cấp.

Để đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề cho LĐNT trên địa bàn Thành phố Sông Công, bên cạnh kết quả nghiên cứu từ số liệu thứ cấp thì kết quả nghiên cứu từ số liệu sơ cấp thu thập được sẽ giúp các giải pháp phù hợp với thực tế địa bàn hơn.

Do điều kiện về thời gian, và chi phí khảo sát điều tra có hạn, nên tác giả chọn mẫu nghiên cứu:

Việc xác định cỡ mẫu nghiên cứu trong các vấn đề kinh tế xã hội có vai trò rất quan trong vì nó phải đảm bảo các yêu cầu đó là: mẫu đủ lớn và có tính đại diện, thêm vào đó là đảm bảo tính chính xác, chất lượng của số liệu nghiên cứu, thời gian thu thập phải phù hợp…để có được những kết quả đó, việc tính toán số lượng mẫu nghiên cứu được dựa trên công thức Slovin như sau:

N n = 1+ N* e2 Trong đó: n:cỡ mẫu cần thiết N: Tổng thể mẫu e2: Sai số

Đề tài sử dụng độ tin cậy là 95%

-Theo thống kê tính tới tháng 6/2020, quy mô của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên TP Sông Công năm 2020 đào tạo 480 học viên.

Tác giả đã lựa chọn công thức tính số mẫu điều tra Slovin để xác định số lượng mẫu điều tra của luận văn: là 218 học viên- lao động nông thôn.

Nhưng để tăng độ tin cậy và đảm bảo tính chính xác của số liệu thì tác giả đã điều tra 220 lao động nông thôn để phỏng vấn và thu thập thông tin các dữ liệu có liên quan đến luận văn. Trong đó:

- Quy mô khảo sát đối với người học nghề phi nông nghiệp là 100 người học. + Quy mô khảo sát đối với người học được đào tạo tại doanh nghiệp là 20 người học.

Tổng số người học được khảo sát đạt 220 người học.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 48 - 50)