Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 39 - 40)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lý

Thành phố Sông Công có vị trí khá thuận lợi, nằm ở phía Bắc thủ đô Hà Nội, trong vùng công nghiệp xung quanh thủ đô Hà Nội với bán kính 60 km, cách thành phố Thái Nguyên 20 km về phía Nam, cách sân bay quốc tế Nội Bài 40 km, cách hồ Núi Cốc 17 km, có các tuyến đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, đường Quốc lộ 3 và đường sắt Hà Nội - Quán Triều chạy qua phía Đông thành phố; là thành phố công nghiệp nằm ở phía Nam của tỉnh Thái Nguyên, là đô thị bản lề trung chuyển giao lưu hàng hóa giữa tỉnh Thái Nguyên với các đô thị xung quanh và nhất là vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Địa giới hành chính thành phố Sông Công:

-Phía Đông, Tây, Nam giáp huyện Phổ Yên.

-Phía Bắc giáp thành phố Thái Nguyên b. Địa hình, địa mạo

Thành phố Sông Công được dòng sông Công chia làm 2 khu vực phía Đông và phía Tây tạo 2 nhóm cảnh quan chính:

Khu vực phía Đông có địa hình đồng bằng, xen lẫn gò đồi nhỏ và thấp, có độ cao trung bình từ 25 - 30 m, phân bố dọc theo thung lũng sông thuộc các xã Bá Xuyên, xã Tân Quang và các phường Lương Châu, Thắng Lợi, Cải Đan, Phố Cò, Bách Quang.

Khu vực phía Tây có địa hình chủ yếu là gò đồi và núi thấp với độ cao 80 - 100 m; một số đồi cao khoảng 150 m và núi thấp trên 300 m, phân bố dọc theo ranh giới phía Tây thành phố trên địa phận các xã Bình Sơn và Vinh Sơn (UBND Thành phố Sông Công, 2020).

c. Khí hậu

Thành phố Sông Công nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 220C; nhiệt độ cao nhất vào các tháng 7, tháng 8, trung bình khoảng 380C; thấp nhất là tháng 1, trung bình khoảng từ 150C - 160C. Thời tiết trong

năm có hai mùa rõ rệt: Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, thường có gió Đông Nam thổi về, mang theo hơi nước từ biển Đông vào, gây ra những trận mưa lớn. Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, thường có gió mùa Đông Bắc tràn xuống, nhiệt độ hạ thấp, tiết trời giá rét (UBND Thành phố Sông Công, 2020).

d. Thủy văn

Chảy qua địa bàn thành phố theo hướng Bắc - Nam là dòng sông Công. Sông Công là con sông chính chảy qua địa bàn thành phố là một trong 3 phụ lưu của sông Cầu, bắt nguồn từ một số hợp lưu nhỏ ở thượng nguồn khu vực miền núi phía Đông tỉnh Tuyên Quang, phía Bắc huyện Định Hóa. Sông Công chảy qua thành phố có chiều dài 14,8 km. Dòng sông Công được chặn lại tại huyện Đại Từ, tạo nên một hồ Núi Cốc nhân tạo rộng lớn. Đây là nguồn cung cấp nước chính cho sản xuất công, nông nghiệp và nước sinh hoạt của thành phố Sông Công. Sông Công - hồ Núi Cốc là công trình thuỷ lợi lớn có ý nghĩa trong phát triển kinh tế nông nghiệp, bảo vệ môi sinh, tạo thắng cảnh nổi tiếng trong địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Ngoài ra, trên địa bàn thành phố, hệ thống sông Công còn có 7 suối lớn đổ vào: Phía Tây có 2 suối lớn chảy qua địa phận các xã Bá Xuyên và Cải Đan; phía Đông có 5 suối chảy qua địa phận các xã Bá Xuyên, Cải Đan, các phường Lương Châu và Thắng Lợi (UBND Thành phố Sông Công, 2020).

e. Tài nguyên nước

Nguồn nước mặt của thành phố Sông Công chủ yếu từ Sông Công dài 95km, bắt nguồn từ huyện Định Hoá, qua huyện Đại Từ, thành phố Sông Công, huyện Phổ Yên, rồi nhập vào sông Cầu tại khu vực Đa Phúc. Sông Công chảy qua thành phố theo hướng Bắc - Nam với tổng chiều dài là 14,8 km.

f. Tài nguyên khoáng sản

Trên địa bàn thành phố không có các khoáng sản trữ lượng lớn như một số nơi khác trong tỉnh, chỉ có các loại đá xây dựng, đá phiến sét, đất giàu sét có độ kết vón lớn (trên 30%), các bãi cát sỏi ở dọc sông Công, có thể khai thác với quy mô nhỏ.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 39 - 40)