Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 31 - 34)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.2.1. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam

ĐTN nói chung và ĐTN cho lao động nông nghiệp nói riêng đang là vấn đề được Đảng và Nhà nước quan tâm, sự vào cuộc của các cấp, các ngành, địa phương và nhiều nhà khoa học. Trong những năm qua nhiều đề tài nghiên cứu khoa học đã đề cập đến đào tạo và dạy nghề cho LĐNT một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Đó là những đề tài về ĐTN cho LĐNT, đánh giá nhu cầu ĐTN, giải pháp nâng cao chất lượng ĐTN cho LĐNT.

Nhận thức rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác đào tạo nghề, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 phê duyệt Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020". Với các quan điểm như Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, của các cấp, các

ngành và xã hội nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu CNH- HĐH nông nghiệp, nông thôn. Nhà nước tăng cường đầu tư để phát triển đào tạo nghề cho LĐNT, có chính sách bảo đảm thực hiện công bằng xã hội về cơ hội học nghề đối với mọi LĐNT, khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia đào tạo nghề cho LĐNT; Chuyển mạnh đào tạo nghề cho LĐNT từ đào tạo theo năng lực sẵn có của cơ sở đào tạo sang đào tạo theo nhu cầu học nghề của lao động nông thôn và yêu cầu của thị trường lao động; gắn đào tạo nghề với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, từng vùng, từng ngành, từng địa phương; Đổi mới và phát triển đào tạo nghề cho LĐNT theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo và tạo điều kiện thuận lợi để LĐNT tham gia học nghề phù hợp với trình độ học vấn, điều kiện kinh tế và nhu cầu học nghề của mình…

Trong 10 năm trở lại đây, vấn đề ĐTN cho LĐNT đã thu hút nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu, đã có nhiều công trình đánh giá tổng quan, đa chiều, hệ thống giúp xây dựng nền tảng cho việc tiếp cận, ứng dụng triển khai và thực hiện tốt hơn nữa trong công tác ĐTN cho LĐNT. Tác giả xin tóm lược một số công trình nghiên cứu như sau:

(Bùi Ngọc Thoa, 2016) với đề tài Nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội]. Bài viết tập trung đánh giá thực trạng, kết quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội giai đoạn 2013-2015. Qua phân tích, tác giả đã đưa ra những giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội nói riêng và là một trong những cơ sở có thể ứng dụng tại một số địa phương có điều kiện triển khai thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn tương ứng như huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.

(Nguyễn Ánh Hồng, 2017) với đề tài Đánh giá đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Bài viết tập trung đánh giá thực trạng, kết quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2014-2016. Qua phân tích, tác giả đã đưa ra những giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh nói riêng và là một trong những cơ sở có thể ứng dụng tại một số địa phương có điều

kiện triển khai thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn tương ứng như huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh

(Nguyễn Hữu Bắc, 2018) Vai trò quan trọng của ĐTN cho LĐNT trong xây dựng nông thôn mới. Tác giả đã đánh giá sâu sắc kết quả đạt được, những tác động mạnh mẽ, ảnh hưởng tích cực trong việc chuyển dịch cơ cấu lao đọng, nâng cao chất lượng lao động nông thôn sau đào tạo nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập, giảm nghèo cho người dân nông thông… Sau 8 năm triển khai thực hiện Đề án 1956 đến kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Qua đó, đã tạo ra bước đột phá lịch sử làm thay đổi diện mạo nông thôn Việt Nam.

(Nguyễn Viết Bình, 2015), ĐTN cho người lao động trên địa bàn thành phố Nam Định. Tác giả đã phân tích thực trạng ĐTN cho người lao động trên địa bàn thành phố Nam Định giai đoạn 2013-2015 và đưa ra giải pháp ĐTN cho người lao động trên địa bàn thành phố Nam Định giai đoạn đến năm 2020.

(Đặng Thị Kim Tuyến, 2017) với đề tài Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề nhằm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn thành phố Thái Nguyên. Tác giả đã phân tích thực trạng và đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề nhằm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn thành phố Thái Nguyên theo hướng hiệu quả, thiết thực.

(Hoàng Thị Mây, 2018) với đề tài Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn. Bài viết tập trung đánh giá thực trạng, kết quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2015-2018. Qua phân tích, tác giả đã đưa ra những giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn nói riêng và là một trong những cơ sở có thể ứng dụng tại một số địa phương có điều kiện triển khai thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn tương ứng như huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.

(Trần Mạnh Hoàn, 2015) với đề tài Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Tác giả đã phân tích thực trạng đào tạo nghề cho lao động nông thôn thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2013-2015 và đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề nhằm giải

quyết việc làm cho lao động nông thôn thành phố Thái Nguyên theo hướng hiệu quả, thiết thực.

(Ngô Ngọc Tâm, 2017) với đề tài Quản lý đào tạo nghề tại Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Bài viết tập trung đánh giá thực trạng, kết quả công tác quản lý đào tạo nghề tại Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014-2016. Qua phân tích, tác giả đã đưa ra những giải pháp để nâng cao chất lượng quản lý đào tạo nghề tại Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên nói riêng và là một trong những cơ sở có thể ứng dụng tại một số địa phương có điều kiện triển khai thực hiện quản lý đào tạo nghề tương ứng như Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

Như vậy, có thể thấy, rất nhiều tác giả nghiên cứu và có nhiều bài viết về vấn đề ĐTN cho LĐNT. Nội dung các bài viết tập trung phân tích đánh giá những hạn chế và đưa ra những đề xuất nhằm thực hiện tốt hơn ĐTN cho LĐNT. Nhưng chưa có đề tài, công trình nghiên cứu nào về nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn Thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên. Tác giả khẳng định công trình nghiên cứu của tác giả không bị trùng lặp với các công trình đã nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 31 - 34)