Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 99)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.2.Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông

động nông thôn

3.2.1. Chính sách ca Nhà nước về đào to ngh

Hệ thống chính trị, pháp luật và các chính sách xã hội cũng là một trong những nhân tố liên quan đến đào tạo nguồn nhân lực, đến thị trường sức lao động. Hệ thống các chính sách xã hội nhằm vào mục tiêu vì con người, phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội, với phương hướng phát huy nhân tố con người trên cơ sở đảm bảo công bằng, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ công dân, giải quyết tốt tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần, giữa đáp ứng các nhu cầu trước mắt với việc chăm lo lợi ích lâu dài, giữa cá nhân với tập thể và cộng đồng xã hội. Nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực không thể không nghiên cứu đến đường lối, chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước như Luật Giáo dục, Luật Dạy nghề, Luật Lao động, chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế; chính sách, cơ chế quản lý kinh tế, xã hội...

Những năm qua, thực hiện chủ trương, chính sách của Nhà nước, phòng LĐ - TB & XH TP Sông Công đã tổ chức được nhiều khóa đào tạo nghề ngắn hạn cho lao

động nông thôn, lao động mất đất bởi các khu công nghiệp, các dự án. Định hướng nghề nghiệp hiệu quả cho hàng nghìn hộ nông dân, tổ chức các lớp tập huấn nâng cao nghiệp vụ nghề nghiệp cho các hộ nông dân hàng năm. Qua đó thấy được hiệu quả của công tác tổ chức, quản lý đào tạo nghề của chính quyền địa phương đã có những bước tiến rõ rệt, chiếm được lòng tin của nhiều tầng lớp dân cư.

3.2.2. Đội ngũ cán b qun lý

Các mục tiêu của công tác đào tạo nghề sẽ không thực hiện được nếu không có đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý đủ mạnh. Chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý cũng là yếu tố quyết định chất lượng của các chương trình đào tạo nghề, mặc dù lấy người học làm trung tâm của đào tạo. Mọi sự bất cập về số lượng, chất lượng, trách nhiệm của người cán bộ so với yêu cầu đào tạo đều có ảnh hưởng phần nào đến kết quả đào tạo. Trình độ chuyên môn, trình độ tổ chức của cán bộ góp phần làm nên thành công của các chương trình đào tạo. Vì vậy phải xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, có trách nhiệm và tâm huyết với công việc. Thực tế cho thấy mọi hoạt động đào tạo cần được tiến hành một cách khoa học và thống nhất. Vì vậy cần phải có hệ thống quản lý từ trên xuống để thực hiện các công việc từ quản lý con người đến quản lý và điều hành các hoạt động đào tạo, hoạt động phục vụ cho đào, hạch toán thu chi, mua sắm và vận hành, bảo quản các trang thiết bị, cơ sở vật chất... Một bộ phận nào đó trong hệ thống trên bị trục trặc hay suy yếu đều ảnh hưởng và gây ách tắc tới hoạt động của các bộ phận khác, do đó ảnh hưởng tới việc nâng cao chất lượng đào tạo và tăng chi phí đào tạo nhân lực. Nhưng việc thực hiện tốt các hoạt động trong hệ thống trên lại phụ thuộc nhiều vào trình độ năng lực và ý thức trách nhiệm của chính những con người được quyền phân công. Cho nên phải có đội ngũ cán bộ quản lý có năng lực trình độ phù hợp với công việc và ý thức trách nhiệm cao.

Nhìn chung đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng chuẩn trình độ đào tạo; tuy nhiên, khả năng sử dụng ngoại ngữ và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý còn rất hạn chế. Đa số chưa được đào tạo có hệ thống về công tác quản lý, trình độ và năng lực điều hành quản lý còn bất cập, tính chuyên nghiệp thấp, làm

việc chủ yếu dựa vào kinh nghiệm cá nhân nên chất lượng, hiệu quả công tác còn nhiều hạn chế.

Tại phòng LĐ -TB & XH TP Sông Công, đảm trách quản lý công tác đào tạo nghề có 1 đồng chí và đồng chí trưởng phòng quản lý chung. Lực lượng thường trực cho công tác đào tạo nghề quá mỏng, tuy nhiên được sự phối hợp của các cấp chính quyền, các ban ngành, đoàn thể cùng tham gia vào công tác đào tạo nghề và được người dân, đặc biệt là đối tượng được đào tạo hưởng ứng nhiệt tình.

Khó khăn:

- Người quản lý chưa thực sự xây dựng được mô hình hành động cụ thể. vẫn thụ động theo những văn bản hướng dẫn của cấp trên.

-Trong công tác tổ chức điều tra còn mang tính hình thức, chưa có căn cứ

khoa học rõ ràng, do hạn chế về chuyên môn và còn phải kiêm nhiệm nhiều việc.

- Chưa xây dựng được các chương trình liên kết đào tạo giữa nhà nước và các đơn vị đào tạo trên địa bàn.

- Không có giải pháp huy động vốn từ các nguồn khác ngoài vốn tỉnh và TP cấp, vốn của nhà nước. Trong khi TP Sông Công có rất nhiều công ty, doanh nghiệp đóng trên địa bàn.

-Chưa chủ động, sáng tạo, mạnh dạn trong công tác quản lý.

- Xây dựng mục tiêu cho giai đoạn tiếp theo chưa gắn với tình hình đào tạo thực tế, còn mang tính thành tích.

-Kinh phí thực hiện quá hạn chế so với nhu cầu khiến nhiều công việc không thể tiến hành thuận lợi.

3.2.3. S phi hp, tham ca các cp chính quyn, các ban ngành, đoàn th người dân TP Sông Công trong thc hin Đề án đào to ngh ca Chính ph

Không có chương trình đào tạo nghề của Nhà nước có thể thành công nếu không có sự chỉ đạo sát sao, đúng hướng của lãnh đạo, không có sự chung tay góp sức của nhiều cấp chính quyền và người dân, đặc biệt là các đối tượng được đào tạo nghề.

Công tác dạy nghề ở địa phương đã được sự quan tâm chỉ đạo Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, sự quan tâm phối hợp của UBND TP, lãnh đạo các ngành, các tổ chức đoàn thể thông qua việc ban hành các quy định, chủ trương chính sách, đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí, biên chế tổ chức bộ máy.... Hệ thống mạng lưới các cơ sở dạy nghề tiếp tục được mở rộng, cơ sở vật chất kỹ thuật của các cơ sở dạy nghề từng bước được đầu tư bổ sung tăng cường.

Hơn nữa nhận thức của các cấp, các ngành và của toàn xã hội về dạy nghề đã có nhiều chuyển biến; Công tác dạy nghề và học nghề đã được quan tâm và đầu tư nhiều hơn. Do đó, dạy nghề đã từng bước chuyển đổi theo hướng tiếp cận sát với nhu cầu của thị trường lao động, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của doanh nghiệp; đã có sự gắn kết giữa dạy nghề với các chương trình giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, xuất khẩu lao động và các mục tiêu xã hội khác. Các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy nghề như: Cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề, nội dung chương trình đào tạo và trang thiết bị dạy nghề từng bước được tăng cường, chất lượng dạy nghề được nâng lên.

Tuy nhiên việc thực hiện công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực đào tạo nghề trên địa bàn vẫn chưa thực sự tốt; chưa quan tâm đến việc kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện của các cơ sở dạy nghề trên địa bàn. Công tác quản lý nhà nước về dạy nghề mới chủ yếu là quản lý đầu vào, quản lý quá trình đào tạo, chưa quản lý và kiểm soát được đầu ra cho quá trình đào tạo nghề. Công tác quản lý nội dung chương trình đào tạo của một số cơ sở dạy nghề còn yếu kém.

3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề cho LĐNT trênđịa bàn Thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên địa bàn Thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên

3.3.1. Quan đim, định hướng

- Học nghề là quyền lợi và nghĩa vụ của lao động nông thôn nhằm tạo việc làm, chuyển nghề, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống.

- Chuyển mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn từ đào tạo theo năng lực sẵn có của cơ sở đào tạo sang đào tạo theo nhu cầu học nghề của lao động nông thôn

và yêu cầu của thị trường lao động, gắn đào tạo nghề với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và của TP Sông Công.

- Đổi mới và phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo và tạo điều kiện thuận lợi để lao động nông thôn tham gia học nghề phù hợp với trình độ học vấn, điều kiện kinh tế và nhu cầu học nghề của mình.

- Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, tạo sự chuyển biến sâu sắc về chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đủ tiêu chuẩn chức danh, cán bộ, công chức đủ trình độ, bản lĩnh lãnh đạo, quản lý và thành thạo chuyên môn, nghiệp vụ trên các lĩnh vực KT-XH phục vụ cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Đào tạo nghề gắn với thực tế phát triển kinh tế - xã hội địa phương

3.3.2. Mt s gii pháp nâng cao hiu qu công tác đào to ngh cho LĐNT trên địa bàn Thành ph Sông Công, tnh Thái Nguyên LĐNT trên địa bàn Thành ph Sông Công, tnh Thái Nguyên

3.3.2.1. Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức và tư vấn học nghề cho LĐNT

Để đẩy mạnh công tác ĐTN cho LĐNT thì đầu tiên phải tăng cường hoạt động tuyên truyền, vận động nông dân. Các hoạt động cần phải được triển khai một cách đồng bộ trong thời gian đủ dài thì mới có hiệu quả như:

- Đẩy mạnh tuyên truyền chính sách cho vay vốn đối với các cơ sở ĐTN và các tổ chức chính trị tại địa phương cũng như những người nông dân học nghề hiểu được chính sách và đối tượng thụ hưởng từ đó giúp người nông dân yên tâm học nghề.

- Quán triệt hơn nữa tinh thần và nội dung Quyết định 1956/QĐ-CP phê duyệt Đề án ĐTN cho LĐNT đến năm 2025 đến cán bộ các cấp, các ngành và nhân dân trong TP, gắn trách nhiệm của các cấp, các ngành vào công tác ĐTN.

- Tập trung tuyên truyền để người nông dân nâng cao ý thức học nghề, coi học nghề là quyền lợi của bản thân, chứ không phải học nghề để được tiền hỗ trợ. Muốn vậy trong nội dung tuyên truyền phải đề cập cho người dân thấy rõ tầm quan trọng của việc lựa chọn nghề.

+ Phải biết kiến thức và kỹ năng cơ bản khi chọn nghề

+ Chọn nghề phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình và bản thân

+ Chọn nghề phải phù hợp, gắn với thị trường.

+ Không chọn nghề để học theo kiểu phong trào

+ Không nghe người khác rủ rê đi học cho vui

Cần đa dạng và đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền miệng, tuyên truyền tại chỗ thông qua đội ngũ tuyên truyền viên cơ sở, qua các buổi sinh hoạt của các tổ chức đoàn thể tại cơ sở, qua các mô hình thực tế tại địa phương.

- Nâng cao tính chuyên nghiệp cho cán bộ phụ trách công tác tuyên truyền cấp cơ sở bằng việc thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn; nhất là nghiệp vụ tuyên truyền miệng và kiến thức về ĐTN. Do LĐNT có độ tuổi khác nhau, có tư duy manh mún, sống khép kín, ngại học... nên công tác tuyên truyền viên cần hiểu sâu trình độ chính trị, văn hóa, tuổi tác, giới tính, nghiệp vụ và tâm tư nguyện vọng, suy nghĩ của đối tượng. Trong tuyên truyền, cần có thời gian lắng nghe những ý kiến trực tiếp để giải thích cho đối tượng hiểu. Sau khi nắm được tâm lý này, các tuyên truyền viên có thể tuyên truyền trực tiếp bằng các hình thức: tư vấn cá nhân, tư vấn qua nói chuyện chuyên đề, lồng ghép tuyên truyền, tư vấn học nghề vào họp thôn, xóm hoặc sinh hoạt tập thể.

- Xây dựng, biên soạn tài liệu và tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tuyên truyền, vận động đối với đội ngũ tuyên truyền cấp xã và phường.

- Xây dựng các hoạt động phổ biến tuyên truyền, truyền thông vận động bằng nhiều hình thức: Phát thanh tuyên truyền, biểu ngữ, băng rôn, áp phích. Bổ sung các tài liệu tuyên truyền tại các nhà văn hóa thôn bản, bồi dưỡng năng lực cán bộ chuyên môn làm công tác tuyên truyền. Tăng cường tuyên truyền việc thực hiện các chính sách và giải pháp hỗ trợ xuất khẩu lao động, tăng cường công tác quản lý, bảo vệ quyền lợi người lao động làm việc ở nước ngoài.

- Có chính sách tiền lương hợp lý để có mức thù lao thỏa đáng với công sức của cán bộ tuyên truyền cấp cơ sở. Như thế mới có thể tạo động lực để đội ngũ này chuyên tâm học hỏi, gắn bó lâu dài với công tác được giao.

3.3.2.2. Tăng cường tổ chức điều tra nhu cầu học nghề, nhu cầu thị trường lao

động một cách nghiêm túc, thiết thực

Để đạt hiệu quả đào tạo nghề thì cần tổ chức các cuộc điều tra nhu cầu học phải gắn với nhu cầu của thị trường lao động. Cụ thể các đối tượng cần điều tra:

- Người lao động nông thôn trong độ tuổi lao động chưa qua đào tạo nghề có nhu cầu học nghề đang sinh sống tại các xã, phường trên địa bàn.

- Người lao động chưa qua đào tạo nghề có độ tuổi: Nữ từ đủ 15 đến 55 tuổi; Nam từ đủ 15 đến 60 tuổi.

- Điều tra nắm rõ toàn diện thông tin về người học, các thông tin cá nhân của người học, các đối tượng chính sách, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật, tình trạng hoạt động kinh tế hiện tại, nhu cầu nguyện vọng của người học về: nhóm nghề, thời gian đào tạo, hình thức dạy nghề.

- Điều tra các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn và các khu công nghiệp lân cận. Xem nhu cầu tuyển dụng và yêu cầu đối với lao động của họ là gì. Chi tiết cụ thể các nhóm ngành nghề họ cần tuyển.

-Xây dựng kế hoạch điều tra một cách khoa học, thực hiện nghiêm túc. Tuy nhiên để làm được điều này cần một lực lượng điều tra viên và kinh phí không nhỏ. Phòng LĐ - TB & XH có thể huy động các đơn vị khác tham gia, các cán bộ cấp xã, phường, thôn xóm cùng tham gia, hoặc thuê các đơn vị có chuyên môn.

- Kinh phí cho việc điều tra: trích từ kinh phí nhà nước cấp cho công tác đào tạo nghề, huy động từ nhân dân và đặc biệt các doanh nghiệp đóng trên địa bàn và các khu công nghiệp lân cận.

-Tăng cường nguồn lực đầu tư cho công tác đào tạo nghề

3.3.2.3. Đổi mới hình thức, nội dung chương trình đào tạo nghề

Đổi mới và phát triển chương trình, giáo trình, học liệu đào tạo nghề cho người lao động theo yêu cầu của thị trường lao động, của khoa học - công nghệ, của phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế của địa phương; đáp ứng nhu cầu hiện tại và có khả năng phục vụ cho tương lai.

Nhằm mục đích tạo ra người lao động nông nghiệp mới, người lao động nông nghiệp hiện đại, chương trình đào tạo phải được thường xuyên đổi mới và thường (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

xuyên, làm sao để cung cấp cho người lao động nói chung và lao động nông thôn nói riêng không những có kỹ năng về nghề nghiệp, mà còn có cả kỹ năng về hội nhập kinh tế, về các tiêu chuẩn an toàn, vệ sinh thực phẩm của thế giới và Việt Nam; về cách ứng xử với môi trường (công nghệ sạch) và bước đầu còn được trang bị những

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 99)