Bài học kinh nghiệm về nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại một số địa

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 34)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.2.2. Bài học kinh nghiệm về nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại một số địa

1.2.2.1. Kinh nghiệm của thị xã Nghĩa Lộ tỉnh Yên Bái

Theo kế hoạch, hàng năm, thị xã Nghĩa Lộ đào tạo nghề cho từ 400 - 500 lao động, đạt 80% số lao động được khảo sát theo nhu cầu thực tế. Trong đó, có 65% ngành nghề nông nghiệp, 35% ngành nghề phi nông nghiệp (UBND thị xã Nghĩa Lộ, 2020).

Một trong những yếu tố quan trọng giúp cho thị xã Nghĩa Lộ triển khai tốt công tác đào tạo nghề là sự vào cuộc mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị theo đúng lộ trình và phù hợp với từng giai đoạn. Cấp ủy các cấp đã ban hành nghị quyết chuyên đề về đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho người lao động, từ đó, giúp chính quyền các cấp chủ động xây dựng đề án đào tạo nghề theo đúng định hướng. Bên cạnh đó, việc huy động đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ sư chuyên ngành, thợ có tay nghề cao tham gia công tác đào tạo nghề, quan tâm đến giải quyết việc làm cho người lao động

sau đào tạo đã tạo ra những chuyển biến tích cực trong công tác xã hội hóa đào tạo nghề trên địa bàn.

Ngoài ra, trong danh mục 23 nghề cần đào tạo, trong đó, 9 nghề thuộc nhóm nông nghiệp và 14 nghề thuộc nhóm phi nông nghiệp, đảm bảo các yêu cầu về chương trình, tài liệu giảng dạy giúp người lao động có nhiều cơ hội chọn nghề và học nghề phù hợp với nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, sử dụng lao động tại các đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tại địa phương (UBND thị xã Nghĩa Lộ, 2020)

Chương trình đào tạo nghề của một số đơn vị mang nặng tính lý thuyết, thời gian “cầm tay, chỉ việc” cho người lao động ít, đội ngũ giáo viên dạy nghề thiếu về số lượng, chưa đạt chuẩn về chất lượng. Trình độ nhận thức, lứa tuổi của học viên không đồng đều, học viên chưa thực sự cầu tiến trong học nghề đã ảnh hưởng đến việc tiếp thu kiến thức.

Đặc biệt, hiệu quả sau đào tạo nghề ở địa phương này vẫn còn rất thấp, không ít người học nghề không sống được với nghề mới học, phải trở lại nghề cũ nên nghèo vẫn hoàn nghèo. Nguyên nhân xuất phát từ công tác điều tra, đánh giá thực trạng, tình hình lao động; chưa xây dựng được quy hoạch, nhu cầu sử dụng lao động; chưa định hướng được nghề cần phát triển tại địa phương nên công tác đào tạo nghề chưa gắn với phát triển kinh tế - xã hội. Nhiều người cùng học một nghề, trong khi nhu cầu thấp, dẫn đến tình trạng cung vượt cầu.

Trong thời gian tới, thị xã Nghĩa Lộ phải xác định lại cơ cấu ngành, nghề đào tạo; có chính sách hỗ trợ cụ thể cho người học nghề, các tổ chức, cá nhân sử dụng lao động qua đào tạo nghề về vốn, cơ sở vật chất, trang thiết bị để học viên có điều kiện phát triển kinh tế tại địa phương và bằng chính nghề đã học. Cùng với đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động người trong độ tuổi lao động tích cực tham gia các lớp dạy nghề ngắn hạn và dài hạn, đồng thời, tư vấn cho người lao động những ngành nghề phù hợp và các chính sách cụ thể đối với từng đối tượng học nghề. Có như vậy mới tận dụng hiệu quả các nguồn vốn hỗ trợ, việc dạy nghề đạt được hiệu quả xã hội và giúp nâng cao chất lượng đời sống nhân dân.

1.2.2.2. Kinh nghiệm của huyện Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang

Huyện Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang là một huyện nông thôn miền núi phía bắc. Trong thời gian qua đã có những thành quả vượt bậc trong công tác giải quyết việc làm. Trong giai đoạn 2012 - 2017, huyện Hàm Yên đã tạo việc làm mới cho trên

10.000 lao động, vượt 3,2% so với kế hoạch đã đề ra. Trong đó xuất khẩu lao động được trên 360 người, tăng 23% so với mục tiêu kế hoạch, lao động đi làm tại các khu công nghiệp trong nước đạt trên 3.400 người, tăng 72% so với mục tiêu kế hoạch, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 40%. Có được những thành tựu trên là do lãnh đạo huyện Hàm Yên luôn xác định công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động đóng vai trò quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương, những năm qua, huyện Hàm Yên có nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả công tác dạy nghề và giải quyết việc làm cho người lao động, đặc biệt là lao động nông thôn (UBND huyện Hàm Yên, 2017).

Để đào tạo nguồn lao động chất lượng, huyện triển khai đào tạo nghề cho lao động nông thôn, trên cơ sở xác định cơ cấu lao động, nhu cầu học nghề tại địa phương, danh mục nghề cần tuyển. Chương trình đào tạo chuyển mạnh từ đào tạo theo năng lực có sẵn sang đào tạo nghề theo nhu cầu học nghề của lao động và yêu cầu của thị trường lao động.

Gắn đào tạo nghề với chiến lược quy hoạch phát triển KT - XH của địa phương. Công tác đào tạo được đổi mới và phát triển theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, tạo điều kiện để lao động nông thôn tham gia học nghề phù hợp với trình độ học vấn, điều kiện kinh tế và nhu cầu học nghề của mình.

Qua đào tạo nghề, trình độ tay nghề của người lao động được nâng lên, do vậy, hiệu suất lao động, mức thu nhập, đời sống của người lao động ngày một nâng cao. Bên cạnh việc đào tạo nghề, huyện phối hợp với các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động, tư vấn trực tiếp tại các cơ sở, địa phương, phối hợp với các ngành, đoàn thể tổ chức hội nghị, tuyên truyền theo chủ đề về dạy nghề, tư vấn việc làm cho cán bộ hội, đoàn viên các xã, phường, chú trọng giới thiệu việc làm cho người lao động ở các doanh nghiệp trong tỉnh, trong nước tìm kiếm các doanh nghiệp có việc làm ổn định để tư vấn cho người lao động, thường xuyên đổi mới hình thức tư vấn, tuyên truyền về thị trường lao động, việc làm trong tỉnh, trong nước giúp người lao động dễ dàng tiếp cận được với nhu cầu tuyển dụng của các đơn vị sử dụng lao động.

Huyện cũng đã chỉ đạo kịp thời các xã, thị trấn phối hợp với Ngân hàng CSXH, các phòng chức năng tiến hành rà xoát, phân loại đối tượng nghèo để có

chính sách hỗ trợ hợp lý và tạo điều kiện thuận lợi để người nghèo có nhu cầu vay vốn đầu tư tiếp cận được với các nguồn vốn phát triển sản xuất, nâng cao mức thu nhập, cải thiện cuộc sống. Để phát huy tốt, hiệu quả của chương trình cho vay giải quyết việc làm, huyện đã chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể hướng dẫn định hướng cho người dân đầu tư vào những lĩnh vực sản xuất - kinh doanh có hiệu quả.

1.2.2.3. Kinh nghiệm của huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh

Là một huyện nằm ven sông Đuống với tổng diện tích 552,12 ha trong đó đất nông nghiệp là 315 ha chiếm tỷ lệ 57,05%, xã có 9.310 nhân khẩu, số nhân khẩu trong độ tuổi lao động là 4.611 chiếm tỷ lệ 49,5%. Người dân chủ yếu làm nông nghiệp và phát triển ngành nghề, thương mại dịch vụ (UBND huyện Thuận Thành, 2020).

Thực hiện chỉ đạo của UBND huyện về công tác ĐTN cho LĐNT, hàng năm Ban chỉ đạo (BCĐ) xã đã chủ động chỉ đạo các đoàn thể tiến hành rà soát đối tượng, tham mưu các nghề, xây dựng kế hoạch đăng ký các lớp học nghề. Xác định đúng nhu cầu nguyện vọng và đúng đối tượng tham gia học nghề, từ đó định hướng theo nhóm độ tuổi, ngành nghề đào tạo giúp cho lực lượng lao động học đúng nghề mình cần, đúng với khả năng, năng lực tham gia hành nghề (làm việc tại các doanh nghiệp, mở rộng quy mô sản xuất tại gia đình và địa phương). UBND huyện xây dựng lập kế hoạch phối hợp với Ban chỉ đạo ĐTN của huyện và Trường trung cấp nghề Kinh tế - Kỹ thuật và Thủ công mỹ nghệ truyền thống Thuận Thành về kế hoạch mở các lớp và xác định đây cũng là mục tiêu mũi nhọn cho công tác ĐTN hàng năm.

UBND huyện phối hợp cùng nhà trường đào tạo được 10 lớp với 360 lao động trong đó lĩnh vực nông nghiệp chiếm 22,3%; lĩnh vực công nghiệp chiếm 46,6%; lĩnh vực nghề truyền thống chiếm 31,1%. Kết quả cho thấy, sau mỗi khóa học đào tạo số lao động có việc làm đạt 80-85%. Qua khảo sát kết quả sau ĐTN đối với các loại hình kỹ thuật nông nghiệp thu nhập bình quân từ 3 - 4 triệu/tháng/lao động, chăn nuôi thú y thu nhập 4 - 4,5 triệu/tháng/lao động. Đặc biệt nghề mộc mỹ nghệ 7-8 triệu/tháng/lao động (UBND huyện Thuận Thành, 2020).

Kết quả quá trình đào tạo, BCĐ xã đã phối hợp các thợ giỏi tại cơ sở làng có nghề truyền thống, đề xuất cơ sở đào tạo xây dựng nội dung chương trình đào tạo, áp dụng kiến thức và công nghệ trong quá trình học và thực hành tại các xưởng sản xuất, tại lớp học, giúp cho lao động sau khóa đào tạo ngoài tiếp thu kiến thức bảo đảm có kỹ năng nghề được thành thạo và hành nghề tốt hơn. Đặc biệt sau mỗi khóa

học nghề BCĐ xã đã phối hợp với Trường đào tạo tổ chức tập huấn nâng cao cho học viên về kiến thức tổ chức sản xuất, kỹ năng bán hàng, quản trị doanh nghiệp. Đồng thời tổ chức hội nghị cam kết giữa làng nghề với doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm cùng các tổ chức tín dụng hỗ trợ vay vốn sản xuất như Ngân hàng Chính sách, Vietcombank...

1.2.2.4. Bài học kinh nghiệm đối với Thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên

Qua nghiên cứu kinh nghiệm thực hiện hiệu quả công tác đào tạo nghề cho LĐNT, rút ra một số bài học kinh nghiệm có thể vận dụng vào Thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên như sau:

Hình thức và nội dung đào tạo được xác định thông qua việc nghiên cứu nhu cầu học nghề kết hợp định hướng theo mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Phân cấp rõ vai trò của việc quản lý ĐTN theo ngành dọc, đảm bảo tính chủ động trong triển khai công tác ĐTN gắn với hỗ trợ tạo việc làm cho LĐNT.

Chương trình ĐTN phát triển nguồn nhân lực có sự cân đối giữa số lượng dạy nghề với việc sử dụng lao động tạo ra sự cân đối cung cầu lao động. ĐTN cho nông dân phải đi đôi với tạo việc làm và tăng thu nhập cho người nông dân.

Công tác ĐTN được triển khai trên các mặt hoạt động đồng thời theo các hướng đào tạo gồm:

+ Đào tạo chuyển dịch cơ cấu lao động đi đôi với quá trình CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn.

+ Kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo lý thuyết và thực hành tại cơ sở đào tạo với thực hành tại nơi sử dụng lao động, gắn kết chặt chẽ giữa “học” và “hành”, đào tạo theo địa chỉ, tạo sự kết nối giữa cơ sở đào tạo, người học và địa chỉ sử dụng lao động.

CHƯƠNG 2

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đặc điểm địa bàn Thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên

2.1.1. Điu kin t nhiên

a. Vị trí địa lý

Thành phố Sông Công có vị trí khá thuận lợi, nằm ở phía Bắc thủ đô Hà Nội, trong vùng công nghiệp xung quanh thủ đô Hà Nội với bán kính 60 km, cách thành phố Thái Nguyên 20 km về phía Nam, cách sân bay quốc tế Nội Bài 40 km, cách hồ Núi Cốc 17 km, có các tuyến đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, đường Quốc lộ 3 và đường sắt Hà Nội - Quán Triều chạy qua phía Đông thành phố; là thành phố công nghiệp nằm ở phía Nam của tỉnh Thái Nguyên, là đô thị bản lề trung chuyển giao lưu hàng hóa giữa tỉnh Thái Nguyên với các đô thị xung quanh và nhất là vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Địa giới hành chính thành phố Sông Công:

-Phía Đông, Tây, Nam giáp huyện Phổ Yên.

-Phía Bắc giáp thành phố Thái Nguyên b. Địa hình, địa mạo

Thành phố Sông Công được dòng sông Công chia làm 2 khu vực phía Đông và phía Tây tạo 2 nhóm cảnh quan chính:

Khu vực phía Đông có địa hình đồng bằng, xen lẫn gò đồi nhỏ và thấp, có độ cao trung bình từ 25 - 30 m, phân bố dọc theo thung lũng sông thuộc các xã Bá Xuyên, xã Tân Quang và các phường Lương Châu, Thắng Lợi, Cải Đan, Phố Cò, Bách Quang.

Khu vực phía Tây có địa hình chủ yếu là gò đồi và núi thấp với độ cao 80 - 100 m; một số đồi cao khoảng 150 m và núi thấp trên 300 m, phân bố dọc theo ranh giới phía Tây thành phố trên địa phận các xã Bình Sơn và Vinh Sơn (UBND Thành phố Sông Công, 2020).

c. Khí hậu

Thành phố Sông Công nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 220C; nhiệt độ cao nhất vào các tháng 7, tháng 8, trung bình khoảng 380C; thấp nhất là tháng 1, trung bình khoảng từ 150C - 160C. Thời tiết trong

năm có hai mùa rõ rệt: Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, thường có gió Đông Nam thổi về, mang theo hơi nước từ biển Đông vào, gây ra những trận mưa lớn. Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, thường có gió mùa Đông Bắc tràn xuống, nhiệt độ hạ thấp, tiết trời giá rét (UBND Thành phố Sông Công, 2020).

d. Thủy văn

Chảy qua địa bàn thành phố theo hướng Bắc - Nam là dòng sông Công. Sông Công là con sông chính chảy qua địa bàn thành phố là một trong 3 phụ lưu của sông Cầu, bắt nguồn từ một số hợp lưu nhỏ ở thượng nguồn khu vực miền núi phía Đông tỉnh Tuyên Quang, phía Bắc huyện Định Hóa. Sông Công chảy qua thành phố có chiều dài 14,8 km. Dòng sông Công được chặn lại tại huyện Đại Từ, tạo nên một hồ Núi Cốc nhân tạo rộng lớn. Đây là nguồn cung cấp nước chính cho sản xuất công, nông nghiệp và nước sinh hoạt của thành phố Sông Công. Sông Công - hồ Núi Cốc là công trình thuỷ lợi lớn có ý nghĩa trong phát triển kinh tế nông nghiệp, bảo vệ môi sinh, tạo thắng cảnh nổi tiếng trong địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Ngoài ra, trên địa bàn thành phố, hệ thống sông Công còn có 7 suối lớn đổ vào: Phía Tây có 2 suối lớn chảy qua địa phận các xã Bá Xuyên và Cải Đan; phía Đông có 5 suối chảy qua địa phận các xã Bá Xuyên, Cải Đan, các phường Lương Châu và Thắng Lợi (UBND Thành phố Sông Công, 2020).

e. Tài nguyên nước

Nguồn nước mặt của thành phố Sông Công chủ yếu từ Sông Công dài 95km, bắt nguồn từ huyện Định Hoá, qua huyện Đại Từ, thành phố Sông Công, huyện Phổ Yên, rồi nhập vào sông Cầu tại khu vực Đa Phúc. Sông Công chảy qua thành phố theo hướng Bắc - Nam với tổng chiều dài là 14,8 km.

f. Tài nguyên khoáng sản

Trên địa bàn thành phố không có các khoáng sản trữ lượng lớn như một số nơi khác trong tỉnh, chỉ có các loại đá xây dựng, đá phiến sét, đất giàu sét có độ kết vón lớn (trên 30%), các bãi cát sỏi ở dọc sông Công, có thể khai thác với quy mô nhỏ.

2.1.2. Điu kin kinh tế - xã hi

2.1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế

Thành phố đã có 17 dự án đầu tư với tổng mức đầu tư đăng ký khoảng 3.000 tỷ đồng, trong đó có các dự án có mức đầu tư lớn: Khu công nghiệp Sông Công 1; Sông Công 2; khu liên hiệp xử lý rác, Công ty Cổ phần khoáng sản và luyện kim

Trung Thành; Fuji Việt Nam; doanh nghiệp tư nhân Trần Nhật Linh; Công ty TNHH sản xuất kinh doanh Trường Tín. Mục tiêu trong nhiệm kỳ này thu hút hơn 6.000 tỷ, như vậy đến nay đã đạt 50%.

Giai đoạn 2018-2020, kế hoạch thu hút 23 dự án với tổng mức đầu tư là 10.000 tỷ đồng bao gồm công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp trong đó một số dự án đã sẵn sàng đi vào thực hiện và một số đang còn chờ tỉnh phê duyệt (UBND Thành

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 34)