III. Kiến nghị của Bộ Giao thông vận tả
36tai và tìm kiếm cứu nạn vùng hạ du xong thì các cơ quan này mới tiếp tục thông
tai và tìm kiếm cứu nạn vùng hạ du xong thì các cơ quan này mới tiếp tục thông báo đến người dân; phạm vi cảnh báo bằng còi cũng hạn chế do các đập thủy điện nơi lắp đặt còi thường bị núi che chắn...
Hai là về vận hành phát điện
Do đa số các công trình thủy điện có lưu lượng phát điện nhỏ hơn rất nhiều so với lưu lượng xả lũ và mức độ làm tăng mực nước hạ du nhỏ nên từ năm 2017 trở về trước, phát luật về quản lý an toàn đập thủy điện không quy định về thông báo, cảnh báo trước khi vận hành phát điện.
Tuy nhiên, từ năm 2014 đến năm 2017, đã xảy ra một số vụ tai nạn đối với người dân vùng hạ du liên quan đến vận hành phát điện (năm 2014 khi đưa nhà máy thủy điện Huội Quảng tỉnh Lai Châu vào vận hành làm trôi 07 người, trong đó chết 01 người; năm 2015 khi đưa nhà máy thủy điện Sông Ba Hạ tỉnh Phú Yên vào vận hành làm chết 04 người; năm 2017 khi đưa nhà máy thủy điện Đrây H’linh tỉnh Đăk Lăk vào vận hành làm chết 02 người…) và do nhận thấy ở một số nơi, người dân vùng hạ du nhận thông báo, cảnh báo về xả lũ không kịp thời nên không có đủ thời gian để ứng phó nên khi thẩm định, phê duyệt/phê duyệt lại QTVH hồ chứa thủy điện thuộc thẩm quyền, Bộ Công Thương đã yêu cầu các chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện phối hợp với chính quyền và Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các địa phương khảo sát để thống nhất việc lắp đặt bổ sung hệ thống cảnh báo (chủ yếu bằng loa) trực tiếp để bảo đảm an toàn cho người dân vùng hạ du khi vận hành xả lũ và vận hành phát điện. Quy định này đã được Bộ Công Thương luật hóa tại Điều 10 Thông tư số 09/2019/TT-BCT ngày 08 tháng 7 năm 2019 của Bộ Công Thương quy định về quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy điện.
Đánh giá chung về việc vận hành hồ chứa thủy điện bảo đảm an toàn cho vùng hạ du
Qua công tác quản lý, Bộ Công Thương đánh giá, các chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện đã thực hiện đúng, đầy đủ trách nhiệm của chủ sở hữu trong công tác vận hành xả lũ, vận hành phát điện bảo đảm an toàn cho vùng hạ du.
Tuy nhiên, trong mùa lũ 2018-2019 vẫn còn chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện Sử Pán 1 tỉnh Lào Cai vận hành xả lũ gây thiệt hại cho người dân vùng hạ du, nguyên nhân chủ yếu do xuất hiện lũ đặc biệt lớn làm mực nước hồ chứa dâng nhanh, có nguy cơ gây mất an toàn đập nên Công ty Cổ phần Công nghiệp Việt Long đã thực hiện vận hành xả lũ khẩn cấp hồ chứa thủy điện Sử Pán 1 nhưng trong quá trình vận hành xả lũ, Công ty Cổ phần Công nghiệp Việt Long chưa thông báo, cảnh báo cho các cơ quan chức năng và nhân dân vùng hạ du theo quy định làm việc ứng phó lũ lụt tại vùng hạ lưu (thôn La Ve, thôn Bản dền, xã Bản Hồ, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai) không kịp thời.
Thứ hai: Về dự trữ hàng hóa
Hàng năm, Bộ Công Thương chỉ đạo Sở Công Thương các tỉnh, thành phố chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị ngành công thương trên địa bàn lập kế hoạch dự trữ, phương án cung cấp hàng hóa, vật tư thiết yếu đảm bảo cung ứng đủ, kịp