- Ban hành Kế hoạch phòng, chống thiên tai và TKCN của tỉnh; Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và TKCN; Xây dựng kế
6. Một số đề xuất, kiến nghị
68UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
BAN CHỈ HUY PCTT VÀ TKCN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Thừa Thiên Huế, ngày tháng 5 năm 2020
BÁO CÁO THAM LUẬN
Kết quả thực hiện triển khai xây dựng tỉnh điển hình về phòng chống thiên tai
Tỉnh Thừa Thiên Huế là một trong những tỉnh thường xuyên bị ảnh hưởng nặng bởi thiên tai. Trong những năm qua, công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại tỉnh đã có những bước phát triển đáng kể, chuyển từ bị động ứng phó sang chủ động phòng ngừa, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả, địa phương đã thực hiện tốt “phương châm 4 tại chỗ” và đã phát huy thêm phương châm thứ năm đó là “tự quản tại chỗ” trong công tác phòng chống thiên tai, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội ngày càng bền vững.
Phát huy những thành quả đạt được, thực hiện sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai, UBND tỉnh đã chỉ đạo Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh, huyện Nam Đông, huyện Quảng Điền, thị trấn Khe Tre và xã Quảng Thọ xây dựng các mô hình điển hình Văn phòng thường trực cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã trong công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn để nhân rộng cho các địa phương trên địa bàn tỉnh. Với sự quyết tâm của tỉnh và sự hỗ trợ của Tổng cục Phòng chống thiên tai, năm 2019, tỉnh Thừa Thiên Huế đã được Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai tổ chức công bố quyết định công nhận hoàn thành kế hoạch xây dựng tỉnh điển hình về phòng chống thiên tai cho Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tại 03 cấp (tỉnh, 02 huyện và 02 xã) theo Quyết định số 15/QĐ-TWPCTT ngày 22/11/2019 của Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai.
Đạt được kết quả nêu trên, ngoài hỗ trợ của Trung ương tỉnh đã chỉ đạo lồng ghép, huy động mọi nguồn lực, các dự án, đề án như: chương trình Nông thôn mới, đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chương trình giảm nghèo bền vững, chương trình quốc gia thích ứng biến đổi khí hậu, chương trình di dân vùng sạt lở, lũ quét thực hiện các nội dung tỉnh điển hình về phòng chống chiên tai. Tích hợp sử dụng, kết nối các hạ tầng hệ thống đô thị thông minh, hệ thống thông tin địa lý GIS Huế, ứng dụng phản ảnh trực tuyến Hue-S góp phần nâng cao năng lực phòng chống thiên tai.
Ngoài ra, trong các năm qua được sự chung tay hỗ trợ của các tổ chức quốc tế như: Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ, JICA, KOICA, Luxembourg, Cộng
69 hòa liên bang Đức, Cộng hòa Pháp, WB, ADB, UNDP, DWF, Hội Chữ thập đỏ, hòa liên bang Đức, Cộng hòa Pháp, WB, ADB, UNDP, DWF, Hội Chữ thập đỏ, Trăng Lưỡi liềm đỏ, Quỹ cộng đồng phòng tránh thiên tai và các tổ chức cá nhân khác đã hỗ trợ các chương trình, dự án phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả, tái thiết sau thiên tai, thích ứng biến đổi khí hậu, xây dựng năng lực và các công trình phòng chống thiên tai.
Thưa Quý vị đại biểu!
Nội dung xây dựng tỉnh điển hình về phòng chống thiên tai là nội dung mới, chưa có tiền lệ và chưa có khung pháp lý quy định, để triển khai nội dung này, trong các năm 2018, 2019 Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai, UBND tỉnh đã có nhiều văn bản chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn việc triển khai, vận dụng áp dụng tương tự như tiêu chí Chương trình xây dựng Nông thôn mới 3.2. “đảm bảo đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu dân sinh và theo quy định về phòng chống thiên tai tại chỗ để xây dựng mô hình.
Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh đã cụ thể hóa các chủ trương bằng văn bản hướng dẫn các nội dung triển khai xây dựng huyện, xã điển hình về phòng chống thiên tai.
Lựa chọn 2 địa phương là huyện Quảng Điền và huyện Nam Đông (huyện đang xây dựng Nông thôn mới); các huyện, thị xã và thành phố Huế còn lại, mỗi địa phương chọn 02 xã/phường/thị trấn để triển khai thực hiện thí điểm cấp xã điển hình về phòng chống thiên tai; chỉ đạo các địa phương được lựa chọn xây dựng mô hình điểm triển khai rà soát, bố trí cán bộ phụ trách công tác phòng chống thiên tai, bố trí kinh phí mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác chỉ đạo điều hành, ứng phó thiên tai.
Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh đã phối hợp với Chi cục Phòng chống thiên tai Miền trung và Tây nguyên, Viện nghiên cứu thiên tai và môi trường triển khai hướng dẫn, đào tạo áp dụng thí điểm “Mẫu hướng dẫn lập Kế hoạch phòng chống thiên tai cấp huyện, tỉnh” cho các huyện, thị xã và các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh; tập huấn xây dựng Đội xung kích phòng chống thiên tai cấp xã.
Công tác tổ chức về PCTT và TKCN: UBND tỉnh đã có văn bản chỉ đạo
rà soát, bố trí cán bộ phụ trách công tác phòng chống thiên tai các cấp; bố trí trang thiết bị phục công tác chỉ đạo điều hành, ứng phó thiên tai, cụ thể:
Cấp tỉnh: Cấp tỉnh giao Chi cục Thủy lợi trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, là đơn vị trực tiếp tham mưu quản lý nhà nước về thủy lợi, đê điều, kiêm nhiệm công tác phòng, chống thiên tai trên địa bàn toàn tỉnh.
Để tăng cường năng lực cho công tác Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, UBND tỉnh đã bố trí 05 vị trí viên chức tại Văn phòng Ban Chỉ huy