III. Kiến nghị của Bộ Giao thông vận tả
38 Chỉ đạo Sở Công Thương các tỉnh vận động, phối hợp với các doanh
- Chỉ đạo Sở Công Thương các tỉnh vận động, phối hợp với các doanh nghiệp trên địa bàn tích cực tham gia dự trữ hàng hóa, bảo đảm đủ về số lượng và chất lượng.
- Xây dựng phương án cung ứng hàng hóa dự trữ khi có yêu cầu, đặc biệt quan tâm đến những khu vực dễ bị chia cắt do lũ, sạt lở đất.
Thứ tư: Khó khăn, vướng mắc
Một là về quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy điện
Việc quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy điện hiện đang thực hiện theo quy định tại Nghị định số 114/2018/NĐ-CP, Thông tư số 09/2019/TT-BCT và quá trình triển khai thực hiện gặp một số khó khăn, vướng mắc sau:
- Về xác định vùng hạ du: Khoản 9 Điều 2 Nghị định số 114/2018/NĐ-CP quy định vùng hạ du đập là vùng bị ngập lụt khi hồ xả nước theo quy trình; xả lũ trong tình huống khẩn cấp hoặc vỡ đập, quy định này chồng chéo (vùng ngập lụt khi xả lũ khẩn cấp có thể trùm lên vùng ngập lụt khi xả lũ theo QTVH) và không xác định được đối với trường hợp các hồ bậc thang và hồ chứa xây dựng gần nơi hợp lưu với sông/suối khác.
- Phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du trong giai đoạn xây dựng theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 114/2018/NĐ-CP; phương án ứng phó thiên tai trong giai đoạn vận hành, khai thác và phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp theo quy định tại Điều 25 Nghị định số 114/2018/NĐ-CP chồng chéo nhau về nội dung.
- Về xây dựng phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp: Theo quy định tại Điều 26 Nghị định số 114/2018/NĐ-CP, chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện có trách nhiệm xây dựng phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp và việc xây dựng phương án này phải có bản đồ ngập lụt vùng hạ du theo quy định tại Điều 27 Nghị định 114/2018/NĐ-CP nhưng hiện nay có một số trường hợp chưa phân định được trách nhiệm xây dựng bản đồ ngập lụt vùng hạ du do chưa xác định được vùng hạ du.
- Hiện chưa có quy định về xác định ranh giới, trách nhiệm quản lý hành lang thoát lũ... nên ở một số nơi, nhân dân đã xây dựng công trình, sản xuất nông nghiệp trong hành lang thoát lũ, việc này gây khó khăn cho công tác vận hành hồ chứa và bảo đảm an toàn cho vùng hạ du.
Hai là về dự trữ hàng hóa
Trước kia các doanh nghiệp tham gia dự trữ hàng hóa là doanh nghiệp nhà nước nên Sở Công Thương các tỉnh, thành phố có thể chỉ đạo các doanh nghiệp này dự trữ hàng hóa; hiện nay hầu hết các doanh nghiệp này đã được cổ phần hóa nên Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố không thể chỉ đạo mà chỉ vận động nên không thể ràng buộc trách nhiệm của các doanh nghiệp tham gia dự trữ hàng hóa.
Ba là về tổ chức bộ máy làm công tác PCTT: Tất cả người làm công tác PCTT tại Bộ Công Thương và các đơn vị thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương là làm kiêm nhiệm và chưa được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về PCTT,