Bài học kinh nghiệm ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh Bến Tre mùa khô năm 2019-

Một phần của tài liệu 1._Cac_bao_cao_tai_Hoi_nghi_tong_ket_PCTT_2020.signed (Trang 73 - 74)

- Ban hành Kế hoạch phòng, chống thiên tai và TKCN của tỉnh; Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và TKCN; Xây dựng kế

Bài học kinh nghiệm ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh Bến Tre mùa khô năm 2019-

trên địa bàn tỉnh Bến Tre mùa khô năm 2019-2020

Bến Tre là một tỉnh ven biển, nằm ở phía Đông-Đông Nam Đồng bằng sông Cửu Long, giữa hạ lưu các sông: Tiền Giang, Ba Lai, Hàm Luông và Cổ Chiên, với diện tích tự nhiên khoảng 236.020 ha; phía Bắc giáp tỉnh Tiền Giang, có ranh giới chung là sông Tiền Giang, phía Tây và Nam giáp tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh, có ranh giới chung là sông Cổ Chiên, phía Đông giáp biển Đông với chiều dài bờ biển khoảng 65 km. Với sự bao bọc, bồi đắp phù sa từ bốn con sông lớn, đã hình thành cho Bến Tre với một địa hình bao gồm ba cù lao: cù lao An Hóa, cù lao Bảo và cù lao Minh. Với đặc điểm địa hình đó, Bến Tre là vùng đất phù sa màu mở, nơi trồng cây ăn trái trù phú, đa dạng nhất của Đồng bằng sông Cữu Long nhưng lại thường xuyên phải đối mặt với nguy cơ xâm nhập mặn ngày càng nhiều hơn, sâu hơn và dài ngày hơn trong tác động của biến đổi khí hậu ngày càng mạnh mẽ, nhất là vào thời điểm mùa khô hàng năm, từ tháng 11 năm trước đến tháng 6 năm sau. Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu ngày càng rõ nét, đã thực sự tác động đến nhiều mặt của đời sống người dân, gây ra những hiện tượng thời tiết bất thường, các loại hình thiên tai mang tính cực đoan xảy ra ngày càng nhiều hơn, gây thiệt hại về người, tài sản và tác động rất lớn đến nền kinh tế.

Cụ thể như đợt hạn mặn khốc liệt vào mùa khô năm 2015-2016 với độ mặn xâm nhập sâu, ở mức rất cao và duy trì trong thời gian dài gây khan hiếm nguồn nước ngọt phục vụ sinh hoạt, sản xuất của người dân, ước tính thiệt hại về kinh tế của riêng ngành nông nghiệp đã lên đến gần 1.800 tỷ đồng. Đến mùa khô năm 2019-2020 hiện nay, như vậy chỉ sau gần 3 năm tỉnh Bến Tre lại tiếp tục phải trãi qua đợt hạn mặn còn gay gắt, khốc liệt hơn rất nhiều so với đợt mặn mùa khô năm 2015-2016. Ngay từ giữa tháng 11/2019 mặn đã bắt đầu xâm nhập vào các cửa sông chính đến đầu tháng 12/2019 mặn xâm nhập nhanh và rất sâu, độ mặn 2o/oo hầu như bao phủ toàn tỉnh Bến Tre. So với trung bình nhiều năm, mặn xâm nhập sớm hơn từ 2-3 tháng (tùy vị trí trên các sông). So với mùa khô năm 2015-2016, độ mặn cao nhất các trạm cao hơn từ 1- 7 o/oo. Độ mặn 4 o/oo xâm nhập mặn sâu hơn so với năm 2016 từ 10 – 25 km trên các sông chính. Độ mặn cao và duy trì từ tháng 12/2019 làm cho nguồn nước trên sông Hàm Luông và Cửa Đại không có nước ngọt, riêng trên sông Cổ Chiên có xuất hiện những đợt nước ngọt từ tháng 3 đến nay có thể phục vụ sinh hoạt và sản xuất của người dân (chủ yếu các xã ven

74 sông thuộc huyện Chợ Lách và Mỏ Cày Bắc). Cụ thể độ mặn cao nhất đo được tại sông thuộc huyện Chợ Lách và Mỏ Cày Bắc). Cụ thể độ mặn cao nhất đo được tại các trạm như sau:

Một phần của tài liệu 1._Cac_bao_cao_tai_Hoi_nghi_tong_ket_PCTT_2020.signed (Trang 73 - 74)