Chương trình chống hạn và xâm nhập mặn vùng Nam Trung Bộ và Tây Nam Bộ: Với số vốn bố trí là 5.000 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu 1._Cac_bao_cao_tai_Hoi_nghi_tong_ket_PCTT_2020.signed (Trang 41 - 42)

Tây Nam Bộ: Với số vốn bố trí là 5.000 tỷ đồng.

- Vốn Trái phiếu chính phủ đầu tư các dự án thủy lợi do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý: Với số vốn bố trí là 36.800 tỷ đồng.

- Các dự án sử dụng nguồn vốn ODA do Bộ Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn quản lý: Với tổng nguồn vốn được bố trí là 35.823 tỷ đồng, trong đó khoảng 80% số vốn bố trí cho các dự án phòng, chống thiên tai tương đương khoảng 28.600 tỷ đồng.

- Các dự án sử dụng nguồn vốn dự phòng từ ngân sách trung ương hằng

năm nhằm khắc phục khẩn cấp hậu quả do thiên tai gây ra: Trung bình khoảng 4.000 tỷ đồng/năm, cả giai đoạn 2016-2020 khoảng 20.000 tỷ đồng.

2. Kết quả đạt được

Các dự án phòng, chống thiên tai được đầu tư trong giai đoạn 2016-2020 đã góp phần nâng cao năng lực, chủ động phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm tổn thất về người và tài sản của nhân dân và nhà nước; tạo điều kiện phát triển bền vững, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh và từng bước xây dựng cộng đồng, xã hội an toàn trước thiên tai, cụ thể như:

- Đối với lĩnh vực Thủy sản: Nhờ đầu tư vào cảng cá, bến cá, khu neo đậu, hạ tầng nuôi thủy sản, giống: công suất cảng cá tăng thêm khoảng 620 lượt tàu/ngày, công suất neo đậu tránh trú bão tăng thêm khoảng 3.700 tàu. Diện tích nuôi trồng thủy sản tập trung tăng thêm khoảng 8.820 ha; ngành thủy sản đạt tốc độ tăng trưởng cao liên tục, bình quân giai đoạn 2016-2020 là 6,8%/năm.

- Đối với lĩnh vực Lâm nghiệp: Diện tích rừng đặc dụng tăng thêm 100.000 ha; trồng rừng tập trung khoảng 1,1 triệu/ha, độ che phủ rừng dự kiến 2020 đạt 42%, góp phần lớn giảm thiệt hại kinh tế, xã hội phía hạ nguồn do mưa, lũ quét và sạt lở đất.

42 - Đối với lĩnh vực Thủy lợi: Đã củng cố, tu bổ khoảng 1.320 km đê sông, đê - Đối với lĩnh vực Thủy lợi: Đã củng cố, tu bổ khoảng 1.320 km đê sông, đê biển; Năng lực tích nước của các hồ tăng thêm khoảng 1,4 tỷ m3, năng lực tưới, tiêu năm 2016 là 151.000 ha, đến cuối năm 2019 tăng thêm khoảng 402.000 ha; kiểm soát mặn, giữ ngọt cho khoảng 1,1 triệu ha.

3. Về tồn tại, hạn chế:

- Đề xuất nhu cầu thực hiện dự án phòng, chống thiên tai vẫn còn dàn trải, chưa tập trung dẫn đến các dự án phải kéo dài quá thời gian quy định và gây áp lực cho kế hoạch đầu tư công giai đoạn sau.

- Một số hệ thống thủy lợi có thời gian thực hiện trên 10 năm chưa hoàn thành, chưa đồng bộ với hệ thống kênh dẫn, chưa phát huy được hiệu quả của công trình, như: Hệ thống thủy lợi Bắc Bến Tre (giai đoạn 1); Hệ thống thủy lợi Tà Pao; Hồ chứa nước Krông Pách Thượng; Công trình thủy lợi Ngàn Trươi - Cẩm Trang; Hồ Bản Mồng; Hệ thống thủy lợi Tân Mỹ.

- Suất đầu tư của các dự án xây dựng kè sạt lở bờ sông, bờ biển nhằm phòng chống thiên tai thường chênh lệch lớn, nhiều dự án không bố trí đủ vốn nên dở dang và chưa phát huy hiệu quả đầu tư. Tiêu chí đầu tư các dự án phòng chống thiên tai chưa có quy định cụ thể, định mức và tiêu chuẩn đầu tư các dự án phòng chống thiên tai hầu như chưa có dẫn đến suất đầu tư các dự án PCTT chênh lệch rất nhiều.

- Chưa có cơ chế huy động nguồn lực tư nhân đầu tư vào các công trình phòng chống thiên tai, hầu hết trông chờ vào ngân sách nhà nước. Trong khi, qua khảo sát cho thấy một số công trình phòng chống thiên tai do tư nhân thực hiện thường có chi phí thấp hơn so với công trình PCTT do nhà nước thực hiện.

- Quá trình thanh kiểm tra, giám sát việc đầu tư các dự án còn hạn chế, chưa đánh giá được đầy đủ về hiệu quả đầu tư đối với các dự án phòng, chống thiên tai được bố trí vốn từ ngân sách trung ương.

Một phần của tài liệu 1._Cac_bao_cao_tai_Hoi_nghi_tong_ket_PCTT_2020.signed (Trang 41 - 42)