- Ban hành Kế hoạch phòng, chống thiên tai và TKCN của tỉnh; Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và TKCN; Xây dựng kế
4. xuất kiến nghị:
- Năm 2019, VPTT BCH cấp tỉnh sau khi được Ban Chỉ đạo Trung ương hỗ trợ nâng cao năng lực đã đáp ứng được một phần trong công tác chỉ đạo điều hành và thu thập thông tin; Tuy vậy rất cần được tiếp tục đầu tư trang bị thêm các thiết bị quan trắc, đo đạc, cảnh báo thiên tai với các loại hình thiên tai và nhân rộng ra các tỉnh và các địa phương cấp huyện.
59 - Hệ thống đê điều Nam Định dài thường xuyên bị ảnh hưởng của thiên tai - Hệ thống đê điều Nam Định dài thường xuyên bị ảnh hưởng của thiên tai nhất là tuyên đê biển mới chống được bão cấp 9, 10 triều trung bình tần suất 5%; Trong các năm 2017-2018 hệ thống đê điều Nam định bị ảnh hưởng nghiêm trọng; trân trọng đề nghị Thủ tướng Chính phủ, các bộ ngành Trung ương:
- Đầu tư kinh phí để khắc phục các hư hỏng công trình, đảm bảo công tác phòng chống thiên tai năm 2020 và các năm tiếp theo:
+ Cải tạo nâng cấp các tuyến kè xung yếu: Kè Quy Phú, kè Vị Khê (tuyến đê hữu Hồng); Kè Quần Khu, kè Phượng Tường, kè Trực Bình, kè Trực Thanh (tuyến đê hữu Ninh); Đê kè Công đoàn - Đồng Hiệu đê tả sông Sò; Kè Cồn Tròn, kè Hải Thịnh II, Hải Thịnh III (đê biển Hải Hậu); Đê, kè Nghĩa Thắng- Nghĩa Hải đê biển Nghĩa Hưng.
+ Hoàn thiện nâng cấp mặt cắt đê thấp và thiếu trên tuyến đê sông và trên tuyến đê biển Giao Thủy, Hải Hậu Nghĩa Hưng;
+ Xây mới các cống cũ đã bị hư hỏng nặng: Cống Dương Độ, Quần Khu, Chi Tây, Phú Giáo, Cồn Năm, cống 1/5, Đá, Phú An, Sa Đê, Quần Khu, Kẹo, Thanh Khê, Múc 1, Trệ, Tây Biên, Thuần Hậu…
- Đầu tư nâng cấp làm mới 50 điếm, sửa chữa 28 điếm canh đê...
- Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho công tác quản lý đê; xây dựng và cải tạo trụ sở quản lý đê; bồi dưỡng nghiệp vụ; tăng cường năng lực của lực lượng làm nhiệm vụ phòng chống thiên tai; bổ sung trang thiết bị, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo.
- Đào tạo, tập huấn và bổ sung trang thiết bị hoạt động cho lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã.
- Sớm ban hành hướng dẫn về tài chính cho Ban Chỉ đạo, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các cấp; có chế độ đặc thù cho cán bộ làm công tác phòng, chống thiên tai.
60 ỦY BAN NHÂN DÂN ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
BAN CHỈ HUY PCTT VÀ TKCN
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: /PCTT&TKCN Thanh Hoá, ngày tháng 5 năm 2020
BÁO CÁO THAM LUẬN
“Bài học kinh nghiệm trong ứng phó và khắc phục hậu quả lũ quét, sạt lở đất đầu tháng 8/2019”
Tỉnh Thanh Hóa nằm ở khu vực Bắc Trung Bộ, có cả ba vùng đồng bằng ven biển, trung du và miền núi, địa hình bị chia cắt mạnh. Toàn tỉnh có hệ thống sông ngòi, hồ đập, bờ biển rất lớn, với 102 km bờ biển, 1.008 km đê sông, đê biển; 610 hồ chứa và 1.023 đập dâng. Hầu như không có năm nào Thanh Hóa không phải chịu ảnh hưởng của thiên tai như bão lụt, hạn hán, lốc, xâm nhập mặn, lũ quét, sạt lở đất,... Thiệt hại do thiên tai gây ra đối với Thanh Hóa là hết sức nặng nề, không những thiệt hại về người, tài sản, môi trường sinh thái mà còn tác động sâu sắc tới sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Năm 2019 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã xảy ra và chịu ảnh hưởng của 11 trận thiên tai làm 19 người chết; 2 người mất tích; 9 người bị thương; 1.870 nhà bị thiệt hại; 4.148 nhà bị ngập; 122 hộ phải di dời khẩn cấp,... và nhiều tài sản khác, ước tính giá trị thiệt hại khoảng 1.403 tỷ đồng. Trong đó, đợt mưa lũ do bão số 3 gây hậu quả nặng nề nhất về người và tài sản với giá trị thiệt hại khoảng 924 tỷ đồng; đặc biệt khu vực miền núi (Quan Sơn, Quan Hóa, Mường Lát, Cẩm Thủy) đã xảy ra lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt; riêng huyện Quan Sơn đã xảy ra lũ quét, sạt lở đất nghiêm trọng nhất trong nhiều năm trở lại đây.
Là một tỉnh thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai nên Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân tỉnh Thanh Hóa luôn xác định công tác phòng chống thiên tai nói chung, phòng chống lũ quét, sạt lở đất nói riêng là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên và liên tục; có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho người, tài sản của nhà nước và nhân dân. Hàng năm Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và TKCN tỉnh đã chỉ đạo quyết liệt các cấp, các ngành tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, chu đáo công tác chuẩn bị phòng chống lũ quét, sạt lở đất theo phương châm “4 tại chỗ”. Vì vậy, đã giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do lũ quét, sạt lở đất gây ra trong đợt mưa, lũ do ảnh hưởng của bão số 3.