- Ban hành Kế hoạch phòng, chống thiên tai và TKCN của tỉnh; Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và TKCN; Xây dựng kế
4. Đánh giá, nhận xét về công tác khắc phục hậu quả dolũ quét, sạt lở đất gây ra trong đợt mưa lũ do ảnh hưởng của bão số
đất gây ra trong đợt mưa lũ do ảnh hưởng của bão số 3
a) Những kết quả đã đạt được
Ngay sau thiên tai, được sự hỗ trợ kịp thời của Trung ương và các tổ chức, cá nhân, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và nhân dân, công tác khắc phục hậu quả dolũ quét, sạt lở đất gây ra được thực hiện khẩn trương và hiệu quả, sớm ổn định đời sống và khôi phục sản xuất cho nhân dân, đưa các hoạt động kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng an ninh trở lại bình thường. Kết quả đạt được là do đã thực hiện kịp thời và đồng bộ các công việc sau:
- Các cấp ủy đảng, chính quyền, các Sở, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, đặc biệt là cấp ủy, chính quyền các huyện bị thiệt hại đã xác định việc khắc phục hậu quả do lũ lụt gây ra là nhiệm vụ trọng tâm, đột xuất, cấp bách; tập trung cao nhất lãnh đạo, chỉ đạo điều hành triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp để sớm khắc phục thiệt hại do lũ lụt gây ra.
- Huy động được nhiều nguồn lực để kịp thời hỗ trợ, khắc phục hậu quả thiên tai từ Trung ương đến địa phương, sự đóng góp, hỗ trợ của các tổ chức, các nhà hảo tâm và cộng đồng dân cư.
- Việc tổ chức khôi phục, tái thiết sau thiên tai được tổ chức nhanh chóng, kịp thời và đã thực hiện nghiêm túc theo chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh, không để người dân bị đói, khát, trong đó tập trung: Tìm kiếm người mất tích, hỗ trợ gia đình có người chết, bị thương; tổ chức hỗ trợ nước uống, lương thực, chăn màn và các nhu yếu phẩm thiết yếu; khắc phục về nhà ở; sớm thông xe kỹ thuật trên tất cả các tuyến Quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường thôn, bản; khắc phục cơ sở hạ tầng thiết yếu,…
- Chế độ thông tin, báo cáo tình hình khắc phục hậu quả mưa, lũ được thực hiện kịp thời, nghiêm túc, đúng quy định.
b) Những khó khăn, tồn tại
- Do hậu quả lũ quét, sạt lở đất gây ra quá lớn, trong khi nguồn lực hỗ trợ của Trung ương và địa phương còn hạn chế, chưa đáp ứng được so với nhu cầu, còn nhiều cơ sở hạ tầng thiết yếu cần được sửa chữa, tu bổ, nâng cấp để đảm bảo an toàn và ổn định lâu dài.
- Quá trình khắc phục, bảo đảm giao thông bước 1 gặp nhiều khó khăn do địa hình miền núi phức tạp, điều kiện thời tiết không thuận lợi, nguồn nhiên liệu như
66 xăng, dầu khan hiếm, mặt bằng đổ thải hạn chế trong khi khối lượng sạt lở, hư xăng, dầu khan hiếm, mặt bằng đổ thải hạn chế trong khi khối lượng sạt lở, hư hỏng công trình đường bộ lớn, đòi hỏi giải pháp kỹ thuật phức tạp.
- Các chính sách hỗ trợ, khôi phục sau thiên tai hiện nay (Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh; Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội) còn nhiều bất cập, mức hỗ trợ thấp, các đối tượng được hỗ trợ còn ít, quy trình xử lý hỗ trợ còn kéo dài.