- Ban hành Kế hoạch phòng, chống thiên tai và TKCN của tỉnh; Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và TKCN; Xây dựng kế
3. Các giải pháp xử lý sạt lở, sụp lún đã và đang thực hiện
83chế tốc độ, tải trọng, rào chắn, đèn chiếu sáng vào ban đêm, tại các vị trí, đoạn
chế tốc độ, tải trọng, rào chắn, đèn chiếu sáng vào ban đêm,... tại các vị trí, đoạn tuyến bị sạt lở, sụp lún, rạn nứt và có dấu hiệu, nguy cơ sạt lở, sụp lún; tổ chức di dời dân cư ra khỏi khu vực xảy ra sạt lở, sụp lún, các khu vực có nguy cơ cao xảy ra sạt lở, sụp lún để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho người dân; đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, tuần tra nhằm sớm phát hiện các vị trí, đoạn tuyến có nguy cơ sụp lún để triển khai kịp thời các biện pháp xử lý.
- Phối hợp với các nhà khoa học đầu ngành, các viện, trường, các cơ quan chuyên môn Trung ương đánh giá thực trạng tác động do hạn hán trên địa bàn tỉnh nói chung và tình hình sụp lún đất nói riêng nhằm xác định nguyên nhân và đề ra giải pháp ứng phó phù hợp, hiệu quả để thực hiện.
- Triển khai kịp thời các giải pháp khẩn cấp để xử lý ngay từ đầu nhằm đảm bảo giữ ổn định, an toàn đê và tùy theo tình hình sạt lở, sụt lún thực tế để quyết định các giải pháp công trình kiên cố mang tính lâu dài. Cụ thể công tác xử lý đã qua đối với một số sự cố điển hình như:
+ Sự cố sạt lở đê biển Tây xảy ra ngày vào 03/8/2019: Do triều cường, nước dâng kết hợp với mưa dông, sóng lớn đã làm cho nước biển tràn qua toàn tuyến đê biển Tây từ 0,3 - 0,4m, gây sạt lở đặc biệt nguy hiểm cho tuyến đê biển Tây, với chiều dài 2.100m (trong đó, 356m có nguy cơ vỡ đê) và sạt lở nguy hiểm với chiều dài 5.447m; những đoạn sạt lở này có thể gây vỡ đê biển Tây bất cứ lúc nào và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khoảng 26.160 hộ dân sinh sống ven biển và 128.900ha đất sản xuất nông nghiệp. Trước tình hình cấp bách như trên, ngay từ chiều ngày 03/8/2019, Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh đã chỉ đạo các ngành chức năng, Thành viên Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh phối hợp cùng với chính quyền địa phương huy động khoảng 200 lực lượng, 01 xe cuốc, các dụng cụ, vật tư hộ đê theo phương châm 04 tại chỗ, triển khai ngay các biện pháp hộ đê khẩn cấp để bảo vệ đê và túc trực ngày đêm tại hiện trường. Đến ngày 04/8/2019, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh đã tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 1278/QĐ-UBND về việc tình huống khẩn cấp sạt lở đê biển Tây tỉnh Cà Mau. Trên cơ sở đó, tỉnh đã huy động mọi nguồn lực cho công tác hộ đê khẩn cấp. Nồng cốt về lực lượng hộ đê là các lực lượng quản lý đê, các đội xung kích cấp xã, dân quân tự vệ, bộ đội địa phương,… Các lực lượng này luôn duy trì đủ số lượng tham gia hộ đê. Sau khi đảm bảo đê được an toàn, tỉnh tiếp tục chỉ đạo duy trì một lực lượng thích hợp tiếp tục túc trực, theo dõi hiện trường đề phòng trường hợp có diễn biến xấu.