Đánh giá hiệu quả công tác phòng chống, ứng phó xâm nhập mặn trong thời gian qua

Một phần của tài liệu 1._Cac_bao_cao_tai_Hoi_nghi_tong_ket_PCTT_2020.signed (Trang 76 - 77)

- Ban hành Kế hoạch phòng, chống thiên tai và TKCN của tỉnh; Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và TKCN; Xây dựng kế

3. Đánh giá hiệu quả công tác phòng chống, ứng phó xâm nhập mặn trong thời gian qua

thời gian qua

Về công tác dự báo xâm nhập mặn của các cơ quan chuyên môn ngành khí tượng, thủy văn; các cơ quan thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tình hình xâm nhập mặn mùa khô năm 2019-2020 là rất kịp thời, giúp tỉnh Bến Tre có sự chuẩn bị các phương án phòng chống, ứng phó ngay từ tháng 8/2019.

Tỉnh Bến Tre đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai, các Bộ, Ngành Trung ương trong công tác chỉ đạo phòng chống, ứng phó xâm nhập mặn mùa khô năm 2019-2020. Trong đó: tháng 01/2020, Phó Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì tổ chức Hội nghị công tác phòng, chống hạn mặn khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tại tỉnh; đến tháng 3/2020, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục tổ chức đoàn kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng chống, ứng phó xâm nhập mặn của tại tỉnh; Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục Phòng, chống thiên tai đã quan tâm hỗ trợ, kêu gọi, vận động nhiều tổ chức Quốc tế hỗ trợ tỉnh trong thời gian qua. Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ đã hỗ trợ 70 tỷ đồng theo Quyết định số 504/QĐ-TTg ngày 10/4/2020 về hỗ trợ kinh phí phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Công tác thông tin, tuyên truyền phòng chống hạn mặn phát huy hiệu quả tốt, người dân đã tích cực, chủ động hơn trong việc chuẩn bị ứng phó hạn mặn ngay từ đầu mùa khô góp phần giảm đáng kể thiệt hại do xâm nhập mặn gây ra: tích cực trữ nước mưa, nước ngọt ngay từ giữa năm 2019; chủ động đắp đập tạm, bờ bao ngăn mặn cục bộ để bảo vệ sản xuất của hộ gia đình; có ý thức trong việc đo kiểm tra độ mặn trước khi lấy nước tưới cho cây trồng; sử dụng phương tiện (xà lan, ghe, xe,...) để vận chuyển nước ngọt phục vụ sinh hoạt, sản xuất; các thông tin về phòng chống hạn mặn được chia sẽ hết sức rộng rãi trong cộng đồng chủ yếu qua các trang mạng xã hội;…

Các công trình tạm ngăn mặn, giữ ngọt được tỉnh triển khai thực hiện đã phát huy hiệu quả, nhưng do tình hình xâm nhập mặn trên các sông chính trong tỉnh từ đầu mùa khô năm 2019-2020 diễn biến hết sức gay gắt, khốc liệt, mặn xâm nhập rất nhanh, ở mức sâu và xuất hiện sớm hơn khoảng 02 tháng. Độ mặn trên các sông chính duy trì ở mức rất cao trong thời gian dài (gần 4 tháng) dẫn đến không có nguồn nước ngọt bổ sung và làm gia tăng độ mặn bên trong một số công trình. Tuy nhiên, nếu không triển khai đưa vào vận hành các công trình tạm nêu trên thì nguồn nước sinh hoạt khu vực Thành phố Bến Tre và một số khu vực lân cận độ mặn có khả sẽ rất cao trên 10 0/00.

Việc bố trí lịch thời vụ phù hợp và kịp thời trong công tác tuyên truyền, vận động người dân không sản xuất lúa vụ Đông Xuân 2019-2020 (vụ 3) nên diện tích bị ảnh hưởng đã giảm đáng kể so với mùa khô năm 2015-2016.

Nhờ thực hiện tốt công tác vận động, kêu gọi sự hỗ trợ trong và ngoài tỉnh để cung cấp nước uống, nước ngọt, dụng cụ chứa nước, thiết bị lọc nước,... Trong

77 thời gian qua, tỉnh Bến Tre đã được sự hỗ trợ tích cực của trên 1.000 tổ chức, cá thời gian qua, tỉnh Bến Tre đã được sự hỗ trợ tích cực của trên 1.000 tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, bao gồm: trên 10 tỷ đồng tiền mặt; 22.822 bồn chứa nước các loại từ 300 lít trở lên; gần 25.216 can nhựa chứa nước loại 20-30 lít; 144.794 bình, thùng nước uống các loại; 732 hệ thống máy lọc nước mặn, nước sạch; 509 điểm cấp nước, cung cấp nước ngọt miễn phí tại các địa phương; đã tiếp nhận hàng trăm ngàn khối nước ngọt và cung cấp miễn phí cho người dân. Các nguồn lực sau khi tiếp nhận đã kịp thời chuyển đến người dân để giảm bớt khó khăn trong mùa hạn mặn.

Một phần của tài liệu 1._Cac_bao_cao_tai_Hoi_nghi_tong_ket_PCTT_2020.signed (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)