Nguyên nhân hình thành và bản chất của độc quyền nhà nước

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC LÊNIN (2022) (Trang 38 - 40)

- Khi xuất hiện phạm trù chi phí sản xuất thì giá trị hàng hóa c+ (v + m) sẽ

4.1.1.2. Nguyên nhân hình thành và bản chất của độc quyền nhà nước

4.1.1.2.1. Độc quyền nhà nước

Độc quyền nhà nước là kiểu độc quyền trong đó nhà nước nắm giữ vị thế độc

quyền trên cơ sở duy trì sức mạnh của các tổ chức độc quyền ở những lĩnh vực then chốt của nền kinh tế nhằm tạo ra sức mạnh vật chất cho sự ổn định chế độ chính trị - xã hội ứng với điều kiện phát triển nhất định trong các thời kỳ lịch sử.

Khi kinh tế thị trường phát triển đến mức độ nhất định, tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất được xã hội hóa ở mức độ cao thì độc quyền nhà nước trở thành phổ biến. Để duy trì sức mạnh của mình, các quốc gia tùy theo đặc điểm lịch sử cụ thể của mình, nhà nước luôn nắm giữ những vị thế độc quyền theo phạm vi nhất định với những mức độ khác nhau.

Độc quyền nhà nước trong chủ nghĩa tư bản được hình thành trên cơ sở cộng sinh giữa độc quyền tư nhân, độc quyền nhóm và sức mạnh kinh tế của nhà nước, sự chi phối của tầng lớp tư bản độc quyền đối với bộ máy nhà nước.

4.1.1.2.2. Nguyên nhân hình thành độc quyền nhà nước trong kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa

Đến giữa thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước trở thành một thực thể rõ ràng và là một đặc trưng của chủ nghĩa tư bản hiện đại. Nó thể hiện một trình độ phát triển mới của chủ nghĩa tư bản. Trong đó về mặt kinh tế, độc quyền phát triển lên một trình độ cao hơn - độc quyền nhà nước.

Độc quyền nhà nước trong chủ nghĩa tư bản ra đời do những nguyên nhân sau:

Một là, sự phát triển cao của lực lượng sản xuất dẫn đến quy mô của nền kinh tế

lớn, cơ cấu kinh tế đồ sộ, tính chất xã hội hoá cao, đòi hỏi phải có sự điều tiết xã hội, kế hoạch hoá từ một trung tâmđối với sản xuất và phân phối, điều đó vượt ra khỏi khả năng của các tổ chức độc quyền. Vì thế, các tổ chức độc quyền đã nắm lấy nhà nước, sử dụng chức năng xã hội của nhà nước để quản lý nền kinh tế. Như vậy, độc quyền nhà nước là một hình thức phát triển mới của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa để thích ứng với sự xã hội hóa cao của lực lượng sản xuất.

Hai là, sự phát triển của phân công lao động xã hội đã làm xuất hiện một số ngành

mà các tổ chức độc quyền tư nhân không thể hoặc không muốn đầu tư, vì vốn lớn, tốc độ thu hồi chậm, lợi nhuận ít thậm chí không có lợi nhuận, nhất là các ngành thuộc kết cấu hạ tầng. Nhưng những ngành này lại là cơ sở cho sự phát triển kinh tế, xã hội của chủ nghĩa tư bản, tạo môi trường kinh doanh ổn định cho tư bản độc quyền. Vì vậy, nhà nước phải đầu tư vào những ngành đó, tạo điều kiện cho tư bản độc quyền kinh doanh các ngành khác có lợi hơn.

Ba là, sự thống trị của độc quyền làm gia tăng sự phân hóa giàu nghèo, làm sâu

sắc thêm những mâu thuẫn giai cấp trong xã hội (mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với giai cấp công nhân và nhân dân lao động, mâu thuẫn trong nội bộ giai cấp tư sản). Để xoa dịu những mâu thuẫn đòi hỏi nhà nước phải can thiệp để đưa ra các chính sách điều tiết thu nhập, điều hoà mâu thuẫn.

Bốn là, cùng với xu thế quốc tế hoá đời sống kinh tế, sự bành trướng của các liên

minh độc quyền quốc tế vấp phải hàng rào quốc gia dân tộc và xung đột lợi ích với các đối thủ trên thị trường thế giới, đòi hỏi nhà nước phải can thiệp, điều tiết các quan hệ chính trị, kinh tế thế giới.

Ngoài ra, việc thi hành chính sách thực dân mới và tác động của cuộc cách mạng

khoa học công nghệ hiện đại cũng đòi hỏi phải có sự can thiệp của nhà nước vào đời sống kinh tế.

4.1.1.2.3. Bản chất của độc quyền nhà nước trong chủ nghĩa tư bản

Độc quyền nhà nước trong chủ nghĩa tư bản là sự kết hợp sức mạnh của các tổ chức độc quyền tư nhân với sức mạnh của nhà nước tư sản thành một thiết chế và thể chế thống nhất nhằm điều tiết nền kinh tế từ một trung tâm.

Trong đó, nhà nước tư sản bị phụ thuộc vào các tổ chức độc quyền và can thiệp vào các quá trình kinh tế nhằm bảo vệ lợi ích của các tổ chức độc quyền, duy trì sự phát triển của chủ nghĩa tư bản. Độc quyền nhà nước trong chủ nghĩa tư bản đã biến nhà nước thành một tập thể tư bản khổng lồ, nhà nước cũng là chủ sở hữu những doanh nghiệp, là nhà tư bản tập thể.

Bất cứ nhà nước nào cũng có vai trò kinh tế nhất định đối với xã hội mà nó quản lý. Tuy nhiên, trước độc quyền nhà nước, nhà nước chỉ có vai trò kinh tế gián tiếp, can thiệp vào nền sản xuất xã hội bằng thuế và luật pháp. Đến độc quyền nhà nước thì nhà nước đã can thiệp trực tiếp vào sản xuất xã hội, như tổ chức và quản lý các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước, điều tiết nền kinh tế bằng các đòn bẩy kinh tế, can thiệp vào tất cả các khâu của quá trình tái sản xuất xã hội.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC LÊNIN (2022) (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w