Hội nhập kinh tế quốc tế của một quốc gia là quá trình quốc gia đó thực hiện gắn kết nền kinh tế của mình với nền kinh tế thế giới dựa trên sự chia sẻ lợi ích, đồng thờ

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC LÊNIN (2022) (Trang 77 - 79)

kết nền kinh tế của mình với nền kinh tế thế giới dựa trên sự chia sẻ lợi ích, đồng thời tuân thủ các chuẩn mực quốc tế chung.

- Tính tất yếu khách quan của hội nhập kinh tế quốc tế:

+ Thứ nhất, do xu thế khách quan trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế.

Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hóa, kinh tế... trên quy mô toàn cầu.

Như vậy, toàn cầu hóa là một quá trình biến các vùng miền, các cộng đồng người khác nhau từ trạng thái biệt lập, tách rời nhau thành một trạng thái liên kết gắn bó thành một thể thống nhất hữu cơ trên quy mô toàn cầu. Khi đó, một sự kiện, một hiện tượng, một vấn đề xảy ra ở vùng miền này, ở cộng đồng người này sẽ có ảnh hưởng, tác động tới các vùng miền, các cộng đồng người khác trên quy mô toàn thế giới.

Toàn cầu hóa diễn ra trên nhiều phương diện : kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội… trong đó, toàn cầu hóa kinh tế là xu hướng nổi trội, nó vừa là trung tâm vừa là cơ sở và là động lực thúc đẩy toàn cầu hóa các lĩnh vực khác.

Toàn cầu hóa kinh tế là sự gia tăng nhanh chóng các hoạt động kinh tế vượt ra khỏi biên giới quốc gia, khu vực, tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trong sự vận động phát triển hướng tới một nền kinh tế thế giới thống nhất.

Toàn cầu hóa đi liền với khu vực hóa. Khuvực hoá kinh tế chỉ diễn ra trong một không gian địa lý nhất định dưới nhiều hình thức như: khu vực mậu dịch tự do, đồng minh (liên minh) thuế quan, đồng minh tiền tệ, thị trường chung, đồng minh kinh tế… Nhằm mục đích hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển, từng bước xoá bỏ những cản trở trong việc di chuyển vốn,lực lượng lao động, hàng hoá dịch vụ… tiến tới tự do hoá hoàn toàn những di chuyển nói trên giữa các nước thành viên trong khu vực.

Toàn cầu hóa kinh tế đã lôi cuốn tất cả các nước vào hệ thống phân công lao động quốc tế, các mối liên hệ quốc tế của sản xuất và trao đổi ngày càng ra tăng, khiến cho nền kinh tế của các nước trở thành một bộ phận hữu cơ, không thể tách rới nền kinh tế toàn cầu. Trong toàn cấu hóa kinh tế, các yếu tố sản xuất được lưu thông trên phạm vi toàn cấu. Do đó nếu không hội nhập kinh tế quốc tế các nước không thể tự đảm bảo được các điều kiện cần thiết cho sản xuất trong nước. Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra cơ hội để các quốc gia giải quyết những vấn đề toàn cầu đã và đang xuất hiện ngày càng nhiều và tận dụng được các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp, biến nó thành động lực cho sự phát triển.

+ Thứ hai, hội nhập kinh tế quốc tế là phương thức phát triển phổ biến của các nước, nhất là những nước đang và kém phát triển trong điều kiện hiện nay.

Đối với các nước đang và kém phát triển thì hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội để tiếp cận và sử dụng được các nguồn lực bên ngoài như tài chính, khoa học công nghệ,

kinh nghiệm của các nước cho sự phát triển của mình, là con đường để tận dụng thời cơ phát triển rút ngắn, thu hẹp khoảng cách đối với các nước tiên tiến, khắc phục nguy cơ tụt hậu ngày càng rõ rệt.

Hội nhập kinh tế quốc tế còn tác động tích cực đến ổn định kinh tế vĩ mô. Việc mở cửa thị trường, thu hút vốn không chỉ thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà còn tăng tích lũy, cải thiện thâm hụt ngân sách, tạo niềm tin cho các chương trình hỗ trợ quốc tế trong cải cách kinh tế và mở cửa, tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới, nâng cao mức thu nhập tương đối của các tầng lớp dân cư.

Tuy nhiên, trong quá trình toàn cầu hóa, các nước tư bản với những ưu thế về vốn và công nghệ đang biến quá trình toàn cầu hóa thành quá trình tự do hóa kinh tế và áp đặt chính trị theo quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản. Các nước đang và kém phát triển phải đối mặt với nhiều rủi ro và thách thức (gia tăng sự phụ thuộc, bất bình đẳng trong thương mại). Bởi vậy, các nước đang và kém phát triển cần phải có chiến lược hợp lý, tìm kiếm các đối sách phù hợp đẻ thích ứng với quá trình toàn cầu hóa đa bình diện và đầy nghịch lý.

6.2.1.2. Nội dung hội nhập kinh tế quốc tế

Thứ nhất, chuẩn bị các điều kiện để thực hiện hội nhập hiệu quả, thành công

Hội nhập là tất yếu, nhưng không phải bằng mọi giá. Quá trình hội nhập phải được cân nhắc với lộ trình và cách thức tối ưu. Quá trình này đòi hỏi phải có sự chuẩn bị các điều kiện trong nội bộ nền kinh tế cũng như các mối quan hệ quốc tế thích hợp.

Các điều kiện sẵn sàng về tư duy, sự tham gia của toàn xã hội, sự hoàn thiện và hiệu lực của thể chế, nguồn nhân lực và sự am hiểu môi trường quốc tế ; nền kinh tế có năng lực sản xuất thực là những điều kiện chủ yếu để thực hiện hội nhập thành công.

Thứ hai, thực hiện đa dạng các hình thức, các mức độ hội nhập kinh tế quốc tế.

Hội nhập kinh tế quốc tế có thể được coi là nông, sâu tùy vào mức độ tham gia của một nước vào các quan hệ kinh tế đối ngoại, các tổ chức kinh tế quốc tế hoặc khu vực. Tiến trình hội nhậpđược chia thành các mức độ từ thấp đến cao là: Thỏa thuận thương mại ưu đãi (PTA), Khu vực mậu dich tự do (FTA), Liên minh thuế quan (CU), Thị trường chung (thị trường duy nhất), Liên minh kinh tế - tiền tệ…

Xét về hình thức, hội nhập kinh tế quốc tế là toàn bộ các hoạt động kinh tế đối ngoại của một nước gồm nhiều hình thức đa dạng như: ngoại thương, đầu tư quốc tế, hợp tác quốc tế, dịch vụ thu ngoại tệ…

6.2.2. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến quá trình phát triển của VIệtNam Nam

6.2.2.1. Tác động tích cực của hội nhập kinh tế quốc tế

- Tạo điều kiện mở rộng thị trường, tiếp thu khoa học – công nghệ, vốn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nước.

- Tạo điều kiện để thúc đẩy hội nhập của các lĩnh vực văn hóa, chính trị, củng cố an ninh – quốc phòng.

6.2.2.2. Tác động tiêu cực của hội nhập kinh tế quốc tế

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC LÊNIN (2022) (Trang 77 - 79)