Tác động của độc quyền đối với nền kinh tế

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC LÊNIN (2022) (Trang 40 - 41)

- Khi xuất hiện phạm trù chi phí sản xuất thì giá trị hàng hóa c+ (v + m) sẽ

4.1.1.3. Tác động của độc quyền đối với nền kinh tế

4.1.1.3.1. Những tác động tích cực

Thứ nhất, độc quyền tạo ra khả năng to lớn trong việc nghiên cứu và triển khai các

hoạt động khoa học kỹ thuật, thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật.

Các tổ chức độc quyền có khả năng tập trung được các nguồn lực, đặc biệt là các nguồn lực về tài chính để nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật, thúc đẩy sự tiến bộ kỹ thuật. Đây là khả năng, để khả năng trở thành hiện thực cần nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là mục đích kinh tế của độc quyền.

Thứ hai, độc quyền có thể làm tăng năng suất lao động, nâng cao năng lực cạnh

tranh của bản thân các tổ chức độc quyền.

Độc quyền là liên minh các doanh nghiệp lớn nên có ưu thế về vốn, vì thế có khả năng ứng dụng những thành tựu kỹ thuật, công nghệ mới, hiện đại, áp dụng phương pháp sản xuất tiên tiến, tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Thứ ba, độc quyền tạo ra sức mạnh kinh tế góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát

triển theo hướng sản xuất lớn hiện đại.

Với ưu thế tập trung được sức mạnh kinh tế to lớn, nhất là sức mạnh về tài chính, tạo cho độc quyền có điều kiện đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế trọng tâm, mũi nhọn, do đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo hướng tập trung, quy mô lớn, hiện đại.

Thứ nhất, độc quyền xuất hiện phá vỡ cạnh tranh hoàn hảo gây thiệt hại cho người

tiêu dùng và xã hội.

Do độc quyền định giá cả độc quyền, thực hiện trao đổi không ngang giá, tạo ra sự cung cầu giả tạo về hàng hóa, hạn chế khối lượng hàng hóa…

Thứ hai, độc quyền có thể kìm hãm tiến bộ kỹ thuật, theo đó kìm hãm sự phát triển

kinh tế, xã hội.

Vì lợi ích độc quyền của mình, các tổ chức độc quyền chỉ nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học, phát minh, sáng chế khi có lợi ích và vị thế độc quyền của chúng không bị đe dọa. Do đó, trong thực tế các tổ chức độc quyền tuy có sức mạnh tài chính tạo khả năng nghiên cứu ứng dụng các sáng chế, phát minh, nhưng chúng không tích cực thực hiện khả năng đó hay nói cách khác, độc quyền đã ít nhiều kìm hãm thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, kìm hãm phát triển kinh tế, xã hội.

Thứ ba, độc quyền chi phối các quan hệ kinh tế, xã hội, làm tăng sự phân hóa giàu

nghèo.

Với sự trống trị về kinh tế và mục đích lợi nhuận độc quyền cao, độc quyền có khả năng và không ngừng bành trướng sang các lĩnh vực chính trị, xã hội, kết hợp với các nhân viên chính phủ để thực hiện mục đích lợi ích nhóm, kết hợp với nhà nước hình thành độc quyền nhà nước chi phối quan hệ, đường lối đối nội và đối ngoại của quốc gia, vì lợi ích của các tổ chức độc quyền, không vì lợi ích của đại đa số nhân dân lao động.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC LÊNIN (2022) (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w